Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2009/TTLT-BTP-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Liên tịch Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án như sau:
Điều 1. Đối tượng được bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án quy định tại Điều 27 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án.
2. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Nếu tổ chức mới thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này thì ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
b) Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ tổ chức tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách. Trường hợp quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách. Nếu các tổ chức mới thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này thì ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
c) Trường hợp giải thể, chuyển đổi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể, chuyển đổi có trách nhiệm xác định rõ tổ chức tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án. Trường hợp quyết định giải thể, chuyển đổi không xác định rõ tổ chức tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án thì cơ quan ra quyết định giải thể, chuyển đổi phải có nghĩa vụ thực hiện việc bảo đảm tài chính để thi hành án.
Điều 2. Điều kiện bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi:
1. Đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án.
2. Cơ quan, tổ chức đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí giao khoán theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước hoặc giao tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc khoản kinh phí tiết kiệm được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định tại Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng vẫn không có khả năng thi hành án.
Khoản kinh phí tiết kiệm nêu trên được xác định tại thời điểm lập hồ sơ bảo đảm tài chính để thi hành án và chỉ được sử dụng để bảo đảm cho các nghĩa vụ phải thi hành án.
Điều 3. Phạm vi bảo đảm tài chính để thi hành án
Ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong các trường hợp sau:
1. Đối với nghĩa vụ thanh toán bằng tiền được xác định trong bản án, quyết định, bao gồm nghĩa vụ bằng tiền mặt và nghĩa vụ bằng tài sản nếu bản án, quyết định đã quy ra thành tiền.
2. Đối với nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định là nghĩa vụ giao tài sản nhưng tài sản phải giao bị giảm giá trị hoặc tài sản phải giao không còn sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Điều 4. Xác định nghĩa vụ phải thi hành án
Nghĩa vụ phải thi hành án là căn cứ tính mức bảo đảm tài chính để thi hành án và được xác định như sau:
1. Khoản tiền được xác định trong bản án, quyết định đối với nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho người được thi hành án, bao gồm nghĩa vụ bằng tiền mặt và nghĩa vụ bằng tài sản nếu bản án, quyết định đã quy ra thành tiền.
2. Đối với nghĩa vụ trong bản án, quyết định là nghĩa vụ giao tài sản nhưng tài sản phải giao bị giảm giá trị hoặc tài sản phải giao không còn sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, thì nghĩa vụ phải thi hành án là giá trị phần tài sản bị giảm sút trong trường hợp tài sản bị giảm sút giá trị hoặc giá trị của tài sản trong trường hợp tài sản phải giao không còn. Giá trị giảm sút hoặc giá trị của tài sản phải giao được xác định như sau:
a) Giá trị trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá nếu các bên đương sự không thoả thuận được việc thanh toán bằng tiền đối với tài sản là vật cùng loại hoặc thoả thuận thanh toán bằng tiền cao hơn giá trị trong văn bản thẩm định giá.
b) Giá trị thoả thuận của các bên đương sự trong trường hợp giá trị thoả thuận thấp hơn giá trị xác định trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá.
3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với nhiều người được thi hành án trong một bản án, quyết định hoặc phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án trong nhiều bản án, quyết định khác nhau, thì nghĩa vụ phải thi hành án là tổng các nghĩa vụ thi hành án mà cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện.
Điều 5. Mức bảo đảm tài chính để thi hành án
Mức bảo đảm tài chính để thi hành án do người có thẩm quyền quyết định được xác định như sau:
a) Mức bảo đảm tài chính để thi hành án là phần còn lại của nghĩa vụ thi hành án sau khi cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã áp dụng các biện pháp tài chính được quy định tại
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án không có khả năng áp dụng các biện pháp tài chính quy định tại
Điều 6. Nguồn kinh phí ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án; cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 7. Thủ tục thực hiện bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp tài chính quy định tại
Sau khi áp dụng các biện pháp tài chính quy định tại
a) Đối với cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán cấp I (của ngân sách các cấp), hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính phải gửi Bộ Tài chính (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương) thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án; hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương) thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
b) Đối với cơ quan, tổ chức phải thi hành án không phải là đơn vị dự toán cấp I thì hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính phải gửi đến cơ quan cấp trên trực tiếp để xem xét, tổng hợp, gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp trên có trách nhiệm xem xét, gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính đến đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương) hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương).
c) Đối với cơ quan, tổ chức phải thi hành án là Uỷ ban nhân dân các cấp thì cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ bảo đảm tài chính trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
2. Việc xem xét, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách Trung ương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính về Bộ Tài chính thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án, Bộ Tài chính hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
3. Hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án gồm:
a) Văn bản đề nghị được bảo đảm tài chính để thi hành án của cơ quan, tổ chức phải thi hành án gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Quyết định thi hành án;
d) Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người có lỗi đã gây ra thiệt hại và của cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm quy định tại
đ) Biên bản thoả thuận thanh toán bằng tiền đối với nghĩa vụ giao tài sản của các bên đương sự. Biên bản phải được lập thành văn bản, có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các bên đương sự và có xác nhận của Chấp hành viên phụ trách việc thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức có chức năng thẩm định giá chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày các bên đương sự không thoả thuận được việc thanh toán bằng tiền hoặc kể từ ngày các bên đương sự thoả thuận được thanh toán bằng tiền nghĩa vụ giao tài sản theo bản án, quyết định. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định giá cho cơ quan tài chính thẩm định hồ sơ bảo đảm tài chính.
4. Quyết định bảo đảm tài chính để thi hành án được gửi cho cơ quan, tổ chức phải thi hành án và cơ quan thi hành án.
Kinh phí bảo đảm thi hành án được cấp trực tiếp cho cơ quan, tổ chức phải thi hành án theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Điều 8. Thanh toán tiền thi hành án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm thi hành án, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải tiến hành các thủ tục thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án thông qua cơ quan thi hành án hoặc chuyển số tiền bảo đảm tài chính vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thi hành án để thanh toán cho người được thi hành án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kinh phí bảo đảm tài chính để thi hành án, cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản về tình hình thanh toán tiền thi hành án cho người được thi hành án, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi cơ quan tài chính đã cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.
Trường hợp đối tượng thi hành án là tài sản, cơ quan thi hành án có trách nhiệm ký hợp đồng với tổ chức có chức năng thẩm định giá để thẩm định giá tài sản thi hành án. Chi phí thẩm định giá là một khoản chi nghiệp vụ đặc thù của cơ quan thi hành án dân sự và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thi hành án dân sự.
Điều 10. Thủ tục hoàn trả các khoản bảo đảm tài chính để thi hành án vào ngân sách nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm thu hồi số tiền hoàn trả của người gây thiệt hại để nộp ngân sách nhà nước.
Số tiền được thu hồi từ người gây ra thiệt hại phải được nộp vào ngân sách Trung ương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án hoặc nộp vào ngân sách địa phương đối với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án.
Việc quyết toán, thu, nộp ngân sách số tiền thu hồi được thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
2. Mức hoàn trả vào ngân sách nhà nước phải do Hội đồng xét hoàn trả quyết định trên cơ sở xem xét mức độ lỗi, mức tiền thuộc trách nhiệm phải thi hành án, hoàn cảnh gia đình, nhân thân và điều kiện kinh tế của người gây ra thiệt hại.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm ra quyết định thành lập Hội đồng xét hoàn trả, chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc bảo đảm tài chính để thi hành án.
4. Thành viên Hội đồng xét hoàn trả gồm: Chủ tịch Hội đồng xét hoàn trả là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thi hành án, đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở, người phụ trách trực tiếp của người gây ra thiệt hại, kế toán trưởng, những người có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thi hành án ra quyết định về mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả trên cơ sở đề nghị của Hội đồng. Quyết định hoàn trả phải gửi cho người gây ra thiệt hại và những người có liên quan để thực hiện. Trong trường hợp có đơn yêu cầu được miễn, giảm mức hoàn trả, người đứng đầu tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Quyết định về việc miễn, giảm mức hoàn trả phải nêu rõ căn cứ pháp lý và lý do giải quyết.
6. Trong trường hợp người gây ra thiệt hại đồng thời là người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải thi hành án ra quyết định về mức hoàn trả vào ngân sách nhà nước.
7. Trường hợp người phải hoàn trả không thống nhất với mức hoàn trả hoặc từ chối hoàn trả thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải lập hồ sơ yêu cầu Toà án giải quyết.
Điều 11. Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Hàng năm, căn cứ thực tế bảo đảm tài chính để thi hành án của năm trước, các Bộ, ngành trung ương; các cơ quan chuyên môn ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm thi hành án để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được sử dụng khi phát sinh việc cấp kinh phí chi trả để thi hành án, không phân bổ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án.
3. Kết thúc năm tài chính, các cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm để thi hành án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành, thay thế Thông tư số 86/2005/TT-BTC ngày 03/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Quyết định số 136/2005/QĐ-TTg ngày 09/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự.
2. Những trường hợp thuộc diện hỗ trợ tài chính theo Quyết định số 136/2005/QĐ-TTg ngày 09/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự chưa làm hồ sơ hoặc đã làm hồ sơ nhưng chưa được hỗ trợ tài chính để thi hành án, nếu thuộc các đối tượng quy định tại
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết, xử lý.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
Nơi nhận: |
- 1Thông tư 86/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 136/2005/QĐ-TTg hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2069/QĐ-BTP công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong lĩnh vực thi hành án dân sự tính đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 86/QĐ-BTP năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2016
- 6Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 86/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 136/2005/QĐ-TTg hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2069/QĐ-BTP công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong lĩnh vực thi hành án dân sự tính đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 86/QĐ-BTP năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2016
- 5Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 136/2005/QĐ-TTg về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 3Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị định 68/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 5Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 6Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 7Luật thi hành án dân sự 2008
- 8Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 9Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 04/2009/TTLT-BTP-BTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 15/10/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Đức Chính, Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 493 đến số 494
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra