Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 93:1988

QUY PHẠM BẢO QUẢN MÁY MÓC THIẾT BỊ DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Quy phạm bảo quản máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp được ban hành nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và công nhân trong việc bảo quản máy móc thiết bị, hạn chế những hư hỏng mất mát do người hoặc vật và các yếu tố thiên nhiên như nắng, mưa, gió bão, đất cát, các chất hoá học... gây ra trong quá trình bảo quản.

1.2. Tất cả các máy móc, thiết bị dùng trong nông nghiệp chưa đem ra dùng đều phải bảo quản chu đáo, những máy đã đem ra dùng trong thời gian máy nghỉ việc trên 20 ngày cũng phải đưa vào bảo quản.

1.3. Máy đưa vào bảo quản chia làm 2 loại: ngắn hạn và dài hạn. Bảo quản ngắn hạn áp dụng cho các loại máy nghỉ việc dưới 3 tháng, bảo quản dài hạn áp dụng cho các loại máy nghỉ việc trên 3 tháng.

1.4. Máy bảo quản dài hạn phải có biên bản “giao nhận” ghi rõ tình trạng kỹ thuật của máy. Đối với máy móc và công cụ đơn giản khi đưa vào bảo quản cho phép lập một biên bản “giao nhận” chung. Người giao máy và người nhận máy phải ký tên vào biên bản.

Các cụm máy, chi tiết, dụng cụ, phụ tùng tháo khỏi máy để bảo quản phải lập thêm bản kê khai kèm theo biên bản “giao nhận”.

Trên mỗi cụm máy, mỗi chi tiết, mỗi hòm chứa, các cụm máy phải có phiếu ghi rõ mã hiệu và số đăng ký của máy đó.

1.5. Dầu mỡ chuyên dùng cho việc bảo quản máy móc dùng trong nông nghiệp gồm các loại sau:

Dầu bảo quản: K-15, K-17, K-19, HÃ-203A, 203Á, 203B, HÃ-204 của Liên Xô hoặc các loại tương đương.

Mỡ bảo quản: YH, YC-1, YC-2, YC-3 của Liên Xô hoặc các loại tương đương.

Có thể dùng mỡ tận dụng để bảo quản các chi tiết máy đơn giản, thô như trụ cày, lưỡi cày, lưỡi xới, diệp cày v.v...

1.6. Việc chuẩn bị máy để đưa vào bảo quản phải do người được giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản tiến hành.

Người được giao trách nhiệm bảo quản máy phải được hướng dẫn đầy đủ về yêu cầu kỹ thuật bảo quản từng loại máy, phải có sổ sách thống kê theo dõi những máy và cụm máy đưa vào bảo quản trong kho và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, bảo quản tốt những tài sản được giao cả về chất lượng lẫn số lượng.

1.7. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về việc bảo quản máy móc thiết bị v.v... trong đơn vị mình: bố trí kho tàng, sân bãi; cung cấp và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị dùng bảo quản, bố trí cán bộ công nhân; thường xuyên kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bảo quản.

2. Kỹ thuật bảo quản

2.1. Nguyên tắc chung:

2.1.1. Nhà bảo quản phải được xây dựng ở nơi thoáng, cao ráo, xung quanh có rãnh tiêu nước, cách xa kho chứa các chất hoá học, chất mặn, vật liệu dễ cháy (nhiên liệu, dầu mỡ, rơm rạ) và xa đường dây điện cao thế theo quy định an toàn về điện. Nền nhà bảo quản phải đủ sức chịu tải của máy bảo quản.

Bề mặt bãi ngoài trời phải phẳng và đạt độ nghiêng 2 – 3 độ (dễ thoát nước). Lớp bề mặt bãi phải chắc, có khả năng chịu được tải trọng của máy chuyển động.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 93:1988 về quy phạm bảo quản máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN93:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản