Điều 11 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
Điều 11. Đề ra yêu cầu điều tra và thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án về những vấn đề cần điều tra ngay từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra, bảo đảm để Điều tra viên, Cán bộ điều tra kịp thời thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án.
Kiểm sát viên có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói trong quá trình trực tiếp kiểm sát các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói. Đối với các hoạt động điều tra khác, Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản, nêu rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập. Văn bản yêu cầu điều tra phải được đưa vào hồ sơ vụ án.
2. Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án phải thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên; nếu thấy cần thiết, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có thể trao đổi với Kiểm sát viên để làm rõ những nội dung của yêu cầu điều tra. Trường hợp có nội dung yêu cầu điều tra mà Điều tra viên, Cán bộ điều tra không nhất trí, thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát để thống nhất về nội dung yêu cầu điều tra. Trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát hoặc đã tiến hành các hoạt động điều tra nhưng do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra phải nêu rõ lý do trong bản kết luận điều tra.
Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 19/10/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Quý Vương, Bùi Mạnh Cường, Lê Chiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1165 đến số 1166
- Ngày hiệu lực: 10/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
- Điều 4. Thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 5. Thay đổi, hủy bỏ lệnh, quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
- Điều 6. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát
- Điều 7. Khởi tố vụ án; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
- Điều 8. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Điều 9. Khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
- Điều 10. Giao nhận, xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
- Điều 11. Đề ra yêu cầu điều tra và thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên
- Điều 12. Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 13. Thông báo; chuyển biên bản về các hoạt động điều tra
- Điều 14. Tính thời hạn tố tụng trong trường hợp nhập vụ án hình sự, bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn, khởi tố, điều tra bổ sung về một tội phạm khác
- Điều 15. Áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 16. Phê chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can
- Điều 17. Tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ và cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam
- Điều 18. Sử dụng lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra và quyết định gia hạn thời hạn tạm giam của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
- Điều 19. Sử dụng lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi còn thời hạn tạm giam và việc tạm giam bị can khi chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền
- Điều 20. Gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra
- Điều 21. Áp dụng biện pháp bảo lĩnh
- Điều 22. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
- Điều 23. Áp dụng một số biện pháp ngăn chặn khi gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố
- Điều 24. Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân thương mại liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án
- Điều 25. Quyết định, phê chuẩn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 26. Thực hiện biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 27. Hủy bỏ, kết thúc việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 28. Việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 29. Chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền; nhập, tách vụ án hình sự
- Điều 30. Phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên trong trường hợp ủy thác điều tra
- Điều 31. Chuẩn bị kết thúc điều tra vụ án
- Điều 32. Tạm đình chỉ điều tra
- Điều 33. Đình chỉ điều tra
- Điều 34. Chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự
- Điều 35. Thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố
- Điều 36. Giao nhận hồ sơ vụ án kết thúc điều tra và vật chứng
- Điều 37. Áp dụng một số quy định của Thông tư liên tịch trong quan hệ phối hợp giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
- Điều 38. Hiệu lực thi hành
- Điều 39. Tổ chức thực hiện