Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2016 |
VỀ PHỐI HỢP TRAO ĐỔI, XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 12 tháng 7 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về An ninh hàng không dân dụng;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch về phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định nguyên tắc, trách nhiệm, nội dung và các phương thức phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc trao đổi, xử lý thông tin đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng.
1. Phối hợp trao đổi, xử lý thông tin đảm bảo an ninh hàng không dân dụng nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong công tác đảm bảo an ninh hàng không dân dụng.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo trách nhiệm được phân công, tôn trọng và tạo Điều kiện để phát huy hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ của các bên liên quan trong công tác đảm bảo an ninh hàng không, nhằm Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh, an toàn trong hoạt động hàng không dân dụng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần thúc đẩy ngành hàng không phát triển.
3. Việc trao đổi, xử lý, khai thác, sử dụng thông tin phải đảm bảo bí mật, kịp thời, chính xác. Thông tin phải được sử dụng đúng Mục đích, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an ninh, quốc phòng và an ninh, an toàn hàng không.
1. An ninh, an toàn hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất và đảm bảo cho các lợi ích hợp pháp khác.
2. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không dân dụng là việc triển khai thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan;
b) Thiết lập khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không để bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại khu vực đó;
c) Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa, việc ra, vào và hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định; lục soát đối với tàu bay, phương tiện, người, hành lý, hàng hóa khi có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không;
d) Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không; áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở vật phẩm nguy hiểm, đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không; cấm vận chuyển vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với hành khách gây rối, người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng hoặc trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không và trên tàu bay;
e) Phòng, chống khủng bố trên tàu bay, sân bay và khu vực cảng hàng không;
h) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không;
i) Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Điều 4. Nội dung thông tin trao đổi
1. Các thông tin chính thức, diễn biến, đánh giá, kết luận, kết quả xử lý vi phạm của cơ quan chuyên môn về các sự việc, vụ việc, vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng; các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không nghiêm trọng hoặc vụ việc phải phối hợp xử lý khẩn cấp.
2. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng, đặc biệt là tình hình địa bàn nơi có các cảng hàng không, công trình hàng không.
3. Tình hình hoạt động của các tổ chức tội phạm, khủng bố, phản động trong nước và quốc tế liên quan đến an ninh hàng không dân dụng.
4. Tình hình an ninh, chính trị các nước, khu vực có đường bay đi, đến, bay qua Việt Nam.
5. Các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua hoạt động hàng không dân dụng.
6. Các giải pháp công nghệ mới, xu hướng phát triển của ngành hàng không các nước.
7. Tính chất, mức độ nguy hiểm, khả năng chống phá của đối tượng áp giải vận chuyển bằng đường hàng không và biện pháp quản lý đối tượng trong thời gian ở trên tàu bay và ở cảng hàng không.
CƠ CHẾ VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không trao đổi, xử lý thông tin liên quan đến công tác đảm bảo an ninh hàng không với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo nội dung quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này.
2. Cục Hàng không Việt Nam
a) Là đầu mối chung phụ trách công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin an ninh hàng không của Bộ Giao thông vận tải với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; chịu trách nhiệm chỉ đạo, Điều phối chung công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin đảm bảo an ninh hàng không trong ngành Hàng không dân dụng;
b) Tổ chức thông báo, báo động ngay, nhanh nhất thông tin vụ việc, sự việc nghiêm trọng đe dọa khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nghiêm trọng và các thông tin, vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phát hiện được;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu về hành khách đi tàu bay, diễn biến, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, các vụ việc đe dọa khủng bố can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo đề nghị của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
d) Cung cấp trao đổi thông tin về tình hình cháy nổ; thông tin về những sơ hở, thiếu sót, những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở hàng không; việc đầu tư, thiết kế, xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng Mục công trình có liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại các cảng hàng không, sân bay; thông tin về các quy định, kế hoạch có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ của ngành hàng không;
đ) Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin trong các tình huống khẩn cấp, thông tin về hoạt động của các tổ chức, cá nhân có âm mưu, ý đồ, biểu hiện cụ thể lợi dụng hoạt động hàng không dân dụng để tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc con tin, tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay hoặc cơ sở, công trình hàng không;
e) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác phối hợp, xử lý thông tin bảo đảm an ninh hàng không với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
g) Định kỳ hằng quý, cung cấp thông tin về tình hình công tác đảm bảo an ninh hàng không, an ninh thông tin mạng hàng không cho các đơn vị là đầu mối chung phụ trách công tác phối hợp của Bộ Công an (Văn phòng Bộ Công an), Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến);
h) Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không. Hướng dẫn, kiểm soát việc khai thác cơ sở dữ liệu an ninh hàng không. Trực tiếp tổ chức quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không.
3. Cảng vụ hàng không (đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam)
Cung cấp thông tin về hành khách, chuyến bay, diễn biến, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo đề nghị của cơ quan nghiệp vụ có liên quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
a) Định kỳ hàng tháng, cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không tại cảng hàng không, sân bay: Thông tin về việc bảo đảm an ninh, an toàn khu vực hạn chế, khu vực công cộng thuộc đất cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận; bảo đảm an ninh, an toàn đối với hành khách, tổ bay và hành lý, đối với hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện; đảm bảo an ninh, an toàn đối với xuất ăn, đồ vật dự phòng, phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay; công tác phòng cháy, chữa cháy cho cơ quan Công an phụ trách địa bàn theo thông báo phân cấp của Bộ Công an, đồng thời cho Công an cấp huyện nơi có cảng hàng không;
b) Cung cấp hình ảnh camera giám sát an ninh hoặc kết quả giám sát an ninh khu vực hạn chế, diễn biến, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
c) Thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo ủy quyền của Cục Hàng không Việt Nam;
d) Tổ chức an ninh hàng không tại cảng hàng không là đơn vị thay mặt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không thực hiện trách nhiệm tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 4 Điều này.
5. Các hãng hàng không
a) Cung cấp thông tin, tài liệu về hành khách, tổ bay, chuyến bay, diễn biến, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo phân quyền của Cục Hàng không Việt Nam.
6. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
a) Cung cấp thông tin, tài liệu về chuyến bay, diễn biến, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo ủy quyền của Cục Hàng không Việt Nam.
7. Trước các chuyến bay chuyên cơ và các chuyến bay có đối tượng cảnh vệ, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và đại diện các hãng hàng không tại cảng hàng không được giao thực hiện chuyến bay phải thông báo cho lực lượng Cảnh vệ trực tiếp phối hợp (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) các thông tin có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn.
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trao đổi, xử lý thông tin liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị ngành hàng không theo nội dung quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Khoản 9 Điều này.
2. Văn phòng Bộ Công an
a) Là đầu mối chung phụ trách công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin an ninh, an toàn hàng không của Bộ Công an với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng. Chịu trách nhiệm Điều phối chung công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin với cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam.
b) Tiếp nhận, xử lý các thông báo, đề nghị xác minh thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp hàng không thuộc lĩnh vực phụ trách.
c) Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin trong các tình huống khẩn cấp, thông tin về hoạt động của các tổ chức, cá nhân có âm mưu, ý đồ, biểu hiện cụ thể lợi dụng hoạt động hàng không dân dụng để tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc con tin, tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay hoặc cơ sở, công trình hàng không.
d) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp các thông tin về tình hình công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không cho các đơn vị là đầu mối chung phụ trách công tác phối hợp của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng.
3. Tổng cục An ninh
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an các thông tin, đánh giá, dự báo về: Tình hình an ninh chính trị của các nước nơi Việt Nam có các chuyến bay đi, đến có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; các chủ trương, chính sách, kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc tổ chức mô hình lực lượng an ninh hàng không, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không; hoạt động vi phạm quy định xuất nhập cảnh, phương thức, thủ đoạn làm, sử dụng giấy tờ tùy thân, hộ chiếu giả, giấy tờ tùy thân, hộ chiếu bị đánh cắp để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép qua đường hàng không.
4. Tổng cục Cảnh sát
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an các thông tin, đánh giá, dự báo về: Tình hình trật tự an toàn xã hội trong nước có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; hoạt động của các loại tội phạm lợi dụng hàng không để phạm tội; hoạt động của các đường dây, tội phạm có tổ chức buôn người, đưa người trốn ra nước ngoài trái phép; hoạt động của các tổ chức tội phạm đánh cắp, làm giả giấy tờ tùy thân, hộ chiếu; tình hình sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép qua đường hàng không; những đối tượng truy nã có dấu hiệu di chuyển bằng đường hàng không ra nước ngoài hoặc trong nội địa; những sơ hở, thiếu sót, những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy và tình hình cháy nổ trong các cơ sở hàng không.
5. Tổng cục Tình báo
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan) cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an các thông tin, đánh giá, dự báo về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia nhằm vào hoạt động hàng không dân dụng để phá hoại, tổ chức các hoạt động khủng bố, buôn bán người, vận chuyển ma túy.
6. Cục An ninh mạng
a) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan) cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an tình hình, kết quả công tác phối hợp rà soát, phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, hoạt động xâm nhập mã độc, đánh cắp dữ liệu, thông tin bí mật nhà nước để bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống mạng thông tin và cơ sở dữ liệu quan trọng; hoạt động phá hoại hệ thống Điều hành bay, quản lý bay và hệ thống mạng của ngành hàng không.
b) Phối hợp trao đổi tình hình, xử lý các vụ việc liên quan với an ninh thông tin mạng hàng không với các đơn vị chức năng hoạt động trong lĩnh vực hàng không quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an ninh thông tin cho cán bộ quản lý, quản trị hệ thống thông tin trong lĩnh vực hàng không.
7. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an tình hình, kết quả công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không các đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam di chuyển bằng đường hàng không ra nước ngoài hoặc trong nội địa.
8. Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an về tình hình cháy, nổ; thông tin về những sơ hở, thiếu sót, những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở hàng không.
9. Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay
a) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (nếu có vụ việc, sự kiện liên quan), cung cấp cho Văn phòng Bộ Công an thông tin, đánh giá về tình hình an ninh chính trị, phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội liên quan đến an ninh hàng không, các đánh giá về nguy cơ và các mối đe dọa an ninh hàng không; kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không mà cơ quan công an thụ lý trên địa bàn nơi có cảng hàng không, sân bay.
b) Tiếp nhận, xử lý các thông báo khẩn nguy, đề nghị xác minh thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp hàng không tại địa bàn phụ trách.
c) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không trên địa bàn cho Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp hàng không liên quan tại địa bàn phụ trách.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng phối hợp trao đổi, xử lý thông tin an ninh hàng không với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.
2. Bộ Tổng Tham mưu: Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin an ninh hàng không của Bộ Quốc phòng với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an theo nội dung quy định tại các Khoản 3, 4 và Khoản 5 của Điều này.
3. Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu: Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, là đầu mối chịu trách nhiệm Điều phối chung công tác phối hợp trao đổi, xử lý thông tin của Bộ Quốc phòng với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.
4. Tổng cục II: Khi có chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, cung cấp thông tin, đánh giá tình hình về an ninh, chính trị thế giới và trong nước; hoạt động của các tổ chức phản động, khủng bố, các hoạt động chống phá Việt Nam ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh hàng không qua Cục Tác chiến để tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và cung cấp, trao đổi thông tin cho các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an. Trường hợp đột xuất có thông tin ảnh hưởng đến an ninh hàng không, báo cáo kịp thời về Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an giải quyết.
5. Quân chủng Phòng không - Không quân
a) Khi có chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, cung cấp thông tin, đánh giá tình hình về các vật thể bay lạ, các chướng ngại vật tĩnh không ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh hàng không qua Cục Tác chiến để tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và cung cấp, trao đổi thông tin cho các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an; kịp thời cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam về hành trình, vị trí tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đột xuất có thông tin ảnh hưởng đến an ninh hàng không, báo cáo kịp thời về Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an giải quyết.
b) Chỉ đạo các đơn vị thuộc Quân chủng đóng quân tại các cảng hàng không, sân bay thường xuyên trao đổi với Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn đóng quân; tình hình canh phòng, bảo vệ các Mục tiêu tại cảng hàng không dùng chung, do đơn vị đảm nhiệm bảo vệ. Thường xuyên rà soát, bổ sung nội dung văn bản hiệp đồng bảo đảm an ninh hàng không giữa các bên trên các sân bay dùng chung.
Điều 8. Phương thức trao đổi thông tin
1. Công văn trao đổi thông tin trong các trường hợp sau:
a) Các thông tin, tài liệu trao đổi định kỳ nêu tại các Điều 5, 6 và Điều 7 của Thông tư này.
b) Trường hợp đột xuất, khi có sự kiện, vụ việc đe dọa an ninh hàng không các đơn vị ngoài việc trao đổi thông tin trên hệ thống thông tin trực tuyến hoặc trực tiếp thì phải gửi công văn thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Văn phòng Bộ Công an và Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng).
c) Khi cần xác minh vụ việc, sự kiện liên quan đến công tác đảm bảo an ninh hàng không mà không phải là trường hợp khẩn cấp.
2. Tham luận, báo cáo tại hội nghị giao ban liên ngành, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đảm bảo an ninh hàng không.
3. Thông qua hệ thống thông tin trực tuyến, những thông tin cần xử lý nhanh hoặc các thông tin cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không và được khai thác dùng chung theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam; việc trao đổi thông tin qua hệ thống thông tin trực tuyến thực hiện theo quy định tại
4. Trực tiếp trao đổi thông tin qua đường dây nóng hoặc cử cán bộ liên hệ công tác.
Điều 9. Hệ thống thông tin trực tuyến
1. Hệ thống thông tin trực tuyến bao gồm: Điện thoại, internet hoặc mạng máy tính, thiết bị truyền, nhận tín hiệu giám sát an ninh bằng camera kết nối nội bộ. Thông tin trao đổi qua hệ thống thông tin trực tuyến phải đảm bảo đúng các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước hiện hành.
2. Điện thoại:
a) Các cơ quan, đơn vị: Cục Hàng không Việt Nam (Phòng An ninh hàng không), các Cảng vụ hàng không (đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam), các hãng hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, lực lượng an ninh hàng không ở các cảng hàng không phải trang bị điện thoại và trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin an ninh hàng không;
b) Các đơn vị nghiệp vụ có liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sử dụng hệ thống điện thoại, fax hiện có tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin an ninh hàng không.
3. Mạng máy tính trực tuyến:
a) Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không để lưu trữ, trao đổi thông tin qua mạng máy tính; trực tiếp đầu tư thiết lập máy chủ, tiếp nhận thông tin, thông báo từ các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức quản trị, khai thác cơ sở dữ liệu; chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng), Văn phòng Bộ Công an xây dựng cơ chế, phương tiện kỹ thuật thực hiện báo động khẩn nguy hàng không khi có vụ việc khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nghiêm trọng.
b) Các đơn vị: Cảng vụ hàng không (đại diện Cảng vụ hàng không tại các cảng hàng không), các hãng hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, lực lượng an ninh hàng không ở các cảng hàng không phải trang bị hệ thống máy tính để cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu và khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu theo phân quyền của Cục Hàng không Việt Nam.
c) Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sử dụng thiết bị hiện có khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo phân quyền của Cục Hàng không Việt Nam.
4. Hình ảnh ca-me-ra giám sát an ninh hàng không:
a) Lực lượng an ninh hàng không ở các cảng hàng không đầu tư, thiết lập trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, trong đó có toàn bộ hệ thống màn hình, bộ phận lưu hình ảnh giám sát an ninh cảng hàng không bằng ca-me-ra theo tiêu chuẩn quy định; tổ chức khai thác, sử dụng hình ảnh giám sát vào Mục đích đảm bảo an ninh hàng không, cung cấp hình ảnh giám sát cho các đơn vị nghiệp vụ Công an, Quân đội theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
b) Các đơn vị nghiệp vụ Công an, Quân đội có nhu cầu sử dụng hình ảnh ca-me-ra giám sát an ninh hàng không tại cảng hàng không, phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng an ninh hàng không ở cảng hàng không để lắp đặt thiết bị truyền dẫn tín hiệu hình ảnh, tự chịu trách nhiệm về kinh phí lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá các thông tin được cung cấp theo quy định tại
2. Các Cảng vụ Hàng không, lực lượng an ninh hàng không ở cảng hàng không, hãng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá các thông tin được cung cấp theo quy định tại
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.
Điều 12. Trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư này đến các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác phối hợp đảm bảo an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Văn phòng Bộ Công an, Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) là các cơ quan đầu mối phối hợp triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Văn phòng Bộ Công an và Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư này tại cơ quan, đơn vị cơ sở. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời. Định kỳ 03 năm một lần, các Bộ Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư này./.
BỘ QUỐC PHÒNG | BỘ CÔNG AN | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
Nơi nhận: |
- 1Thông tư 41/2015/TT-BGTVT sửa đổi Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 03/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT về Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 5151/VPCP-KTN năm 2016 về kiểm tra, xử lý thông tin Đài truyền hình Việt Nam đưa tin do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 5Thông tư 21/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT về Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư 03/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công điện 02/CĐ-BGTVT năm 2018 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao chất lượng bảo trì công trình đường bộ đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã đưa vào khai thác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017 về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 56/2018/TT-BGTVT về Thông tư sửa đổi Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2019 về tăng cường công tác an ninh hàng không dân dụng trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 2748/BNV-CTTN năm 2024 thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Luật An ninh Quốc gia 2004
- 5Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 7Hiến pháp 2013
- 8Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 9Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 10Luật Công an nhân dân 2014
- 11Thông tư 41/2015/TT-BGTVT sửa đổi Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không
- 13Thông tư 03/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT về Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Công văn 5151/VPCP-KTN năm 2016 về kiểm tra, xử lý thông tin Đài truyền hình Việt Nam đưa tin do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 16Thông tư 21/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT về Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư 03/2016/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17Công điện 02/CĐ-BGTVT năm 2018 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao chất lượng bảo trì công trình đường bộ đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã đưa vào khai thác do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017 về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 19Thông tư 56/2018/TT-BGTVT về Thông tư sửa đổi Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 20Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2019 về tăng cường công tác an ninh hàng không dân dụng trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Công văn 2748/BNV-CTTN năm 2024 thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp do Bộ Nội vụ ban hành
Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP về phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 08/04/2016
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Hồng Trường, Đỗ Bá Tỵ, Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra