Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI - CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 06/2005/TTLT-BTM-BCN | Hà nội, ngày 01 tháng 4 năm 2005 |
BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG NGHIỆP
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN NHƯỢNG HẠN NGẠCH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2005.
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16-01-2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền `hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28-05-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Văn bản số 708/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, đồng ý với nội dung đề xuất của Bộ Thương mại tại công văn số 0134/TM-DM về việc chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005;
Căn cứ Văn bản số 1536/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 3 năm 2005 của Văn phòng Chính Phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy chế điều hành cụ thể việc chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ giữa các doanh nghiệp sản xuất dệt may;
Căn cứ Thông tư Liên tịch của Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp số 4/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28/7/2004 về hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ;
Xét đề nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam,
Liên tịch Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc thực hiện chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 như sau:
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng việc chuyển nhượng hạn ngạch
Hạn ngạch được phép chuyển nhượng là hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 của thương nhân được Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp giao theo thành tích xuất khẩu của thương nhân, kể cả hạn ngạch ứng trước thành tích xuất khẩu.
Hạn ngạch phân bổ theo tiêu chí chuỗi được phân giao theo thành tích xuất khẩu của thương nhân là thành viên của một chuỗi hợp lệ, được phép chuyển nhượng giữa các thành viên trong chuỗi đó.
Hạn ngạch được phân bổ theo các tiêu chí khác ngoài tiêu chí thành tích và chuỗi không được phép chuyển nhượng.
Thương nhân chuyển nhượng hạn ngạch, sau đây gọi là Thương nhân Chuyển nhượng, là thương nhân được giao hạn ngạch được phép chuyển nhượng và có nhu cầu chuyển nhượng hạn ngạch.
Thương nhân nhận hạn ngạch chuyển nhượng, sau đây gọi là Thương nhân Nhận Chuyển nhượng, là thương nhân có năng lực sản xuất hàng dệt may và có nhu cầu trực tiếp xuất khẩu chủng loại hàng dệt may được chuyển nhượng.
Hợp đồng Chuyển nhượng là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển nhượng, di chuyển, vay nhường, điều hòa hạn ngạch giữa Thương nhân Chuyển nhượng và Thương nhân Nhận Chuyển nhượng, giữa các thành viên của Tổng công ty, giữa công ty mẹ-con, giữa các thành viên trong chuỗi theo mẫu 01 của Thông tư này.
2. Quy định về hạn ngạch và thương nhân liên quan tới việc chuyển nhượng:
2. 1. Nguyên tắc chuyển nhượng:
2.1.1. Số lượng hạn ngạch được phép chuyển nhượng của một thương nhân không vượt quá số lượng hạn ngạch của loại hạn ngạch được phép chuyển nhượng đã được cấp và chưa được sử dụng của thương nhân đó.
2.1.2. Chuyển nhượng hạn ngạch phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, trực tiếp, công khai giữa các thương nhân có nhu cầu thông qua Hợp đồng Chuyển nhượng.
Nghiêm cấm thực hiện chuyển nhượng thông qua môi giới, trung gian.
2.1.3. Phần hạn ngạch đã nhận chuyển nhượng không được chuyển nhượng tiếp.
2.1.4. Phần hạn ngạch đã nhận chuyển nhượng không được sử dụng để chuyển đổi.
2.2. Đối với Thương nhân Chuyển nhượng:
Thương nhân Chuyển nhượng (sở hữu có tên trong Bản Thông báo giao hạn ngạch) có thể chuyển nhượng hạn ngạch được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phần, cho một hoặc nhiều thương nhân khác.
2.3. Đối với Thương nhân Nhận Chuyển nhượng:
Trường hợp không sử dụng hết một phần hoặc toàn bộ số lượng hạn ngạch nhận chuyển nhượng, Thương nhân Nhận Chuyển nhượng phải báo cáo Liên Bộ Thương mại-Công nghiệp để giải quyết.
3. Xuất khẩu hàng dệt may sử dụng hạn ngạch chuyển nhượng sẽ được tính vào thành tích xuất khẩu của Thương nhân Nhận Chuyển Nhượng.
4. Tất cả các khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng phải được kê khai đầy đủ và hạch toán vào kinh doanh của thương nhân. Nghiêm cấm việc tư lợi, tiêu cực trong chuyển nhượng hạn ngạch.
5. Khuyến khích các thương nhân có nhu cầu chuyển nhượng hạn ngạch vào Trang mạng của Hiệp hội Dệt may Việt Nam www.textilevietnam.org.vn để gửi thông tin về nhu cầu chuyển nhượng của mình.
II. QUY TRÌNH CHUYỂN NHƯỢNG HẠN NGẠCH
6. Các thương nhân có nhu cầu chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng lập Hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng hạn ngạch của thương nhân được coi là hợp lệ nếu các chủ thể Hợp đồng và đối tượng chuyển nhượng đáp ứng được các quy định nêu tại phần I của Thông tư này.
Thương nhân Chuyển nhượng mang hồ sơ tới Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, sau đây gọi tắt là Phòng QLXNK khu vực, để xác nhận. Hồ sơ gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng hạn ngạch hợp lệ. (4 bản chính).
- Biên bản của Đoàn Kiểm tra Liên ngành (theo mẫu 02 tại Thông tư này) xác nhận năng lực sản xuất của Thương nhân Nhận Chuyển nhượng.(Nếu Thương nhân Nhận Chuyển nhượng là thương nhân mới, thương nhân chưa có thành tích chủng loại hàng có nhu cầu nhận chuyển nhượng).
- Thông báo giao hạn ngạch của Thương nhân chuyển nhượng. (bản chính và 2 bản sao).
7. Phòng QLXNK khu vực nơi quản lý Thương nhân Chuyển nhượng tiến hành:
- Xác nhận trên tất cả các bản hợp đồng nếu bộ hồ sơ xuất trình là hợp lệ;
- Xác nhận số lượng hạn ngạch chuyển nhượng trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng vào các bản Thông báo giao hạn ngạch của Thương nhân (cả bản chính và bản sao) và của Phòng QLXNK, ghi rõ tên và địa chỉ của Thương nhân Nhận Chuyển nhượng.
8. Sau khi có xác nhận của Phòng QLXNK, hồ sơ chuyển nhượng hạn ngạch được chuyển đến:
- Thương nhân Nhận Chuyển nhượng hạn ngạch
- Phòng QLXNK khu vực nơi Thương nhân Nhận Chuyển nhượng tiến hành thủ tục xuất khẩu hàng dệt may. (nếu khác với Phòng QLXNK khu vực quản lý Thương nhân Chuyển nhượng).
- Lưu tại Phòng QLXNK nơi xác nhận chuyển nhượng.
9. Việc cấp visa cho hạn ngạch chuyển nhượng được thực hiện tại Phòng QLXNK nơi Thương nhân Nhận Chuyển nhượng hạn ngạch đăng ký làm thủ tục visa.
Hồ sơ cấp visa, ngoài các chứng từ theo quy định hiện hành, bao gồm cả bộ hồ sơ chuyển nhượng đã được xác nhận.
Phòng QLXNK tiến hành cấp visa cho Thương nhân Nhận Chuyển nhượng với số lượng và chủng loại đã được xác nhận trên Hợp đồng chuyển nhượng và Bản sao Thông báo giao hạn ngạch liên quan tới việc chuyển nhượng bởi Phòng QLXNK quản lý Thương nhân Chuyển nhượng.
10. Các Phòng QLXNK khu vực mở sổ theo dõi việc chuyển nhượng hạn ngạch của thương nhân và lưu các hồ sơ chuyển nhượng, hàng tuần gửi báo cáo về Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may theo mẫu 03 kèm theo Thông tư này.
11. Thông tin về chuyển nhượng hạn ngạch (tên, số lượng thương nhân, chủng loại và số lượng hạn ngạch chuyển nhượng, giá cả) được cập nhật hàng tuần trên trang mạng của Bộ Thương mại và được gửi cho Hiệp hội dệt may Việt Nam để Hiệp hội cập nhật lên mạng của mình.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
12. Hiệp hội dệt may Việt Nam phát huy vai trò đầu mối của mình trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch hóa và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp về việc chuyển nhượng hạn ngạch, tạo điều kiện cho việc tận dụng hết nguồn hạn ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đảm bảo giá chuyển nhượng hợp lý, trên tinh thần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, tránh chèn ép, trục lợi.
13. Tổng công ty, Công ty mẹ, Trưởng chuỗi chủ động điều phối, ưu tiên việc di chuyển, vay nhường, chuyển nhượng hạn ngạch thành tích giữa các thương nhân của mình để đảm bảo tính kinh tế, giảm thiểu chi phí.
14. Đoàn Kiểm tra Dệt may Liên ngành, do Sở Thương mại/Thương mại-Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch Đầu tư, căn cứ đề nghị của thương nhân đầu tư mới, thương nhân chưa có thành tích xuất khẩu chủng loại đang phân giao, có nhu cầu nhận chuyển nhượng hạn ngạch, tổ chức kiểm tra năng lực sản xuất của thương nhân đó theo hướng dẫn của Liên Bộ Thương mại-Công nghiệp.
15. Tổ Giám sát Liên Bộ phối hợp cùng Ban điều hành hạn ngạch dệt may, Hiệp hội dệt may tiến hành kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện chuyển nhượng hạn ngạch.
16. Các trường hợp sai phạm liên quan tới việc chuyển nhượng sẽ bị xử lý như sau:
- Thương nhân và các chủ sở hữu, lãnh đạo, nhân viên của thương nhân thực hiện các hành vi gian lận trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị thu hồi toàn bộ hạn ngạch các loại, không được cấp tiếp hạn ngạch và/hoặc hồ sơ vụ việc liên quan sẽ được đưa tới cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Cán bộ, công chức có hành vi cố ý sai phạm trong quá trình xác nhận năng lực sản xuất, xác nhận số lượng chuyển nhượng, cấp visa liên quan tới việc chuyển nhượng sẽ bị kỷ luật theo quy định của của pháp luật hiện hành.
Thông tư Liên tịch này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Nơi nhận:
-Thủ tướng và các Phó thủ tướng Chính phủ,
-VP Quốc hội,
-VP Chủ tịch nước,
-VP Chính phủ,
-VP Trung ương và các Ban của Đảng,
-Các Bộ và Cơ quan ngang Bộ,
-UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW,
-Viện KSND tối cao,
-Tòa án ND tối cao,
-Cơ quan TW của các đoàn thể,
-Ban quản lý các KCN/KCX các tỉnh thành phố,
-Công báo,
-Hiệp hội Dệt May Việt Nam,
-Các Sở: TM và CN các tỉnh
-Phòng TM & CN Việt Nam,
-Các doanh nghiệp (để thực hiện),
-Các Phòng QLXNK (để thực hiện)
-Lưu: VT (BTM-BCN), BDM.
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯƠNG HẠN NGẠCH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
....ngày tháng năm 2005
HỢP ĐỒNG
Chuyển nhượng, điều hòa hạn ngạch thành tích/hạn ngạch chuỗi/ giữa các thương nhân, giữa thành viên của Tổng công ty/Công ty mẹ-con/Chuỗi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005
Số:...........
Căn cứ Thông tư liên tịch số ....../TTLT-BTM-BCN ngày tháng năm 2005 của Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp về Hướng dẫn thực hiện chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005.
Bên A : Bên chuyển nhượng: Công ty...
Địa chỉ:
Điện thoại: (số ĐT của người chuyên trách về XNK) Fax: Email:
Đại diện: Chức vụ:
Hiện đang làm thủ tục xuất khẩu hàng dệt may tại Phòng QLXNK khu vực...
Bên B : Công ty ....
Địa chỉ:
Điện thoại:(số ĐT của người chuyên trách về XNK) Fax: Email:
Đại diện: Chức vụ:
Hiện đang tiến làm thủ tục xuất khẩu hàng dệt may tại Phòng QLXNK khu vực ...
Chúng tôi cùng là thành viên của chuỗi:............. (nếu là chuyển nhượng hạn ngạch chuỗi)
Chúng tôi cùng là thành viên của Tổng công ty, Công ty mẹ-con:…(nếu là chuyển nhượng giữa các thành viên tổng công ty hoặc công ty mẹ/con)……
Sau khi bàn bạc thống nhất trên cơ sở tự nguyện, hai bên đồng ý ký Hợp đồng chuyển nhượng hạn ngạch thành tích/chuỗi hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 với các điều khoản sau:
Điều 1: Số lượng – Chủng loại:
Bên A chuyển nhượng cho bên B:
STT | Số và ngày của Thông báo hạn ngạch | Tên hàng | Cat. | Đơn vị | Tổng Số lượng HN theo Thông báo HN | Số lượng bên A đã sử dụng
| Số lượng chuyển nhượng | Số lượng còn lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng chuyển nhượng (viết bằng chữ):..ba nghìn.tá...
(bằng chữ:..........) chuyển vào tài khoản bên B:.......tại Ngân hàng:........ trong vòng.... ngày kể từ ngày.... hoặc đã thanh toán.../đã đặt cọc....số tiền còn lại....>
Bên B chuyển nhượng cho bên A
STT | Số và ngày của Thông báo hạn ngạch | Tên hàng | Cat. | Đơn vị | Tổng Số lượng HN theo Thông báo HN | Số lượng bên B đã sử dụng
| Số lượng chuyển nhượng | Số lượng còn lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng hạn ngạch chuyển nhượng (viết bằng chữ):.. ba nghìn... tá...
(bằng chữ:..........) chuyển vào tài khoản bên B:.....tại Ngân hàng:..... trong vòng....ngày kể từ ngày.... hoặc đã thanh toán.../đã đặt cọc....số tiền còn lại....>
Điều 2: Trách nhiệm của các bên
Bên chuyển nhượng có trách nhiệm cung cấp cho bên nhận chuyển nhượng bản sao Thông báo giao hạn ngạch (bản dành cho thương nhân) có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Phòng QLXNK để bên nhận chuyển nhượng làm thủ tục VISA.
Bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển nhượng (theo thỏa thuận) có trách nhiệm nộp lệ phí hạn ngạch vào tài khoản của Bộ Thương mại theo quy định hiện hành.
Điều 3: Điều khoản chung
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Hợp đồng chuyển nhượng này và các quy định liên quan của Liên Bộ Thương mại-Bộ Công nghiệp về chuyển nhượng hạn ngạch và quản lý hạn ngạch.
Hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau (mỗi bên giữ 01 bản, phòng QLXNK giữ 02 bản)
Đại diện bên A (Ký tên, chức danh, đóng dấu) | Đại diện bên B (Ký tên, chức danh, đóng dấu)
|
Phòng QLXNK (nơi quản lý .. tên Thương nhân chuyển nhượng) ….. Khu vực….:
Số lượng hạn ngạch chuyển nhượng ….. tá, thuộc Cat……theo hợp đồng này đã được xác nhận trên bản chính Thông báo giao hạn ngạch số…ngày….tháng..năm…của Thương nhân Chuyển nhượng và của Phòng QLXNK khu vực. Kính chuyển phòng QLXNK khu vực….…(quản lý Thương nhân Nhận Chuyển nhượng) để làm thủ tục visa cho …..(Tên Thương nhân Nhận Chuyển nhượng).
Ngày......tháng...... năm 2005
Ký tên đóng dấu
(Lãnh đạo Phòng QLXNK)
Tên thương nhân: .......................................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất: ................................................ Tổng số lượng thiết bị đã khai báo: ..........................
STT | Loại thiết bị | Số lượng thiết bị thực tế kiểm tra | Chứng từ mua bán thiết bị | Năm sản xuất | Xuất xứ thiết bị/ Hãng sản xuất | Tóm lược tình trạng thiết bị | ||
Đang sản xuất | Đã lắp đặt, c.bị đưa vào sản xuất | Trong kho, chưa lắp, chờ sửa chữa, bảo dưỡng | ||||||
1 | Máy may thẳng |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Máy chuyên dùng |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Vắt sổ |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Máy 2 kim |
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | Máy thùa khuyết |
|
|
|
|
|
|
|
2.4 | Máy vắt gấu |
|
|
|
|
|
|
|
2.5 | Loại khác |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Máy cắt |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Máy là hơi |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Thiết bị khác (nếu có thì ghi rõ loại gì) |
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng số thiết bị không tính thiết bị khác (mục 5): ................... chiếc - Tổng số thiết bị tính cả thiết bị khác: ................... chiếc
- Số dây chuyền sản xuất: ................... - Công suất từng dây chuyền: ................... - Tổng công suất: ...................
(Đơn vị tính: sản phẩm/đơn vị thời gian)
- Đánh giá chung về tình trạng thiết bị: ....................................................................................
............................................................................................................................................
và số thiết bị này có năng lực để sản xuất được các chủng loại sản phẩm: ............................................................................................................................
Xác nhận của đại diện thương nhân | Người lập biểu | Trưởng Đoàn kiểm tra
|
Mẫu 03 : Báo cáo của Phòng QLXNK.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
......, ngày …tháng …năm
Về việc tiến hành xác nhận chuyển nhượng hạn ngạch
Kính gửi: Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may-Bộ Thương mại
Phòng Quản lý XNK khu vực…báo cáo về tình hình xác nhận chuyển nhượng hạn ngạch thành tích 2005 cho các thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ từ ngày….đến…ngày như sau:
Tên thương nhân chuyển nhượng HN | Địa chỉ | Tên thương nhân nhận chuyển nhượng HN | Địa chỉ | Thực hiện thủ tục xuất khẩu tại (Tên Phòng QLXNK) | Chủng loại HN chuyển nhượng | Số lượng | HĐ chuyển nhượng số... ngày… tháng... năm... | Số Thông báo Hạn ngạch liên quan tới việc chuyển nhượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ký tên, đóng dấu
(Lãnh đạo Phòng QLXNK khu vực)
BỘ THƯƠNG MẠI PHÒNG QLXNK KHU VỰC… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
... ,ngày….tháng …năm
Về việc thực hiện thủ tục visa hạn ngạch chuyển nhượng
Kính gửi: Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may-Bộ Thương mại
Phòng Quản lý XNK khu vực…báo cáo về tình hình tiến hành thủ tục visa hạn ngạch chuyển nhượng cho các thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 từ ngày….đến…ngày... như sau:
Chủng loại (Cat) | Tên thương nhân đăng ký làm thủ tục visa | Địa chỉ | Số lượng | Theo HĐ chuyển nhượng số..ngày…tháng..năm | Được xác nhận tại (Tên phòng QLXNK xác nhận chuyển nhượng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cat 334/335 |
|
|
|
|
|
|
| A |
|
|
| Hà Nội |
|
| B |
|
|
| Hải Phòng |
|
| C |
|
|
|
|
|
Cat 338/339 |
|
|
|
|
|
|
| A |
|
|
|
|
|
| D |
|
|
|
|
|
Ký tên, đóng dấu
(Lãnh đạo Phòng QLXNK khu vực)
- 1Quyết định 52/2005/QĐ-BTC bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BTM công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thương mại ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Thông báo số 5265/TM-XNK ngày 15/10/2004 của Bộ Thương mại về việc hoàn trả hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu
- 4Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 01/2007/QĐ-BTM công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thương mại ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 52/2005/QĐ-BTC bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Công văn số 0477/TM-DM của Bộ Thương mại về việc chuyển nhượng hạn ngạch
- 3Thông báo số 5265/TM-XNK ngày 15/10/2004 của Bộ Thương mại về việc hoàn trả hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu
- 4Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 5Nghị định 29/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
- 6Thông tư liên tịch 04/2004/TTLT/BTM-BCN hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 do Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp ban hành
Thông tư liên tịch 06/2005/TTLT-BTM-BCN hướng dẫn chuyển nhượng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 do Bộ thương mại - Bộ công nghiệp cùng ban hành
- Số hiệu: 06/2005/TTLT-BTM-BCN
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 01/04/2005
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại
- Người ký: Bùi Xuân Khu, Lê Danh Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra