Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2004/TTLT-BQP-TANDTC | Hà Nội , ngày 04 tháng 3 năm 2004 |
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự và Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 134/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04/11/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội), Bộ Quốc phòng và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động đối với các chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Tòa án quân sự như sau:
1. Ngoài Chánh án và Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, các chức vụ quản lý trong ngành Tòa án bao gồm:
a. Chánh án, Phó Chánh án các Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
b. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chức năng nghiệp vụ; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban các ban chức năng nghiệp vụ thuộc Tòa án quân sự trung ương;
c. Trưởng ban Ban hành chính tổng hợp thuộc Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
2. Ngoài Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp, các chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Tòa án quân sự bao gồm:
a. Thẩm tra viên, Trợ lý theo dõi thi hành án hình sự, Thư ký Tòa án thuộc Tòa án quân sự trung ương;
b. Thẩm tra viên, Trợ lý thi hành án hình sự, Thư ký Tòa án thuộc Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
c. Trợ lý thi hành án hình sự, Thư ký Tòa án thuộc Tòa án quân sự khu vực.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động đối với các chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ được hướng dẫn tại các mục 1 và 2 phần I này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a. Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với công tác cán bộ và phải thực hiện đúng các quy định của Đảng về công tác cán bộ trong việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động;
b. Người được đề nghị bổ nhiệm, điều động phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, phù hợp với tổ chức, hoạt động trong Quân đội và phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của các Tòa án quân sự;
c. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức đối với chức vụ đó;
d. Phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự, Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 134/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội) và các quy định khác của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao về công tác cán bộ.
4. Thời gian đề nghị bổ nhiệm
Việc đề nghị bổ nhiệm các chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Tòa án quân sự được thực hiện thường kỳ vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm, trừ trường hợp đặc biệt.
1. Đối với chức vụ quản lý được hướng dẫn tại điểm a mục 1 và chức danh chuyên môn nghiệp vụ được hướng dẫn tại mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc của người có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Việc điều động đối với các chức vụ quản lý được hướng dẫn tại điểm a mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc điều động các chức danh chuyên môn nghiệp vụ được hướng dẫn tại mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Đối với các chức vụ quản lý được hướng dẫn tại điểm b và c mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch này thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động được thực hiện như sau:
a. Đối với các chức vụ quản lý được hướng dẫn tại điểm b mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch này do Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương;
b. Đối với các chức vụ quản lý được hướng dẫn tại điểm c mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch này do Tư lệnh quân khu hoặc quân chủng quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động đối với các chức vụ được hướng dẫn tại điểm b và c mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch này thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
1. Việc chuẩn bị nhân sự và hồ sơ đối với người được đề nghị bổ nhiệm, giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án quân sự Trung ương.
a. Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu và xem xét khả năng cán bộ, lãnh đạo Tòa án quân sự trung ương dự kiến người có đủ tiêu chuẩn và lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ Tòa án quân sự trung ương bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 2: Chánh án Tòa án quân sự trung ương báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam về nhân sự dự kiến đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương để thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho ý kiến bằng văn bản.
Bước 3: Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm tờ trình đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm.
b. Hồ sơ của người được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương gồm có:
b.1. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (4x6) và có xác nhận của Chánh án Tòa án quân sự trung ương (theo mẫu TCTW 2b của Ban Tổ chức Trung ương Đảng);
b.2. Lý lịch cán bộ (theo mẫu trích yếu 63 của Bộ Quốc phòng) có xác nhận của Chánh án Tòa án quân sự trung ương;
b.3. Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
b.4. Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm của cán bộ Tòa án quân sự trung ương;
b.5. Bản kê khai tài sản (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 30/01/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ);
b.6. Các bản sao bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ khác có liên quan (nếu có) ngoài các loại văn bằng, chứng chỉ đã có trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương, có chứng thực của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc của Chánh án Tòa án quân sự trung ương;
b.7. Nhận xét của Chánh án Tòa án quân sự trung ương đối với người được đề nghị bổ nhiệm;
b.8. Ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý việc bổ nhiệm.
2. Việc chuẩn bị nhân sự và hồ sơ đối với người được đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại điểm a mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch
a. Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại điểm a, mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu và xem xét khả năng cán bộ, lãnh đạo Tòa án quân sự trung ương dự kiến người có đủ tiêu chuẩn theo chức danh tương ứng.
Bước 2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét cho ý kiến bằng văn bản.
Bước 3. Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm tờ trình đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm thông qua Vụ Tổ chức, cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
b. Hồ sơ của người được đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại điểm a mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này gồm có:
b.1. Các tài liệu, giấy tờ được hướng dẫn tại các điểm b.1, b.2 và b.7 mục 1 Phần III của Thông tư liên tịch này;
b.2. Các bản sao bằng tốt nghiệp đại học Luật, chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ, về trình độ lý luận chính trị và các văn bằng, chứng chỉ khác có liên quan (nếu có) có chứng thực của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ;
b.3. Ý kiến bằng văn bản của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng ý bổ nhiệm.
3. Việc chuẩn bị nhân sự và hồ sơ đối với người được đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại các điểm b và c mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch.
a. Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại các điểm b và c mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu và xem xét khả năng cán bộ, lãnh đạo Tòa án quân sự quân khu và tương đương dự kiến người có đủ tiêu chuẩn theo chức danh tương ứng.
Bước 2. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương báo cáo Chủ nhiệm Chính trị quân khu hoặc quân chủng và Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét cho ý kiến bằng văn bản.
Bước 3. Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ nhiệm Chính trị quân khu hoặc quân chủng và Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương làm tờ trình Chánh án Tòa án quân sự trung ương để đề nghị Chánh án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm.
b. Hồ sơ của người được đề nghị bổ nhiệm chức danh được hướng dẫn tại các điểm b và c mục 2 Phần I của Thông tư liên tịch này gồm có:
b.1. Các tài liệu, giấy tờ được hướng dẫn tại các điểm b.1 và b.2 mục 1 Phần III của Thông tư liên tịch này có xác nhận của Phòng cán bộ quân khu hoặc quân chủng;
b.2. Các bản sao văn bằng, chứng chỉ được hướng dẫn tại điểm b.2 mục 2 Phần III của Thông tư liên tịch này có chứng nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc Chánh án Tòa án quân sự nơi người đó công tác;
b.3. Nhận xét của Chánh án Tòa án quân sự nơi người đó công tác;
b.4. Ý kiến bằng văn bản của Chủ nhiệm Chính trị quân khu hoặc quân chủng và của Chánh án Tòa án quân sự trung ương đồng ý việc bổ nhiệm.
b.5. Văn bản đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
IV. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC CHỨC VỤ QUẢN LÝ, CHỨC DANH CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
1. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ gòm có:
a. Đơn xin miễn nhiệm chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm.
Riêng đối với trường hợp người đề nghị miễn nhiệm chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm để chuyển công tác khác theo sự điều động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì không cần phải có đơn, nhưng phải có bản sao quyết định điều động cán bộ;
b. Các tài liệu liên quan đến việc xin miễn nhiệm (nếu có);
c. Ý kiến bằng văn bản của Chánh án Tòa án quân sự nơi người đó có công tác;
d. Văn bản của Chánh án Tòa án quân sự trung ương đề nghị miễn nhiệm chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ đối với người đó.
2. Hồ sơ đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ gồm có:
a. Bản tự kiểm điểm của người bị đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ. Trong trường hợp người đó không chịu làm bản tự kiểm điểm thì phải có văn bản báo cáo của Chánh án Tòa án quân sự nơi người đó công tác;
b. Biên bản họp xét kỷ luật đối với người bị đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ;
c. Các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của người bị đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ;
c. Các tài liệu liên quan đến hanh vi vi phạm của người bị đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ (nếu có);
d. Quyết định kỷ luật của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với người bị đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ (nếu có);
đ. Văn bản của Chánh án Tòa án quân sự trung ương đề nghị cách chức chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ đối với người đó.
1. Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì phản ánh về Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao để trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nguyễn Văn Hiện (Đã ký) | Phạm Văn Trà (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA về thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an cùng ban hành
- 2Nghị định 64/1998/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh chống tham nhũng
- 3Nghị định 13/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/1998/NĐ-CP về chống tham nhũng
- 4Nghị quyết số 134/2002/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa tòa án nhân dân tối cao và bộ quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự về tổ chức do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành
Thông tư liên tịch 28/2004/TTLT-BQP-TANDTC hướng dẫn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và điều động đối với các chức vụ quản lý, chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong ngành Toà án quân sự do Bộ Tài chính và Toà án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 28/2004/TTLT-BQP-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 04/03/2004
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Hiện, Phạm Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 9 đến số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra