Điều 22 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Luật tố tụng hành chính
Điều 22. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Kiểm sát viên xét thấy cần xác minh, thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án kịp thời, đúng pháp luật thì Kiểm sát viên gửi văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật TTHC.
2. Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên gửi văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ cho Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Tòa án gửi cho Kiểm sát viên bản sao tài liệu, chứng cứ ngay sau khi Tòa án thu thập được. Nếu tại phiên tòa, Tòa án mới nhận được tài liệu, chứng cứ đó thì Tòa án công bố tài liệu, chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 182 Luật TTHC.
Trường hợp việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được hoặc Tòa án xét thấy không cần thiết thì chậm nhất là đến ngày hết thời hạn mở phiên tòa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 149 hoặc khoản 3 Điều 221 Luật TTHC, Tòa án thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 187 Luật TTHC, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên thì phải nêu rõ lý do, Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên tại phiên tòa và việc Hội đồng xét xử chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trường hợp đã tạm ngừng phiên tòa nhưng việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được thì trước ngày Tòa án tiếp tục xét xử vụ án, Tòa án thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Luật tố tụng hành chính
- Số hiệu: 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 31/08/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Bùi Ngọc Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1099 đến số 1100
- Ngày hiệu lực: 18/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Ký quyết định kháng nghị
- Điều 3. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ án hình sự
- Điều 4. Tòa án chuyển hồ sơ vụ án hành chính để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 5. Tòa án chuyển hồ sơ vụ án hành chính để Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị
- Điều 6. Chuyển hồ sơ để xem xét việc kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 7. Phương thức chuyển hồ sơ
- Điều 8. Chuyển giao tài liệu, chứng cứ được cung cấp, thu thập bổ sung cho Viện kiểm sát
- Điều 9. Thông báo, chuyển tài liệu, chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập
- Điều 10. Gửi quyết định, văn bản thông báo về việc chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền
- Điều 11. Gửi văn bản thông báo về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 12. Gửi văn bản trả lại đơn khởi kiện; văn bản thông báo ngày mở phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị; quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 13. Gửi văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sau khi hoãn, việc tiếp tục tạm ngừng phiên tòa
- Điều 14. Gửi văn bản thông báo về việc kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo
- Điều 15. Gửi văn bản thông báo, quyết định về việc xem xét kháng cáo quá hạn
- Điều 16. Gửi văn bản giải thích lý do kháng nghị quá hạn
- Điều 17. Gửi văn bản thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; gửi văn bản thông báo về thời gian mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 18. Gửi quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 19. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo
- Điều 20. Quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên
- Điều 21. Yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện
- Điều 22. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
- Điều 23. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp
- Điều 24. Thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 25. Thông báo thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 26. Viện kiểm sát tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Điều 27. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
- Điều 28. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn
- Điều 29. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
- Điều 30. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm