Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-TC/TS | Hà Nội , ngày 04 tháng 3 năm 1993 |
Thi hành Quyết định số 130-CT ngày 20/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và Quyết định số 276-CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí.
Liên Bộ Tài chính - Thuỷ sản quy định và hướng dẫn việc thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động nghề cá như sau:
Các tổ chức và cá nhân khi được Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và Chi Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố cấp, đổi, ra hạn các giấy phép cho hoạt động nghề cá như quy định tại Quyết định số 407-TS/QĐ ngày 7/2/1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
II. MỨC THU VÀ QUẢN LÝ NGUỒN THU
1. Mức thu:
Trên nguyên tắc tính đủ bù đắp chi phí cần thiết phục vụ cho công tác in và bảo quản các loại giấy phép, những chi phí kiểm tra cần thiết các máy móc, trang bị, phương tiện nghề cá, Liên Bộ Tài chính - Thuỷ sản quy định mức thu lệ phí theo biểu kèm theo Thông tư này.
2. Quản lý nguồn thu:
Biên lai, chứng từ sử dụng thu lệ phí phải do Bộ Tài chính phát hành và nhận tại Cục thuế địa phương. Riêng Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nhận chứng từ tại Cục thuế thành phố Hà Nội để sử dụng vào việc thu lệ phí theo chức năng của Cục và thanh quyết toán biên lai, thu nộp ngân sách với Cục thuế thành phố Hà Nội.
Cơ quan trực tiếp thu lệ phí cấp giấy phép cho hoạt động nghề cá được để lại 17% số lệ phí thu được để phục vụ cho công tác tổ chức thu lệ phí và thưởng cho những cán bộ, công nhân viên có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ thu lệ phí. Mức thưởng tối đa một năm không quá 6 tháng lương cơ bản và phụ cấp lương theo chế độ hiện hành.
Hàng năm Cục và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải quyết toán việc sử dụng khoản tiền này với cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp.
Số tiền còn lại (sau khi trích theo tỷ lệ trên) phải nộp vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc địa phương, mục 35, chương, loại, khoản, hạng tương ứng. Thời hạn nộp lệ phí theo định kỳ hàng tháng.
Cục thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Cục và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện nộp ngân sách theo đúng quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/1993, các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Cục và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với các Cục thuế địa phương tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị Cục, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phản ánh về Bộ Thuỷ sản và Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) | Võ Văn Trác (Đã ký) |
THU LỆ PHÍ
(kèm theo Thông tư số 14-TC/TS ngày 4/3/1993)
Đơn vị : đồng Việt Nam
TT | Nội dung giấy phép | Số tiền thu |
1. | Giấy đăng ký tàu cá | 20 000đ |
2. | Giấy phép hoạt động nghề cá |
|
| Tàu có công suất dưới 20 mã lực (cv) | 5 000đ |
| Tàu có công suất từ 20 đến 32 mã lực | 10 000đ |
| Tàu có công suất 33 đến 74 mã lực | 15 000đ |
| Tàu có công suất từ 75 đến 150 mã lực | 20 000đ |
| Tàu có công suất trên 150 mã lực | 30 000đ |
3. | Giấy phép di chuyển lực lượng khai thác |
|
| Tàu có công suất dưới 20 mã lực (cv) | 10 000đ |
| Tàu có công suất từ 20 đến 32 mã lực | 20 000đ |
| Tàu có công suất từ 33 đến 74 mã lực | 30 000đ |
| Tàu có công suất từ 75 đến 150 mã lực | 40 000đ |
| Tàu có công suất trên 150 mã lực | 50 000đ |
4. | Lệ phí đăng kiểm tàu cá |
|
| - Lệ phí xét duyệt thiết kế tối đa (không quá) | 10%thiết kế phí |
| - Lệ phí giám sát kỹ thuật đóng mới thu bằng | 1% giá thành công xưởng |
| - Lệ phí giám sát kỹ thuật sửa chữa thu bằng | 2% chi phí sửa chữa |
| - Lệ phí kiểm tra thường kỳ đối với tàu đang hoạt động tính bằng tổng lệ phí kiểm tra phần vỏ tàu, kiểm tra phần máy và trang thiết bị. |
|
| + Lệ phí kiểm tra phần vỏ tính trên dung tích tàu 1 tấn đăng ký (TDK) | Mức chuẩn 1500 |
| + Lệ phí kiểm tra phần máy và trang bị 1 mã lực(cv) | Mức chuẩn 800 |
5. | Lệ phí kiểm tra nồi hơi, thiết bị chịu áp lực hệ thống lạnh: |
|
| - Lệ phí xét duyệt thiết kế tối đa tính bằng | 10%thiết kế phí |
| - Lệ phí kiểm tra các hệ thống thiết bị chế tạo lắp đặt mới tính bằng 5 lần lệ phí kiểm tra thử nghiệm. |
|
| - Lệ phí kiểm tra nồi hơi. |
|
| Đơn vị 1000đ | ||
Công suất T/h | Kiểm tra thường kỳ | Kiểm tra định kỳ không thử bền kém | Kiểm tra định kỳ có thử bền kém |
Đến 1 Từ 1,1 đến 3 Trên 3 | 25 40 60 | 50 80 120 | 75 120 180 |
Lệ phí kiểm tra máy thiết bị lạnh
| Đơn vị 1000đ | ||
Công suất (1000 kcal/h) | Kiểm tra thường kỳ | Kiểm tra định kỳ không thử | Kiểm tra định kỳ có thử |
Đến 5 Từ 6 đến 10 Từ 11 đến 20 Từ 21 đến 40 Từ 41 đến 70 Từ 71 đến 120 Từ 121 đến 180 Từ 181 đến 250 Trên 250 | 15 25 40 60 80 100 120 140 160 | 30 50 80 120 160 200 240 280 320 | 45 75 120 180 240 300 360 420 480 |
6. Trường hợp thay đổi, gia hạn các loại giấy phép thu được thu bằng 50% mức lệ phí cấp mới trên.
Thông tư liên tịch 14-TC/TS năm 1993 hướng dẫn thu lệ phí cấp giấy phép cho các hoạt động nghề cá do Bộ Tài chính-Bộ Thuỷ sản ban hành
- Số hiệu: 14-TC/TS
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 04/03/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Phan Văn Dĩnh, Võ Văn Trác
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 01/04/1993
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra