Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/TT-LB

Hà Nội , ngày 07 tháng 3 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03/TT-LB NGÀY 07-3-1992 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRỢ CẤP THÊM ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Thi hành Quyết định số 70/HĐBT ngày 05-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về "trợ cấp của công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội", sau khi trao đổi ý kiến với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối tượng, cách tính và nguồn chi trả.

- Đối tượng, cách tính, nguồn chi trả khoản trợ cấp thêm này cũng thực hiện như quy định tại các Thông tư số 09/TT-LB ngày 10-9-1990; số 01/TT-LB ngày 09-0-1991, số 03/TT-LB ngày 29-4-1991, số 13/TT-LB ngày 05-11-1991 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thi hành các Quyết định số 319/HĐBT ngày 04-9-1990, số 449/HĐBT ngày 31/12/1990, số 129/HĐBT ngày 20-4-1991 và số 324/HĐBT ngày 18-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về trợ cấp đối với công nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội.

- Đối với công nhân viên chức hành chính sự nghiệp được giải quyết chế độ theo Quyết định số 111/HĐBT ngày 12-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, từ ngày 01-3-1992 các Bộ ngành, địa phương khi xây dựng phương án sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp và tính toán kinh phí để giải quyết chế độ cho người lao động phải tính thêm khoản trợ cấp 25% này cùng các chế độ khác đã hướng dẫn tại Thông tư số 04/TT-LB ngày 24-5-1991 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính trước khi báo cáo về Trung ương xét duyệt.

Số công nhân viên chức ở các đơn vị hành chính sự nghiệp qua sắp xếp biên chế đã có quyết định thôi việc (hoặc điều chuyển) nhưng sau ngày 01-3-1992 mới nhận trợ cấp thôi việc ỹung được tính thêm khoản trợ cấp 25% theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong thực tế nếu có phát sinh đối tượng nói trên (nhận trợ cấp thôi việc sau ngày 01-3-1992) đề nghị các Bộ, ngành và địa phương tiến hành kiểm tra thực tế đã chi trả ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và lập dự toán gửi về Trung ương để làm cơ sở xem xét cấp bổ sung. Việc quyết toán phần kinh phí bổ sung này thực hiện theo quy định hiện hành.

Số công nhân viên chức thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp đã được cấp kinh phí thực hiện Quyết định số 111/HĐBT đã có quyết định thôi việc (hoặc điều chuyển) và đã nhận trợ cấp một lần trước ngày 01-3-1992 thì không được tính thêm khoản trợ cấp 25% này.

- Các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội mà mức trợ cấp đã được tính theo định lượng lương thực, thì không được hưởng khoản trợ cấp thêm này.

- Khoản cấp này không được cộng vào lương cấp bậc (hoặc chức vụ), trợ cấp chính, sinh hoạt phí, học bổng để tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác;

- Đối với các lực lượng vũ trang có văn bản hướng dẫn riêng.

2. Mức trợ cấp

Các đối tượng nêu tại điểm 1 nói trên, ngoài mức trợ cấp 75% hiện hưởng, từ 01-03-1992 hàng tháng được hưởng trợ cấp thêm 25% mức lương cấp bậc (hoặc chức vụ), lương hưu, lương hoặc trợ cấp trả theo chế độ bảo hiểm xã hội; trợ cấp chính, trợ cấp lần đầu khi về nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, sinh hoạt phí, trợ cấp thôi việc... đã được tính lại theo Quyết định số 203/HĐBT ngày 28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng.

Các đối tượng hưởng chính sách xã hội, mức trợ cấp cụ thể theo phụ lục đính kèm.

Khoản trợ cấp này được hạch toán vào mục 70 (riêng đối với các đối tượng dôi dư chờ giải quyết theo Thông tư liên Bộ số 79/TT-LB thì hạch toán vào mục 78), chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

3. Đối với công nhân, viên chức khu vực sản xuất kinh doanh, khoản trợ cấp thêm này chỉ được áp dụng khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông.

4. Đối với trường hợp di chuyển (kể cả di chuyển chỗ ở) thì đơn vị mới tiếp nhận căn cứ vào giấy giới thiệu chi trả lương, lương hưu, trợ cấp... của đơn vị cũ giới thiệu làm cơ sở để trả khoản trợ cấp thêm này cho đương sự.

5. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 1992.

Ở những nơi đã tự quy định mức trợ cấp thêm cao hơn quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đều phải rút xuống cho bằng mức trợ cấp của quyết định này. Ngân sách Nhà nước chỉ thanh toán quyết toán quỹ lương, quỹ trợ cấp của các đối tượng trên theo mức quy định tại Quyết định số 70/HĐBT ngày 05-03-1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ để có ý kiến hướng dẫn giải quyết.

Bùi Ngọc Thanh

(Đã ký)

Lý Tài Luận

(Đã ký)