Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/2003/TTLT-BQP-BTS

Hà Nội , ngày 31 tháng 03 năm 2003 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ THỦY SẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG HỮU QUAN THUỘC BỘ THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thực hiện Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phói hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 41/2001/NÐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Thủy sản thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

I. PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN

1. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Thủy sản (hướng dẫn khoản 3 Điều 8 của Quy chế).

1.1. Trao đổi thông tin và tài liệ cần thiết về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tầu, thuyền và phương tiện hoạt động trên biển;

1.2. Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lơịi thủy sản có liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển;

1.3. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các quy định hiện hành của pháp luật.

1.4. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển; tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục các sự cố trên biển và chống cướp biển;

1.5. Phối hợp với Bộ Thủy sản chỉ đạo các cơ quan chức năng giáo dục, đào tạo, bồi dướng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lực lượng Cảnh sát biển;

1.6. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. Trách nhiệm của Bộ Thủy sản trong việc phối hợp với Bộ Quốc phòng (hướng dẫn Điều 14 của Quy chế).

2.1. Khoản 1 được huớng dẫn như sau:

2.1.1. Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về công tác quản lý hoạt động nghề cá trên biển; các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

2.1.2. Cung cấp kịp thời các loại mẫu giấy phép và chứng chỉ chuyên môn có liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển bao gồm:

Giấy phép kha thác thủy sản và giấy đăng ký hoạt động nghề cá của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

Giấy đăng ký tầu cá và thuyền viên;

Giấy chứng nhận khả năng hoạt động của tầu cá (Sổ Ðăng kiểm tầu cá);

Giấy chứng nhận kiểm dịch đối voí động, thực vật thủy sản được di chuyển từ vùng này qua vùng khác làm giống, thuần hoá động; thực vật thủy sản nhập khẩu;

Giấy chứng nhận chất lượng đối với 4 ngành hàng: giống, thức ăn, thuốc và hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, ngư lưới cụ.

2.2. Khoản 2 được hướng dẫn như sau:

2.2.1. Thông báo cho Cục Cảnh sát biển tên, ký hiệu, sổ đăng ký, đặc điểm nhận dạng, tuyến hành trình, khu vực hoạt động của các tầu, thuyền và phương tiện nước ngoài; các tầu, thuyền và phương tiện thuê của nước ngoài vào hoạt động nghề cá tại các vùng biển Việt Nam ít nhất 05 ngày trước khi tầu, thuyền và phương tiện này vào vùng biển Việt Nam;

2.2.2. Người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá nêu tại điểm 2.2.1 bao gồm cả người và phương tiện thuộc doanh nghiệp thủy sản nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi tiến hành các công việc điều tra, thăm dò, khai thác, nuôi trồng, thu gom vận chuyển hải sản trong các vùng biển của Việt Nam.

2.3. Khoản 3 được hướng dẫn như sau:

Hướng dẫn, hỗ trợ Lực lượng Cảnh sát biển về công tác chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thủy sản để xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để là cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật.

2.4. Khoản 4 được hướng dẫn như sau:

Khi cần thiết Bộ Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thống nhất lập các phương án để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở những vùng biển có nhiều tầu, thuyền và phương tiện nghề cá vi phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2.5. Khoản 5 đuợc hướng dẫn như sau:

Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc tham gia hội nghịi, hội thảo, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về những vùng đánh bắt chung, bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2.6. Khoản 6 được hướng dẫn như sau:

Giáo dục, tuyên truyền những văn bản quy phạm pháp luật về Lực lương Cảnh sát biển và các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các kiến thức chuyên môn thủy sản ch các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá trên biển.

3. Về việc ủy thác (hướng dẫn khoản 3 Điều 7 của Quy chế).

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thủy sản sẽ có văn bản uỷ thác cho Lực lượng Cảnh sát biển quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực kha thác, bảo vẹ nguồn lợi thủy sản trong vùng nọi thủy khi Lực lượng Cảnh sát biển phát hiện trong qua trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.

II. PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG HỮU QUAN THUỘC BỘ THỦY SẢN

1. Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát biển trong phối hợp hoạt động với các lực lượng hưũ quan thuộc Bộ Thủy sản (hưỡng dẫn khoản 1 Điều 24 của Quy chế).

1.1. cung cấp cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản các thông tin, tài liệu về tình hình đánh bắt hải sản trái phép của tầu cá nước ngoài và những hành vi vi phạm pháp luật của tàu, thuyền, phương tiện nghề cá trong nước như: sử dụng chất nổ, xung điện, chất dộc, dùng đèn có công suất vượt quá quy định và những hành vi khác để khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản;

1.2. Triển kha kịp thời lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu của các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản khi có sự cố của tầu, thuyền và phương tiện hoạt động trên biển và tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 49/1998/NÐ-CP ngày 13/7/1998 của Chính phủ về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển Việt Nam, Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và các quy định khác của pháp luật;

1.3 Bàn giao hồ sơ, phương tiện, tang vật và đói tượng cho lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lơi thủy sản xủ lý đối với những vụ vi phạm pháp luật của tỏo chức, cá nhân bị Lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

1.4. Cục Cảnh sát biển chỉ đạo các Vùng Cảnh sát biển phối hợp với các Sở Thủy sản, các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển để thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thức, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Trách nhiệm của các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản trong phối hợp hoạt động với Lực lượng Cảnh sát biển (hướng dẫn khoản 2 điều 24 của Quy chế)

2.1. Cục Bảo vệ nguồn loại thủy sản thông báo cho Cục Cảnh sát biển các loại tầu, thuyền và phương tiện hoạt động nghề cá của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào đánh bắt hải sản trên các vùng biển việt Nam; hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng giấy đăng ký hoạt động nghề cá, bảo vệ môi trường sống và bảo vệ các loài hải sản, quản lý khai thác hải sản và về công tác quản lý tàu thuyền đánh bắt hải sản;

2.2. Ðối với các vùng biển có nhiều tàu thuyền hoạt động nghề cá vi phạm pháp luật thì lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ động phối hợp với Lực lượng Cảnh sát biển để cùng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lính vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;

2.3. Tàu, thuyền và phương tiện của các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản có trách nhiệm thực hiện việc huy động của lực lượng cảnh sát? biển trong tình thế cấp thiết phải đuoiỏ bắt người và phương tienẹ vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra trên các vùng biển Việt Nam;

2.4. Lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp nhận hồ ươ, đối tượng, phương tiện, tang vật những vụ vi phạm nguồn lợi thủy sản do Lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý;

2.5. Cục Bảo vệ nguồn lơi thủy sản và lực lượng Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trung ương chỉ đaọ các Chi cục Bảo vệ nguồn loại thủy sản và lực lượng Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các địa phương phối hợp, hiệp đồng cụ thể với các Vùng Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao cho Cục Cảnh sát biển, Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền phối hợp, hiệp đồng cụ thể để duy trì pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng và Bộ Thủy sản kịp thời để xem xét, giải quyết./.

 KT.BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG  
THỨ TRƯỞNG  
 




Nguyễn Văn Được

 KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN  
THỨ TRƯỞNG  


 


Nguyễn Ngọc Hồng 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT-BQP-BTS hướng dẫn phối hợp quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Thủy sản về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa Lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng _ Bộ Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 27/2003/TTLT-BQP-BTS
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 31/03/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Hồng, Nguyễn Văn Được
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 26
  • Ngày hiệu lực: 09/05/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 14/01/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản