Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Điều 5. Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:
a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;
b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
3. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.
Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 06/01/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh Trung Tụng, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Tống Anh Hào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 105 đến số 106
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 4. Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 5. Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
- Điều 6. Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu
- Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
- Điều 8. Hiệu lực thi hành
- Điều 9. Giải thích, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch