Hệ thống pháp luật
TIÊU CHUẤN NGÀNH

10 TCN 286:1997

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC TRỪ SÂU XANH DA LÁNG HẠI CÂY HÀNH CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

I. Quy định chungI.1 Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung, và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) hại cây hành của các thuốc trừ sâu.

I.2 Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo nghiệm của Cục BVTV, của các cơ quan nghiên cứu Trung ương và địa phương, của các Chi cục BVTV

I.3 Những điều kiện khảo nghiệm:

- Các khảo nghiệm cần được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu xanh da láng trên cây hành. Cụ thể là:

* Ruộng khảo nghiệm: Chân ruộng cao, dễ thoát nước.

* Thời vụ: Vụ khô

- Các điều kiện trồng trọt (loại đất, đọ màu mỡ của đất, phân bón, mật độ cây, tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây v.v) khải đồng đều trên mọi ô khảo nghiệm và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

II. phương pháp khảo nghiệmII.1 Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm;

- Các loại thuốc dự định khảo nghiệm ở các dạng khác nhau, hoặc dùng ở những liều lượng khác nhau, hoặc theo các cách dùng khác nhau.

- Các loại thuốc để so sánh là loại đã có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại VN và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ sâu xanh da láng. Nói chung, thuốc so sánh nên chọn loại có cùng dạnggia công và cách thức tác động với thuốc khảo nghiệm.

- Công thức đối chứng: không xử lý thuốc.

Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, những công thức này được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo phương pháp đã được quy định trong thống kê sinh học.

II.2 Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Các khảo nghiệp diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm từ 30 - 50m2 . Số lần nhắc lại 3 - 4 lần. Các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông là thích hợp nhất.

- Đối với các dạng khảo nghiệm diện rộng không phải bố trí các lần nhắc lại. nhưng các ô khảo nghiệm phải được đảm bảo diện tích tối thiểu 100m2.

+ Khoảng cách giữa các ô khảo nghiệm tối thiểu là 1m hay một lướng trồng.

II.3 tiến hành phun rải thuốc:

II.3.1 Thuốc phải được phun rải đều trên toàn cây và toàn ô khảo nghiệm.

II.3.2 lượng thuốc dùng thường được tính theo kg hoặc lít chế phẩm / ha hoặc tính theo gam hoạt chất / ha. Các số liệu về nồng độ (%) thuốc pha và lượng nước dùng cần được ghi rõ. Trong trường hợp thuốc khảo nghiệm là thuốc phun thì chỉ nên phun bằng bình bơm tay. Lượng nước phun bằng bình tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây hành, tối thiểu cũng phải đạt 300l / ha.

Tuy nhiên, nếu trong hướng dẫn sử dụng của một loại thuốc nào đó có quy định lượng nước cần dùng thì phải phun đúng theo lượng nước này.

Cần phun rải đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ô khảo nghiệm và chú ý không để thuốc phun rải ở ô này tạt sang ô khác.

Trường hợp trong khi phun rải thuốc do một sơ sót nào đó, mà lượng thuốc dùng trên một ô đã vượt quá hoặc tụt quá 10% lượng thuốc dự kiến thì phải ghi chép lại.

II.3.3 Trường hợp trên ruộng khảo nghiệm buộc phải sử dụng những thuốc trừ dịch hại khác để phòng trừ các đối tượng gây hại như cỏ dại, bệnh, các loài sâu hại khác... thì những thuốc này phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm (kể cả ô đối chứng) và không được phun rải cùng lúc với các loại thuốc đang khảo nghiệm. Phải ghi chép đầy đủ các trường hợp trên (nếu có).

II.4 Thời điểm và số lần phun rải thuốc:

Thời điểm và số lần phun rải thuốc tuỳ theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm. nói chung thời gian tiến hành phun rải thuốc thích hợp cho khảo nghiệm là:

- Khi mật độ sâu non đạt khoảng 30 con / 100 cây (không kể sâu mới nở tuổi 1)

- Khi sâu non ở giai đoạn tuổi 2 - 3 (chiếm khoảng 70%)

- khi cây trồng ở giai đoạn từ 1.5 - 2.5 tháng tuổi.

II.5 Quan sát và thu thập số liệuII.5.1 quan sát và thu thập số liệu về hiệu lực trừ sâu của thuốc* Đối với thí nghiệm diện hẹp

Mỗi ô chọn 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra từ 6 -10 cây liên tiếp trên cùng một hàng trồng. Điểm theo dõi sẽ thay đổi theo từng lần quan sát theo một hướng giống nhau.

* Đối với thí nghiệm diện rộng

Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 điểm phân bố đều. Mỗi điểm điều tr 10 cây liên tiếp trên cùng một hàng trồng. Điểm theo dõi sẽ thay đổi theo từng lần quan sát theo một hướng giống nhau.

Trên những cây đã chọn, quan sát toàn bộ lá và đếm số sâu non còn sống
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 286:1997 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực trừ sâu xanh da láng hại cây hành của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN286:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 06/01/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản