Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 034-TT | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 1956 |
Kính gửi: | - Ủy ban Hành chính các Khu và Liên khu 4, |
- Ủy ban Hành chính các thành phố, | |
- Ủy ban Hành chính Vĩnh linh. |
Thông tư số 10-TT ngày 11-11-1954 của Bộ Nội vụ chưa nói đến việc xét cấp Kỷ niệm kháng chiến cho anh em cảnh vệ, tự vệ và thanh niên xung phong bị thương tật, nên anh em thắc mắc. Nay Liên bộ thấy cần mở rộng thêm đối với anh em cảnh vệ, tự vệ, thanh niên xung phong cũng được cấp Kỷ niệm kháng chiến như anh em dân quân, du kích bị thương tật.
Thông tư số 10-TT ngày 11-11-1954, Bộ Nội vụ đã quy định việc xét cấp Kỷ niệm kháng chiến cho anh em thương binh, bệnh binh, dân quân, du kích bị thương tật hay được khen thưởng. Nhưng đến nay phần đông các địa phương chưa tiến hành. Vì thế anh em thắc mắc.
Nay Liên bộ cần nhắc nhở các địa phương tiến hành kịp thời.
Về điều kiện xét cấp và cách thức tiến hành đã quy định trong Thông tư số 10-TT ngày 11-11-1954 dưới đây chúng tôi giải thích thêm để các địa phương thi hành được dễ dàng:
Những người có ở trong các trường hợp sau đây sẽ được xét cấp hay không cấp:
a) Xét cấp:
- Các thương binh, dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ, thanh niên xung phong bị thương tật vì chiến đấu hay vì làm nhiệm vụ.
- Các bệnh binh và quân nhân giải ngũ đã giải ngũ từ 20-7-1954 trở về trước thì ít nhất đã ở trong quân đội 2 năm nay đã tham gia một trận lớn hay một chiến dịch.
- Những dân quân, du kích, cảnh vệ, được bằng khen của tỉnh đội, trung đoàn trở lên cấp.
b) Không được xét cấp:
- Các thương binh, bệnh binh, quân nhân giải ngũ, dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ, thanh niên xung phong bị thuơng tật hay được khen thưởng nói trên nhưng lại phạm kỷ luật nặng như bị khai trừ khỏi quân đội, đào ngũ, bị tước danh nghĩa thương binh hay dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ bị thương tật, bị mất quyền công dân.
- Phạm lỗi nặng về chính trị như cấu kết với đế quốc, phong kiến địa chủ, chống lại chính sách, hoặc sau khi giải ngũ đã về vùng địch tạm chiếm, không hoạt động gì hoặc hợp tác với địch chống lại kháng chiến. Khi địch bắt đã khai báo đầu hàng làm hại cơ sở, phong trào hay làm tay sai cho địch trong nhà tù.
- Bị án tù.
Ghi chú: Những người bị địch bắt hay mới về địa phương chưa rõ khi bị bắt đã khai báo gì hay khi vắng mặt có sai lầm gì thì căn cứ vào tờ khai của người đó để xét cấp, nếu sau này phát hiện người đó có sai lầm vào các trường hợp trên thì Ủy ban xã sẽ báo cáo lên trên thu lại Kỷ niệm kháng chiến.
1 – Cách thức xin cấp Kỷ niệm kháng chiến:
- Những người xin cấp Kỷ niệm kháng chiến cần xuất trình các giấy tờ chứng nhận là thương binh, bệnh binh, quân nhân giải ngũ, dân quân du kích, cảnh vệ, tự vệ bị thương tật.
- Với người làm bản tự khai trong quá trình ở bộ đội và thời gian đã về địa phương (làm theo mẫu kèm theo).
2. - Việc xét cấp.
Cơ quan trực tiếp xét và đề nghị cấp Kỷ niệm kháng chiến cho anh chị em nói trên là Ủy ban Hành chính xã hay khu phố nơi anh chị em đó ở; cách tiến hành như sau:
a) Tổ chức hội nghị bình nghị.
Thành phần có Ủy ban Hành chính xã, xã đội, ban bảo trợ thương binh (nếu nơi nào có) và những anh chị em xin cấp Kỷ niệm kháng chiến.
Việc bình nghị cần làm nhẹ nhàng không khắt khe quá hay dễ dãi quá. Cần chú ý về lập trường chính trị, châm chước về sinh hoạt, không biến thành cuộc kiểm thảo, phê phán. Trường hợp không đủ điều kiện được xét cấp cần ghi rõ lý do và ý kiến hội nghị vào bản tự báo của người đó.
b) Lập danh sách và báo cáo:
Sau khi bình nghị Ủy ban xã sẽ làm danh sách riêng cho từng loại được đề nghị cấp và không được cấp, kèm theo bản sao giấy tờ chứng nhận, và bản tự báo của người đó lên Ủy ban Hành chính tỉnh xét cấp, qua Ủy ban Hành chính huyện (mẫu danh sách kèm theo).
c) Việc trao cấp Kỷ niệm kháng chiến:
Sau khi xét, Ủy ban Hành chính giao Kỷ niệm kháng chiến và giấy chứng nhận đeo Kỷ niệm kháng chiến về, Ủy ban xã hay khu phố sẽ tổ chức trao cấp cho anh chị em được cấp, hình thức cần làm đơn giản, khi cấp cần nói rõ:
- Mục đích ý nghĩa việc cấp Kỷ niệm kháng chiến của Chính phủ.
- Cách thức sử dụng: người được cấp Kỷ niệm kháng chiến được đeo trong các ngày lễ, hay các ngày kỷ niệm.
- Phải giữ gìn cẩn thận, nếu mất hay bị hỏng không được cấp lại.
- Động viên nhiệm vụ người được cấp cần tiếp tục làm tròn vinh dự của mình.
3. – Ủy ban Hành chính tỉnh lần này cần xét cấp mau chóng cho anh chị em. Khi gửi Kỷ niệm kháng chiến về các xã cần kèm cả giấy chứng nhận của tỉnh để Ủy ban xã cấp cho anh chị em.
Nhân dịp Kỷ niệm kháng chiến cho thương binh, bệnh binh, quân nhân giải ngũ lần này là dịp tốt để địa phương nắm được số quân nhân đã về địa phương mình. Vì vậy Ủy ban Hành chính tỉnh, huyện, xã cần lập danh sách và hồ sơ riêng số anh chị em này.
Bộ yêu cầu Ủy ban Hành chính các cấp nghiên cứu và thực hiện đầy đủ Thông tư này để việc cấp Kỷ niệm kháng chiến được hoàn thành sớm.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH |
MẪU BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ CẤP KỶ NIỆM KHÁNG CHIẾN
- Họ và tên……………….Bí danh…………….
- Sinh năm…………………..Tuổi…………….
- Sinh và trú quán……………………………….
- Ngày nhập ngũ………………………………...
- Ở những đơn vị nào trước khi giải ngũ………..
- Thành tích chiến đấu (đã dự bao nhiêu trận chiến đấu hay chiến dịch ở đâu)……….
- Khen thưởng………………………………….
- Kỷ luật (nếu có kỷ luật cảnh cáo, khai trừ, bị tù, v.v... phải nói rõ lý do bị kỷ luật và thời gian bao lâu?......................................................).
- Ngày giải ngũ……….............Lý do giải ngũ.......
- Hiện nay là thương binh, bệnh binh hay dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ bị thương hay khen thưởng (nếu dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ được khen thưởng thi do cấp nào khen).
- Sau khi giải ngũ về ở những đâu? Làm nghề gì? Thời gian ở mỗi nơi bao lâu, thái độ đối với kháng chiến sau khi giải ngũ, có mắc sai lầm gì trong khi ở địa phương đó không.
- Nếu bị địch bắt thì bắt ở đâu, thời gian nào, khi bị bắt có khai báo gì không, ở những nhà tù nào, lý do trở về.
Viết lời cam đoan lời khai trên là đúng và đề nghị cấp Kỷ niệm kháng chiến của người khai.
Ý kiến của Ủy ban Hành chính xã hay khu phố ......................................................................... ........................................................................ Ký và đóng dấu | Ngày… tháng… năm 1956 Người khai ký tên |
Thông tư số 34-TT năm 1956 về việc xét cấp Kỷ niệm kháng chiến cho thương binh, bệnh binh, quân nhân giải ngũ, dân quân, du kích, cảnh vệ, tự vệ, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Nội vụ và Bộ Thương binh ban hành.
- Số hiệu: 034-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/01/1956
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Thương binh
- Người ký: Phan Kế Toại, Vũ Đình Tụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra