Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 555:2002

TIÊU CHUẨN NGÀNH QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG LẠC
 Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability of Groundnut varieties

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Qui phạm này quy định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống lạc mới thuộc loài Arachis hypogaea.

1.2. Qui phạm này áp dụng cho các giống lạc mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có giống lạc mới đăng ký khảo nghiệm DUS, để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống.

2- Giải thích từ ngữ

Trong quy phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1 - Giống khảo nghiệm: Là giống lạc mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.

2.2 - Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.

2.3- Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

2.4 - Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.5 - Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

2.6 - Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở 1 hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1. Khối lượng giống (lạc vỏ) tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là 5,0 kg/1 giống.

3.1.2. Chất lượng hạt giống về tỷ lệ nẩy mầm, độ sạch và độ ẩm tối thiểu phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo 10TCN 315-98.

3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.

3.1.4. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm.

3.2- Giống đối chứng

3.2.1. Trong bản đăng ký khảo nghiệm (phụ lục 2), tác giả đề xuất các giống làm đối chứng và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.

3.2.2. Giống đối chứng được lấy từ mẫu chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết, cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như qui dịnh ở mục 3.1.

4. Phân nhóm giốngkhảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:

4.1. Theo phân loại thực vật

- Valencia.        

- Virginia.

- Spanish.

4.2. Theo các tính trạng đặc trưng

- Thời gian chín (tính trạng 5).

- Hoa: Qui luật phân bố (tính trạng 8).

- Hạt: Khối lượng 100 hạt (tính trạng 17).

5. Phương pháp bố trí khảo nghiệm

5.1. Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu hai vụ có điều kiện tương tự.

5.2. Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể quan sát được thì có thể thêm ở 1 điểm bổ sung.

5.3. Bố trí thí nghiệm

- Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, tơi xốp, đồng đều, độ pH trung tính, thuận tiện tưới tiêu.

- Thí ngh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 555:2002 về quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lạc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN555:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 06/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản