BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69-TTLB | Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 1993 |
Căn cứ Nghị định số 120-CP ngày 12/8/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự an toàn giao thông vận tải đường sắt, Quyết định số 290-CT ngày 2/11/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc "Tăng cường công tác bảo vệ trật tự và an toàn trong vận tải đường sắt";
Để đảm bảo tính mạng nhân dân và giữ gìn trật tự an toàn trong giao thông đường sắt, liên Bộ Giao thông vận tải và Nội vụ hướng dẫn việc phòng ngừa và giải quyết các vụ tai nạn về người trong giao thông đường sắt như sau:
1. Tai nạn về người trong giao thông đường sắt nêu trong Thông tư liên Bộ này bao gồm:
- Tầu cán, gạt người làm chết hoặc bị thương trong phạm vi khổ giới hạn an toàn đường sắt.
- Người trên tàu rơi xuống đường, người nhảy tàu, người ngồi nóc tầu bị cầu, hầm, chướng ngại gạt chết hoặc bị thương.
- Người trên tàu bị ném đá hoặc bị củi gỗ, hàng hoá quăng ném làm chết hoặc bị thương.
- Các trường hợp người chết hoặc bị thương do trật bánh, đổ tàu, do cháy, nổ v.v... việc cấp cứu hoặc mai táng và bồi thường cho nạn nhân cũng theo quy định của Thông tư liên Bộ này.
5. Khi xảy ra tai nạn thuộc loại không nghiêm trọng:
- Nếu có cảnh sát giao thông - trật tự địa phương tại hiện trường thì cảnh sát giao thông - trật tự địa phương có trách nhiệm tổ chức cấp cứu người bị nạn, khám nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu xác định nguyên nhân xẩy ra tai nạn, Cảnh sát bảo vệ tàu, trưởng tàu, trưởng ga và nhân viên đường sắt có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Nếu không có cảnh sát giao thông - trật tự thì cảnh sát bảo vệ tầu phải tổ chức cấp cứu người bị nạn, khám nghiệm hiện trường thu thập tài liệu, lập hồ sơ xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn sau đó chuyển giao cho cảnh sát giao thông - trật tự quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giải quyết tiếp. Trưởng tầu, trưởng ga và nhân viên đường sắt có trách nhiệm tham gia cấp cứu nạn nhân và giải quyết hậu quả nhanh chóng để khôi phục giao thông.
- Trường hợp không có cảnh sát bảo vệ tầu và cảnh sát giao thông - trật tự địa phương thì trưởng tầu, trưởng ga, tài xế hoặc nhân viên đường sắt có trách nhiệm tổ chức cấp cứu người bị nạn, giải quyết hậu quả theo quy tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của ngành đường sắt quy định. Nhanh chóng khôi phục giao thông, thu thập bảo quản các dấu vết, tang vật, lập hồ sơ ban đầu giao cho công an quận, huyện nơi xảy ra tai nạn để giải quyết tiếp.
Cơ quan thụ lý hồ sơ có nhiệm vụ kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn, thông báo cho nạn nhân hoặc cơ quan hay gia đình của nạn nhân, ngành đường sắt, Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi xẩy ra tai nạn và các cơ quan có liên quan biết.
- Gia đình hoặc cơ quan của nạn nhận mai táng.
- Các trường hợp còn lại ngành đường sắt phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường tổ chức mai táng.
10. Hồ sơ ban đầu một vụ tai nạn gồm có các văn bản chính sau:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (có sơ đồ kèm theo)
- Biên bản khám nghiệm tử thi (nếu nạn nhân chết)
- Lời khai hoặc báo cáo của nạn nhân (nếu còn nói, viết được).
- Biên bản ghi lời khai hoặc báo cáo của người biết việc chứng kiến (ít nhất có 2 người không liên quan đến tai nạn).
- Báo cáo hoặc lời khai của nhân viên đường sắt có liên quan.
Trường hợp trưởng ga, trưởng tầu, tài xế hoặc nhân viên đường sắt giải quyết hồ sơ ban đầu gồm có;
- Biên bản tai nạn (Có sơ đồ kèm theo)
- Lời khai hoặc báo cáo của nạn nhân (nếu còn nói, viết được)
- Báo cáo của người biết việc chứng kiến (ít nhất có 2 người không liên quan đến tai nạn)
- Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan
- Biên bản bàn giao nạn nhân cho gia đình hoặc cơ quan của nạn nhân.
Hồ sơ này lập thành 2 bộ, 1 bộ giao cho công an quận huyện, trong vòng 48 giờ sau khi tai nạn xẩy ra; 1 bộ nộp phòng giám sát an toàn khu vực.
Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Tổng cục Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các địa phương có đường sắt đi qua, các cơ quan có liên quan phổ biến nội dung thông tư liên bộ này trong quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân sống dọc ven đường sắt và tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên Bộ.
Bùi Văn Sướng (Đã ký) | Phạm Tâm Long (Đã ký) |
- 1Nghị định 120-CP năm 1963 Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 585/BCA-V19 năm 2018 về thời hạn điều tra, giải quyết một vụ tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông do Bộ Công an ban hành
Thông tư liện tịch 69-TTLB năm 1993 hướng dẫn phòng ngừa và giải quyết tai nạn về người trong giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải-Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 69-TTLB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 22/02/1993
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ
- Người ký: Bùi Văn Sướng, Phạm Tâm Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 09/03/1993
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực