Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 516:2002

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI CÂY XOÀI CỦA CÁC THUỐC TRỪ BỆNH

Bio-test of fungicides against anthracnose on Mango in the field 

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.) hại cây xoài của các thuốc trừ bệnh đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02/12/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những vườn xoài đã từng có bệnh gây hại, vào các giai đoạn thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển, thường là vào lúc cây ra hoa và hình thành trái non, và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, hoặc những dạng thành phẩm khác nhau... của một hay nhiều loại thuốc khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh thán thư trên cây xoài.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bệnh trên cây xoài và được phun bằng nước lã (nếu thuốc khảo nghiệm là thuốc dùng để phun).

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 3 cây, số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 9 cây và không cần nhắc lại.

Khu khảo nghiệm, cũng như giữa các ô phải có hàng bảo vệ là một hàng cây xung quanh để tránh thuốc bay tạt từ ô này sang ô khác trong khi xử lý.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Đối với thuốc phun: Tất cả các nghiệm thức thuốc được tính theo nồng độ thuốc phun (theo chế phẩm hoặc theo hoạt chất).

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên cá

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 516:2002 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại cây xoài của các thuốc trừ bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN516:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 04/06/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản