Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 284:1996

QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM

HIỆU LỰC CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI BỌ XÍT HẠI LÚA TRÊN ĐỒNG RUỘNG

1. Qui định chung:

1.1. Qui định này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ bọ xít hại lúa (Lepiocorisa acuta, L.varicornis, Nezara viridula, Scotino pharalurida) của các loại thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của quy định số 150 về khảo nghiệm thuốc B.V.T.V mới.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm.

Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng lúa đang có bọ xít phá hại và vào thời điểm bọ xít phát triển mạnh.

Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, mật độ trồng, các cách chăm sóc khác....) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái miền Bắc và miền Nam Việt Nam, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng. Việc khảo nghiệm thuốc trừ bọ xít trên diện rộng là yêu cầu bắt buộc để đánh giá hoàn chỉnh một loại thuốc.

2. Phương pháp khảo nghiệm.

2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bọ xít hại lúa.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các ô không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bọ xít.

Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

Tùy theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc bột, thuốc nước) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.

- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô là 50m2, số lần nhắc lại 3 - 4 lần. Các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng.

- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô tối thiểu là 300m2 và không phải bố trí nhắc lại.

Giữa các ô của khảo nghiệm phải có dải cách ly rộng 1m.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay gram hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.

Lượng nước dùng: Phải theo khuyến cáo cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc.

Thông thường lượng nước thuốc phun: 600 lít/ha

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 284:1996 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực các loại thuốc trừ sâu đối với bọ xít hại lúa trên đồng ruộng

  • Số hiệu: 10TCN284:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản