Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ CÔNG AN-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2001/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA | Hà Nội , ngày 28 tháng 3 năm 2001 |
Thi hành Quyết định số 06/2001/QĐ-TTg ngày 10/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp.
Sau khi có ý kiến của Toà án nhân dân tối cao tại Công văn số 28/TCCB ngày 19 tháng 02 năm 2001, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn số 276/VP-VKSTC ngày 19 tháng 02 năm 2001 và Bộ Quốc phòng tại Công văn số 491/BQP ngày 01/3/2001. Liên tịch Bộ Tư pháp, Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với các chức danh tư pháp như sau:
Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án đang làm việc tại các cơ quan Điều tra; Viện Kiểm sát; Toà án (kể cả thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an).
1. Mức 120.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên.
2. Mức 100.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với thư ký toà án
- Đối với Thẩm phán, Thư ký toà án thuộc Toà án nhân dân tối cao khi hưởng chế độ bồi dưỡng quy định tại Thông tư này thì không hưởng khoản trợ cấp ngoài lương đối với cán bộ, công chức Toà án nhân dân tối cao quy định tại Công văn số 683/VPCP-VX ngày 14/02/1997 của Văn phòng Chính phủ.
III. NGUỒN KINH PHÍ, CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp nêu trên được bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan có đối tượng được hưởng theo quy định tại Điểm I của Thông tư này.
2. Cách chi trả
- Việc bồi dưỡng đối với Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký toà án thuộc đơn vị nào do đơn vị đó chi trả.
- Mức bồi dưỡng được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành.
- Mức bồi dưỡng quy định tại Thông tư này không được tính để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
3. Quản lý, quyết toán kinh phí
Việc quản lý, cấp phát, hạch toán và quyết toán kinh phí theo chế độ quản lý tài chính hiện hành và được hạch toán vào mục 102, tiểu mục 08 theo chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
| KT. BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
- 1Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với thẩm phán, thư ký tòa án và thẩm tra viên ngành tòa án do Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 138/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát do Viện Kiểm sát tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính cùng ban hành
- 3Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội do Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 05/2001/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp do Bộ Tư Pháp - Ban Tổ Chức - Cán Bộ Chính Phủ -Bộ Tài Chính - Bộ Công An ban hành
- Số hiệu: 05/2001/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 28/03/2001
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thế Tiệm, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Trọng Điều, Nguyễn Văn Sản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra