- 1Thông tư 8-NL/TCKT2-1989 hướng dẫn thực hiện giá điện và định mức điện sinh hoạt của công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách do Bộ Năng lượng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 16-TT-LB năm 1990 hướng dẫn Quyết định 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/TT-LB | Hà Nội , ngày 28 tháng 2 năm 1992 |
Căn cứ Quyết định của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng trong Công văn số 605/PPLT ngày 22-01-1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh giá điện;
Căn cứ Quyết định số 05-VGNN/TLSX ngày 28-02-1992 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định giá bán điện sinh hoạt;
Sau khi trao đổi thống nhất với các ngành có liên quan; Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc bù giá điện cho công nhân viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương và các đối tượng chính sách xã hội như sau:
Việc bù giá điện sinh hoạt cho người hưởng lương và hưởng trợ cấp xã hội do Nhà nước điều chỉnh giá bán điện sinh hoạt được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
1. Nhà nước bảo đảm bù trực tiếp và kịp thời cùng với việc trả lương, trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng bù giá.
2. Đối tượng vừa hưởng lương, vừa hưởng trợ cấp xã hội thì được bù giá 1 lần ở nơi đang hưởng lương để tránh trùng lắp.
3. Việc bù giá điện thống nhất trong cả nước.
Các đối tượng được hưởng bù giá điện lần này không phân biệt có hay không sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày (vừa qua được bù giá dầu hoả thắp sáng theo quy định) bao gồm:
1. Công nhân viên chức Nhà nước, kể cả lao động hợp đồng từ một năm trở lên, hưởng lương hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trả thay lương hàng tháng.
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng hưởng lương thuộc các lực lượng vũ trang.
3. Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội:
- Công nhân viên chức và quân nhân đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Công nhân viên chức bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Thương binh hạng 1, hạng 2, bệnh binh hạng 1, hạng 2 đã về gia đình và người phục vụ thương bệnh binh hạng 1 về gia đình.
- Cán bộ Cách mạng lão thành hưởng sinh hoạt phí hàng tháng.
- Người có công với cách mạng hưởng định suất nuôi dưỡng hàng tháng.
- Thân nhân liệt sỹ, thân nhân công nhân viên chức từ trần hưởng định suất nuôi dưỡng hàng tháng.
1. Đơn giá bù là 409đ/Kwh (bằng chênh lệch giữa giá 450đ/Kwh theo quy định tại Quyết định số 05/VGNN-TLSX ngày 28-02-1992 và giá 41đ/Kwh theo quy định tại Quyết định số 06/VGNN-TLSX ngày 11-01-1989 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước).
2. Mức bù giá được xác định căn cứ vào đơn giá nói trên định mức điện sinh hoạt do Bộ Năng lượng công bố cho từng nhóm mức lương tại Thông tư số 08-NL/TCKT2, ngày 03-02-1989 áp dụng thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:
- Nhóm mức lương (lương cấp bậc hoặc chức vụ tính lại theo QĐ số 202, 203-HĐBT ngày 28-12-1988) | Định mức điện theo Thông tư số 08-NL/TCKT2 ngày 03 tháng 02 năm 1989 (đ/Kwh/tháng/người) | Mức bù |
Nhóm 1 từ 22.500 đến 25.466 | 30 | 12.270 |
Nhóm 2 từ 25.467 đến 30.580 | 35 | 14.315 |
Nhóm 3 từ 30.581 đến 40. 807 | 45 | 18.405 |
Nhóm 4 từ 40.808 đến 51.545 | 55 | 22.495 |
Nhóm 5 từ 51.546 đến 63.511 | 70 | 28.630 |
Nhóm 6 từ 63.512 đến 78.648 | 85 | 34.765 |
Nhóm 7 từ 78.649 trở lên | 100 | 40.900 |
Các đối tượng xã hội có mức trợ cấp dưới 22.500 đồng/tháng thì được hưởng mức bù giá điện ở nhóm 1.
- Đối với người về hưu, về nghỉ mất sức lao động hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì căn cứ để xác định mức bù giá điện là tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ được hưởng trước khi về nghỉ.
3. Đối với công nhân viên chức khu vực hành chính - sự nghiệp nghỉ thôi việc theo Quyết định số 111/HĐBT từ sau ngày 01 tháng 3 năm 1992 được tính trợ cấp có khoản bù giá điện mới theo quy định tại Thông tư này.
IV- NGUỒN KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC BÙ
1. Nguồn kinh phí:
- Đối với các đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, chính sách xã hội do Ngân sách nhà nước (Trung ương - địa phương) cấp bù theo chế độ phân cấp quản lý Ngân sách hiện hành:
- Đối với các đối tượng thuộc khu vực sản xuất kinh doanh (bao gồm cả xí nghiệp quốc phòng, xí nghiệp của Bộ Nội vụ) Giám đốc đơn vị có trách nhiệm trả tiền bù giá cho công nhân viên chức. Khoản bù giá điện được tính trong đơn giá và Tổng quỹ tiền lương xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương theo Quyết định số 317/HĐBT, Thông tư liên Bộ số 16/TT-LB ngày 05 tháng 11 năm 1990 và các hướng dẫn tiếp theo của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
2. Phương thức bù:
a) Khoản bù giá điện sinh hoạt được trả trực tiếp cùng với tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được hưởng.
b) Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, chính sách xã hội: Cơ quan hoặc đơn vị chủ quản căn cứ vào đối tượng được hưởng lập bảng kê gửi cơ quan Tài chính kiểm tra, cấp phát cùng với cấp phát kinh phí thường xuyên. Riêng đối với các đối tượng chính sách xã hội được bù giá điện sinh hoạt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê số đối tượng và số tiền được bù giá điện của từng huyện, quận và tổng hợp gửi Sở Tài chính. Hai Sở thống nhất tài liệu báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để xem xét cấp phát kinh phí bù điện cùng với cấp phát các khoản lương hưu, trợ cấp hàng tháng chuyển về địa phương.
Khoản chi về bù giá điện sinh hoạt đối với khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, chính sách xã hội được hạch toán vào mục 59 (riêng đối với các đối tượng dôi dư chờ giải quyết theo Thông tư liên Bộ số 79/TT-LB thì hạch toán vào mục 78), chương, loại, khoản, hạng tương ứng theo mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01-03-1992. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về liên Bộ biết để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung. Các quy định trước đây của các Bộ hoặc liên Bộ trái với Thông tư này không có giá trị thi hành.
Bùi Ngọc Thanh (Đã ký) | Lý Tài Luận (Đã ký) |
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 8-NL/TCKT2-1989 hướng dẫn thực hiện giá điện và định mức điện sinh hoạt của công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách do Bộ Năng lượng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 16-TT-LB năm 1990 hướng dẫn Quyết định 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch 04/TT-LB năm 1992 hướng dẫn bù giá điện cho công nhân viên chức lực lượng vũ trang hưởng lương và các đối tượng chính sách xã hội do Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 04/TT-LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 28/02/1992
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Bùi Ngọc Thanh, Lý Tài Luận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/1992
- Ngày hết hiệu lực: 20/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực