Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 38/2004/TTLT-BTC-BXD | Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2004 |
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP, ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây sdựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Để thực hiện quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng hướng dẫn việc Thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đối với các công trình xây dựng như sau:
Thông tư này hướng dẫn việc thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác do doanh nghiệp Nhà nước tự vay, tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, khoản 4, 5 và 6 Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 của Chính phủ và khoản 4, 5 và 6 Điều1 Nghị định số 07/2003/NĐ - CP, ngày 30/01/2003 của Chính phủ. Ngoài ra, khuyến khích các dự
Đối với những công trình xây dựng do Trung ương quản lý được xây dựng trên địa bàn địa phương nào thì phải áp dụng
Mức giá trong thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp la mức giá tối đa được sử dụng để tính đơn giá, tính bù trừ chi phí vật liệu hoặc điều chỉnh giá trị dự toán.
Đối với giá thiết bị trong đầu tư xây dựng phải thực hiện
II. THÔNG BÁO GIÁ VẬT XÂY DỰNG ĐẾN HIỆN TRƯỜNG XÂY LẮP
1. Hàng quý trong năm Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng (Liên Sở) thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp phù hợp với mặt bằng giá tại địa phương.
Trường hợp cần thiết hàng tháng Liên Sở có thể thông báo giá bổ sung và điều chỉnh giá một số loại vật liệu mới và loại vật liệu có giá biến động lớn.
2. Danh mục các loại vật liệu chủ yếu và phổ biến trong thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp như Phụ lục số 1 kèm
3. Căn cứ mặt bằng giá và điều kiện cụ thể của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Tài chính và Sở Xây dựng xác định giá vật liệu xây dựng phổ biến trên thị trường tại địa phương để thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp trên địa bàn.
Trường hợp đủ điều kiện để xác định giá vật liệu đến hiện trường xây lắp theo phụ lục số 2 thì Sở Tài chính và Sở Xây dựng xác định nguồn cung cấp, cự ly vận chuyển bình quân, cấp đường và bậc hàng của các loại vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ biến để xác định giá vật liệu đến hiện trường xây lắp.
4. Vật liệu sử dụng vào công trình phải đúng các yêu cầu kỹ thuật
5. Đối với những công trình xây dựng được phép lập đơn giá xây dựng thì căn cứ phương pháp tính giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp tại Phụ lục số 2 để xác định bảng giá vật liệu xây dựng làm cơ sở lập đơn giá xây dựng công trình.
6. Trường hợp công trình ở vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm huyện lỵ thuộc các tỉnh miền núi, hải đảo, các công trình theo tuyến...Việc vận chuyển vật liệu xây dựng đến công trình có nhiều điều khác biệt thì chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan căn cứ vào phương pháp tính giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp (Phụ lục 2) để xác định giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp cho công trình, báo cáo Liên Sở kiểm tra ra thông báo.
7. Đối với địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Liên Sở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần trao đổi thông tin với nhau trưóc khi ra Thông báo giá để tránh sự khác biệt quá lớn về giá vật liệu xây dựng.
1 Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện thông báo giá vật liệu xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Xây dựng thực hiện nghiêm túc việc thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp của địa phương.
3. Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp quy định tại địa phương.
Qua việc kiểm tra áp dụng thông báo giá vật liệu xây dựng nêu trên nếu phát hiện sai trái, thì toàn bộ số tiền chênh lệch thanh toán không phù hợp sẽ bị xử lý
4. Các chủ đầu tư và các nhà thầu xây lắp phải căn cứ vào yêu cầu của thiết kế, quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định của Thông tư này để lựa chọn phương án mua và sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thông tư này thay thế Thông tư bộ số 03/TT-LB ngày 27/7/1996 của Liên bộ Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc Huớng dẫn việc thực hiện thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng, giá thiết bị trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để kịp thời xử lý.
DANH MỤC NHÓM CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHỦ YẾU QUI ĐỊNH THEO THÔNG BÁO VÀ KIỂM SOÁT GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 38 /2004/ TTLT- BTC - BXD
ngày 26 tháng 4 năm 2004 của Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng)
SỐ THỨ TỰ | DANH MỤC NHÓM CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHỦ YẾU ĐỊNH TRONG THÔNG BÁO VÀ KIỂM SOÁT GIÁ VẬT LIỆU. XÂY DỰNG (QUY CÁCH VẬT LIỆU) | ĐƠN VỊ TÍNH | TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT | KÝ HIỆU, MÃ HIỆU | GIÁ THÔNG BÁO TẠI ...(ĐỒNG) | GHI CHÚ |
1 | Xi măng các loại | kg |
|
|
|
|
2 | Cát các loại | m3 | ||||
3 | Đá các loại | m3 | ||||
4 | Vôi | tấn | ||||
5 | Đất cấp phối | m3 | ||||
6 | Gạch xây các loại | viên | ||||
7 | Gạch lát các loại | m2 | ||||
8 | Gạch ốp các loại | m2 | ||||
9 | Gỗ các loại | m3 | ||||
10 | Thép hình các loại | kg | ||||
11 | Thép tám các loại | kg | ||||
12 | Thép tròn các loại | kg | ||||
13 | Thép ống tròn các loại | kg | ||||
14 | Thép ống vuông các loại | kg | ||||
15 | Thép ống chữ nhật các loại | kg | ||||
16 | Các loại cửa gỗ, cửa kính khung nhôm | m2 | ||||
17 | Nhựa đường các loại | Kg | ||||
18 | Kính các loại | m2 | ||||
19 | Sơn các loại | Kg | ||||
20 | Cọc BTCT các loại (vuông, tròn, chữ nhật-kèm theo tiết diện). | m | ||||
21 | Cột điện các loại | m | ||||
22 | Cọc cừ các loại | m | ||||
23 | Vữa bê tông thương phẩm các độ sụt, mác bê tông... | m3 | ||||
24 | Tám lợp loại (tôn múi, ngói..... | m2 | ||||
25 | Vật liệu điện trong và ngoài nhà các loại (Dây điện, công tắc điện, áp tô mát....). | (m,cái) | (Dây ; Công tắc, áp tô mát... ...: Cái). (Đường m; phụ kiện : cái ). | |||
|
| |
|
|
| |
| Dây buộc các loại , ni lông, đay....). | |
|
|
| |
26 | Vật liệu nước trong và ngoài nhà các loại thép, ống gang,ống cống bê tông cốt thép, và các phụ kiện khác.... | (m, Cái) |
|
|
| |
27 | Cốp pha thép loại. | m2 |
|
|
|
|
28 | Các loại vật liệu trang trí nội ngoại thất. loại phào thạch cao, phào gỗ, giấy dán tường, giáy dán nền...). | (m, m2) |
|
|
| (Phào: m; giấy dán: m2) |
29 | Keo dán các loại.... | kg |
|
|
|
|
30 | Phụ kiện khu vệ sinh, bếp… | |
|
|
|
|
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁVẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN HIỆN TRƯỜNG XÂY LẮP
(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 38/2004/ TTLT-BTC-BXD
ngày 26 tháng 4 năm 2004 của Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng)
I - CĂN CỨ XÁC ĐỊNH GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN HIỆN TRƯỜNG XÂY LẮP
Giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp: là giá vật liệu xây dựng đến chân công trình bao gồm các chi phí: Giá gốc vật liệu (là giá bán tại nơI sản xuất hoặc đại lý chính thức theo quy định của nhà sản xuất); chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí tại hiện trường xây lắp được xác định trên các căn cứ
+ Sơ đồ nguồn sản xuất và cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng trong phạm vi thành phố hoặc sơ đồ nguồn sản xuất, cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng của công trình (do Ban đơn giá công trình xác lập).
+ Giá bán tại nguồn hoặc địa điểm cung cấp tập trung; bảng giá cước vận tải, bốc xếp vật liệu xây dựng ở thời điểm lập đơn giá.
+ Cự ly vận chuyển, cấp loại đường, bậc hàng, loại phương tiện vận chuyển.
+ Một số khoản mục chi phí (chi phí trung chuyển (nếu có), vận chuyển trong nội bộ công trình...).
II–PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN HIỆN TRƯỜNG XÂY LẮP
Giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp được xác định theo công thức:
gvl = gg + Cvc + Cht
Trong đó:
gvl : Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp
gg : Giá gốc vật liệu.
Cvc: Chi phí vận chuyển bốc xếp.
Cht: Chi phí tại hiện trường xây lắp.
1. Giá gốc vật liệu gg
Giá gốc vật liệu (gg) là giá mua 1 đơn vị tính (m3, tấn, 1000 viên ...) của từng loại vật liệu có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách tại nguồn sản xuất, cung cấp hoặc tại các cửa (hoặc đại lý chính) kinh doanh vật liệu xây dựng, được xác định theo mức giá thấp nhất sau khi đã trừ đi các chi phí cho phép.
- Khi vật liệu chỉ mua ở một nguồn thì giá gốc bình quân chính bằng giá gốc mua tại nguồn đó: gg = gi (2)
- Nếu vật liệu mua từ nhiều nguồn khác nhau thì gg được xác định như sau:
+ Trường hợp xác định được số lượng vật liệu mua ở từng nguồn, gg xác định theo công thức (3)
| n |
Trong đó:
gi: Giá gốc của 1 đơn vị vật liệu mua tại nguồn i (đ/ĐVT)
qi: Số lượng vật liệu mua tại nguồn i (m3, 1000 viên, tấn ...)
n: Số nguồn cung cấp vật liệu.
+ Khi chỉ ước lượng được tỷ trọng (%) khối lượng vật liệu qua số liệu thống kê mà không xác định được số lượng mua cụ thể, gg xác định theo công thức (4)
Trong
Tỷ trọng khối lượng vật liệu mua ở nguồn i (%)
+ Khi không có đủ dữ liệu như 2 trường hợp trên thì gg tính
| n |
Trong đó:
fi: tỷ trọng khối lượng vật liệu mua ở nguồn i (%).
Khi không có đủ dữ liệu như hai trường hợp trên thì gg tính theo phương pháp bình quân số học theo công thức (5)
| n |
2. Chi phí vận chuyển bốc xếp (Cvc):
Chi phí vận chuyển bốc xếp xác định
Cvc = Cvc + CBX + CTC
Trong đó: Cvc là chi phí vận chuyển; CBX là chi phí bốc xếp lên phương tiện bên mua (nếu có); CTC là chi phí trung chuyển (nếu có). Từng thành phần chi phí xác định như sau:
2.1. Chi phí vận chuyển: (Cvc)
Khoản chi phí này được xác định căn cứ vào cự ly vận chuyển. Giá cước theo phương tiện vận chuyển, cấp đường, bậc hàng của từng nhóm loại vật liệu do cấp có thẩm quyền quy định
Cách tính chi phí vận chuyển:
+ Khi vận chuyển được mua tại 1 nguồn cung cấp, Cvc xác định theo công thức (6)
CVC = | n |
Trong đó:
T: Trọng lượng đơn vị tính bằng tấn.
li: Độ dài quãng đường vận chuyển (Km) của cấp đường loại i
Ci: là mức giá cước của loại phương tiện tương ứng với bậc hàng tính theo tổng độ dài quãng đường của tuyến vận chuyển với cấp đường loại i (đ/TKm)
(Mức giá cước của loại phương tiện vận chuyển, cấp đường, bậc hàng vận chuyển theo quy địnhcủa các cơ quan có thẩm quyền).
+ Khi vật liệu được mua từ nhiều nguồn cung cấp CVC xác định theo công thức (7)
CVC = T. Lbq. Cbq (7)
Trong đó:
Lbq: Là cự ly vận chuyển bình quân từ các nguồn (Km), xác định theo công thức (8) :
| m |
Cbq: Là giá cước vận chuyển bình quân của các loại đường (đ/TKm), xác định theo công thức (9) :
| n |
Trong đó:
qi: Như chú giải trong công thức (3)
n: Số nguồn cung cấp vật liệu.
m: Số quãng đường có giá cước khác nhau.
2.2 - Chi phí bốc xếp lên phương tiện bên mua (nếu có (CBX)
Thông thường thì chi phí bốc xếp vật liệu lên phương tiện bên mua được tính gộp vào giá mua vật liệu tại thời điểm cung cấp( hay còn gọi là giá giao trên phương tiện vận chuyển bên mua). Trường hợp đặc biệt thì mới tình chi phì bốc xếp tại nơi mua vật liệu. Nhưng không được vượt quá mức giá cước do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2.3 - Chi phí trung chuyển một đơn vị vật liệu (Ctc) (nếu có)
Trường hợp đặc biệt bắt buộc phải thực hiện trung chuyển vật liệu trong quá trình vận chuyển vật liệu (do thay đổi phương tiện vận chuyển khi tuyến đường vận chuyển không cho phép sử dụng được một loại phương tiện chuyên chở, hoặc thay đổi vận chuyển từ cơ giới sang vận chuyển bằng thủ công (gánh bộ, xe cải tiến…)
Chi phí trung chuyển bao gồm:
Ctc = Cbx + Chh (10)
Trong đó:
Cbx : Chi phí xếp dỡ vật liệu khi trung chuyển tính theo giá cước do địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc căn cứ vào định mức lao động và các chế độ chính sách tiền lương công nhân XDCB để tính toán
Chh : Chi phí hao hụt trung chuyển, chi phí này tính bằng định mức tỷ lệ phần trăm trên giá mua (theo quy định của Bộ Xây dựng) + chi phí vận chuyển + bốc dỡ.
3. Chi phí tại hiện trường xây lắp.
Là chi phí để đưa vật liệu từ trên phương tiện vận chuyển tại hiện trường vào khu vực xây lắp bao
Cht = Cbd + Cvcnb (11)
Trong đó:
(Cbd) Chi phí bốc dỡ vật liệu từ phương tiện vận chuyển xuống và xếp vào vị trí theo yêu cầu( đối với vật liệu không sử dụng phương tiện vận chuyển tự đổ, tự nâng).
Chi phí này được tính theo giá cước xếp dỡ do địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc tính theo định mức lao động trong xây dựng cơ bản (theo quy định của Bộ xây dựng) và các chế độ chính sách tiền lương đối với công nhân xây dựng cơ bản.
Chi phí vận chuyển nội bộ công trường (Cvcnb) trong phạm vi cự ly bình quân theo quy định là 300 cho tất cả các loại vật liệu và các loại công trình. Chi phí này được tính theo mức lao động vận chuyển trong xây dựng và các chế độ, chính sách tiền lương như đã nói trên.
Đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn, mặt bằng xây dựng rộng, điều kiện vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trường có nhiều khác biệt thì Chủ đầu tư hoặc Ban đơn giá (đối với đơn giá khu vực các tỉnh, thành phố hoặc công trình) và đơn vị nhận thầu xây dựng thống nhất cách tính toán chi phí này và báo cáo cơ quan quản lý đơn giá xem xét.
* Chi phí vật liệu đến hiện trường xây lắp đối với các công trình quan trọng của Nhà nước được phép lập đơn giá riêng, các công trình ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, các công trình đường dây tải điện, hệ thống thông tin bưu điện, kênh mương được bổ sung thêm hao hụt vật liệu trong vận chuyển ngoài công trình và bảo quản tại kho. (Định mức hao hụt vật liệu trong vận chuyển, bảo quản quy định trong định mức vật tư Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BXD ngày 24/8/2001 của Bộ Xây dựng./.
- 1Quyết định 78/1999/QĐ-BCN về Định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm, hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Thông tư 03/TT-LB năm 1996 về hướng dẫn việc thực hiện thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng, giá thiết bị trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng do Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 3Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 4Nghị định 36/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 5Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 7Quyết định 78/1999/QĐ-BCN về Định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm, hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 8Thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư liên tịch 38/2004/TTLT-BTC-BXD thông báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 38/2004/TTLT-BTC-BXD
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 26/04/2004
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng
- Người ký: Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 31/05/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra