Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT | Hà Nội , ngày 22 tháng 10 năm 1999 |
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 1 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KÝ QUỸ
1.- Đối tượng phải ký quỹ: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản (quy định tại Điều 15, Điều 16, Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) trước khi tiến hành khai thác khoáng sản có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (sau đây gọi chung là tiền) vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tín dụng) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
2.- Mục đích của việc ký quỹ: Việc ký quỹ bằng một khoản tiền vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản và hướng dẫn tại Thông tư này.
II. CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC TIỀN KÝ QUỸ
1.- Căn cứ xác định mức tiền ký quỹ: Mức tiền ký quỹ được xác định căn cứ theo tổng dự toán chi phí phục hồi, thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn; và thời hạn có hiệu lực khai thác của giấy phép khai thác khoáng sản.
2.- Phương pháp xác định mức tiền ký quỹ:
a) Trường hợp ký quỹ một lần: Đối với những trường hợp có thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản dưới 3 (ba) năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm khoản kinh phí dùng cho phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý về mặt môi trường được tiến hành ngay trong quá trình khai thác của đơn vị) đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn.
b) Trường hợp ký quỹ nhiều lần:
b. 1. Đối với những trường hợp có thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản từ 3 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần.
b. 2. Số tiền ký quỹ (ký hiệu là A) được xác định theo thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn, tính theo công thức sau:
|
| Tg | x | Mcp |
|
| A = |
|
| ||
|
|
| Tb |
|
|
Trong đó:
A: Số tiền ký quỹ cho một đối tượng được phép khai thác khoáng sản (đồng Việt Nam).
Tg: Thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (năm).
Tb: Thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn (năm).
Mcp: Tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm khoản kinh phí dùng cho phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý về mặt môi trường được tiến hành ngay trong quá trình khai thác của đơn vị) đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn (đồng Việt Nam).
b. 3. Số tiền ký quỹ lần đầu (ký hiệu là B) đối với từng trường hợp như sau:
b. 3. 1. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) dưới 10 năm thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.
b. 3. 2. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 10 năm đến dưới 20 năm thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.
b. 3. 3. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 20 năm trở lên thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.
b. 4. Số tiền ký quỹ những lần sau (ký hiệu C) căn cứ vào số tiền phải ký quỹ còn lại và thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, tính theo công thức sau đây:
|
| (A - B) |
|
| C = |
|
|
|
| (Tg - 1) |
|
c) Trường hợp được gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác:
c.1. Trường hợp nếu hoạt động khai thác theo khoảng thời hạn được gia hạn, bổ sung mà không gây tác động xấu đến môi trường do công suất khai thác chưa đủ và đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đồng ý thì không phải thực hiện ký quỹ nữa.
c.2. Trường hợp nếu hoạt động khai thác theo khoảng thời hạn được gia hạn, bổ sung mà gây tác động xấu đến môi trường thì phải thực hiện ký quỹ một lần theo tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường do hoạt động khai thác được gia hạn, bổ sung gây ra đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn.
3.- Thời điểm thực hiện ký quỹ:
a) Đối với trường hợp ký quỹ một lần và ký quỹ lần đầu của trường hợp được ký quỹ nhiều lần: Việc ký quỹ phải thực hiện xong trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đối với trường hợp ký quỹ nhiều lần (tính từ lần thứ hai trở đi): Việc ký quỹ phải thực hiện hàng năm (chậm nhất là trước ngày 31 tháng 12 hàng năm), tính từ ngày đăng ký bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản cho tới khi kết thúc thời hạn khai thác theo giấy phép được cấp. Các đối tượng được phép ký quỹ nhiều lần có thể chọn hình thức ký quỹ một lần cho toàn bộ thời hạn khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp.
c) Đối với trường hợp được gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác: Việc ký quỹ phải thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia hạn thời hạn khai thác.
1.- Ngay sau khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải ra thông báo yêu cầu đối tượng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải tiến hành ký quỹ tại một tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
2.- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu ký quỹ, đối tượng được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng và thông báo bằng văn bản cho những cơ quan sau:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động khai thác;
- Bộ Công nghiệp (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam);
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Cục Môi trường).
3.- Đối tượng phải ký quỹ có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí về dịch vụ ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng.
4.- Mọi thủ tục ký quỹ tại tổ chức tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ và phải phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động ký quỹ.
5.- Tiền ký quỹ được nộp, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp có nhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được tính toán quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
IV. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN KÝ QUỸ
1.- Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, bổ sung và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (quy định tại Điều 9, Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo hướng dẫn tại Thông tư này;
- Chấp thuận cho tổ chức, cá nhân ký quỹ rút tiền để thực hiện việc phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư này;
- Quyết định hoàn trả số tiền ký quỹ không sử dụng hết cho các đối tượng đã ký quỹ theo quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Thông tư này.
2.- Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm thẩm định và xác nhận:
- Các trường hợp gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác mà hoạt động khai thác không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;
- Các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc phục hồi môi trường.
3.- Tổ chức, cá nhân ký quỹ có quyền rút tiền ký quỹ khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thực hiện việc phục hồi môi trường và đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định và xác nhận.
4.- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc phục hồi môi trường hoặc trường hợp bị phá sản hay giải thể thì cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Điều 9, Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) quyết định cho phép sử dụng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và lựa chọn (thông qua hình thức đấu thầu) đơn vị thực hiện việc phục hồi môi trường bằng khoản tiền ký quỹ này. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích, phù hợp với nội dung, khối lượng công việc và dự toán chi phí phục hồi môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn. Trường hợp số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường không sử dụng hết thì được trả lại cho đối tượng đã ký quỹ, trường hợp đối tượng ký quỹ đã bị giải thể hoặc phá sản thì nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Số tiền ký quỹ đã sử dụng phải được kiểm tra, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính hiện hành.
1.- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Công nghiệp, Sở Khoa hoc, Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.
2.- Tổ chức tín dụng, nơi đối tượng khai thác khoáng sản thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường theo quy định tại Thông tư này được phép thu khoản phí dịch vụ về ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng và có trách nhiệm:
- Thực hiện các thủ tục ký quỹ như: nhận tiền gửi về ký quỹ, mở tài khoản phong toả cho khoản tiền ký quỹ, xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ cho đối tượng ký quỹ, lưu giữ chứng từ liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ... theo quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, tài chính và tại Thông tư này.
- Thanh toán tiền ký quỹ cho các đơn vị được phép rút tiền ký quỹ theo quy định tại Thông tư này.
3.- Các đối tượng phải ký quỹ theo quy định tại Thông tư này nếu không thực hiện việc ký quỹ sẽ không được phép tiến hành khai thác khoáng sản hoặc sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.
4.- Các đối tượng trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại Thông tư này cho đến thời điểm trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ không sử dụng hết cho việc phục hồi môi trường cho các đối tượng này sẽ được thực hiện sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc phục hồi môi trường hoặc sau khi có quyết toán chính thức về việc phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản của các đối tượng này gây ra.
5.- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường phải phối hợp với Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính (nếu cơ quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương) để thẩm định, phê chuẩn dự toán chi phí phục hồi môi trường của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa có dự toán chi phí phục hồi môi trường thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm yêu cầu đối tượng xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bổ sung thêm nội dung này. Cơ quan Tài chính và cơ quan phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phối hợp quản lý và thực hiện việc kiểm tra, quyết toán số tiền ký quỹ đã sử dụng.
6.- Mọi chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm việc thực hiện những quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các đối tượng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà giấy phép vẫn còn thời hạn và đối tượng đó có nghĩa vụ phải phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra thì cũng phải thực hiện việc ký quỹ theo quy định tại Thông tư này. Mọi quy định của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên quan phản ánh trực tiếp về liên Bộ Tài chính, Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu, bổ sung.
Lê Huy Côn (Đã ký) | Phạm Khôi Nguyên (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
- 1Nghị định 137/2005/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
- 2Nghị định 76/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản sửa đổi
- 3Công văn 354/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
- 4Quyết định 71/2008/QĐ-TTG về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1065/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết ngày 31/12/2013
- 6Thông tư 57/2024/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 71/2008/QĐ-TTG về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1065/QĐ-BTNMT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 137/2005/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
- 2Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 3Luật Khoáng sản 1996
- 4Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Nghị định 76/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản sửa đổi
- 6Công văn 354/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
- 7Thông tư 57/2024/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT hướng dẫn ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 22/10/1999
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Huy Côn, Phạm Khôi Nguyên, Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 06/11/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra