- 1Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Quyết định 3858/QĐ-BVHTTDL năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BVHTT | Hà Nội , ngày 22 tháng 11 năm 1999 |
Thi hành Quyết định số 174/1999/QĐ-TTg ngày 23/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin. Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng và điều kiện được hưởng:
Diễn viên thuộc biên chế nhà nước và diễn viên hợp đồng trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao làm việc trong các đơn vị biểu diễn nghệ thuật do Nhà nước quản lý cấp ngân sách, trực tiếp tham gia tập luyện biểu diễn bao gồm: diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước, chèo, cải lương, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.
2. Mức phụ cấp:
- 20% tiền lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, áp dụng đối với diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước.
- 15% tiền lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, áp dụng đối với diễn viên cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.
3. Nguồn kinh phí chi trả:
Nguồn kinh phí chi trả đối với phụ cấp thanh sắc được trích từ nguồn thu biểu diễn, trường hợp không cân đối được thì ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho các đơn vị biểu diễn theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Việc xem xét giải quyết hỗ trợ đối với phụ cấp thanh sắc được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
Phụ cấp thanh sắc không thuộc thành phần quỹ tiền lương để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để trích nộp kinh phí công đoàn.
II . BỒI DƯỠNG TẬP LUYỆN VÀ BIỂU DIỄN
1. Mức bồi dưỡng luyện tập và đối tượng được hưởng:
a) Mức và đối tượng được hưởng bồi dưỡng tập luyện:
- Mức 1: 10.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn, diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc.
- Mức 2: 7.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong các vở diễn, diễn viên chính thứ trong chương trình ca múa nhạc, diễn viên rối nước hoặc rối cạn trong vai chính thứ.
- Mức 3: 5.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong các vở diễn, diễn viên phụ trong các chương trình ca múa nhạc, xiếc, múa rối và người phục vụ cho tập luyện.
b) Mức bồi dưỡng biểu diễn và đối tượng được hưởng:
- Mức 1: 30.000 đồng/người/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn, diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc, diễn viên rối nước hoặc rối cạn trong vai chính; chỉ đạo nghệ thuật trong buổi diễn.
- Mức 2: 20.000 đồng/người/buổi diễn, áp dụng đối với diên viên đóng vai chính thứ trong các vở diễn, diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múa nhạc, diễn viên rối cạn hoặc rối nước trong vai chính thứ; người chỉ huy biểu diễn.
- Mức 3: 10.000 đồng/người buổi diễn, áp dụng đối với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, diễn viên phụ trong các chương trình hoặc vở diễn và người phục vụ cho biểu diễn.
Đối với đối tượng làm nhiệm vụ âm thanh, ánh sáng tùy theo yêu cầu cụ thể về kỹ thuật, kỹ sảo cao hay thấp của từng vở diễn hoặc chương trình ca múa nhạc, xiếc, đơn vị có thể chi bồi dưỡng ở mức cao nhất 30.000 đồng hoặc mức 20.000 đồng hoặc mức 10.000 đồng/người/buổi diễn. Đối với những trường hợp kiêm nhiệm thì chỉ được hưởng một mức cao của nhiệm vụ được giao.
2. Nguồn chi trả:
Nguồn chi trả bồi dưỡng tập luyện và biểu diễn được trích từ nguồn thu biểu diễn.
Khi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị thì Nhà nước đài thọ toàn bộ khoản chi bồi dưỡng biểu diễn và tập luyện đối với các đối tượng được hưởng theo đúng múc bồi dưỡng của Thông tư này.
Đối với các đơn vị mà hàng năm nguồn thu biểu diễn sau khi làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, trang trải đầy đủ các khoản chi theo chế độ quy định (gồm cả chi trả chế độ phụ cấp thanh sắc) nếu còn đủ điều kiện tài chính có thể ehi bồi dưỡng thêm để khuyến khích diễn viên tích cực tham gia biểu diễn.
1. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn có trách nhiệm:
- Thành lập Hội đồng xét duyệt đối tượng được hưởng và xác định mức hưởng phụ cấp thanh sắc trong đơn vị. Hội đồng xét duyệt hưởng phụ cấp thanh sắc gồm các thành phần: cấp ủy, chính quyền, công đoàn và các đoàn trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
Danh sách những người được hưởng phụ cấp thanh sắc phải gửi vể cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp để báo cáo.
- Lập kế hoạch tập luyện, biểu diễn và kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với những chương trình biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc biểu dỉễn phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao thực hiện (nếu có) phải lập dự toán cụ thể các khoản chi bồi dưỡng tập luyện và biểu diễn gửi cơ quan tài chính theo phân cấp ngân sách làm căn cứ để xem xét hỗ trợ kinh phí.
2. Việc chi trả phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn được thực hiện như sau:
- Phụ cấp thanh sắc: được trả cùng với tiền lương hàng tháng.
- Bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn: được trả theo ngày tập luyện hoặc buổi diễn.
3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 09 năm 1999.
Trong quá trình thưc hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị nghệ thuật biểu diễn phản ánh với liên bộ để nghiên cứu giải quyết/.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Quyết định 3858/QĐ-BVHTTDL năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông tư 167/2008/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Quyết định 3858/QĐ-BVHTTDL năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Quyết định 174/1999/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hoá - thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 167/2008/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư liên tịch 52/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BVHTT hướng dẫn Quyết định 174/1999/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng dối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa thông tin do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ-Bộ Tài Chính-Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- Số hiệu: 52/1999/TTLT/BTCCBCP-BTC-BVHTT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 22/11/1999
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Lưu Trần Tiêu, Nguyễn Trọng Điều, Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/09/1999
- Ngày hết hiệu lực: 04/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực