Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56-TTLB/TC-NV

Hà Nội , ngày 17 tháng 7 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH-NỘI VỤ SỐ 56 TTLB/TC-NV NGÀY 17/7/1995 HƯỚNG DẪN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Căn cứ vào Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác trật tự an toàn giao thông Đường bộ và trật tự an toàn giao thông Đô thị;
Căn cứ vào điều 8 Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, Ngành liên quan, Liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị (Sau đây gọi tắt là trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị) như sau:

I -NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG.

1- Kể từ ngày 1/8/1995 người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị không được trực tiếp thu tiền xử phạt.

2 - Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam bị xử phạt tiền có trách nhiệm nộp tiền phạt (bằng đồng Việt nam) tại nơi quy định được ghi trong quyết định xử phạt.

3 - Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) thống nhất phát hành (theo mẫu đính kèm). Việc quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt được thực hiện theo chế độ quản lý ấn chỉ thuế của Bộ Tài chính.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lính vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị do Bộ Nội vụ quy định áp dụng thống nhất trong cả nước (theo mẫu đính kèm).

4 - Mọi khoản thu về tiền phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị đều phải tập trung vào ngân sách Trung ương thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước để sử dụng vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị theo kế hoạch tài chính hàng năm được duyệt.

5 - Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tạo điều kiện cho Kho bạc Nhà nước tổ chức các điểm thu thích hợp để thực hiện việc thu tiền nộp phạt được nhanh chóng, thuận tiện.

II - NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ.

1 - Người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị phải ra quyết định xử phạt làm cho cơ sở cho việc thu tiền phạt vào Ngân sách Trung ương. Quyết định xử phạt có 2 loại mẫu: Mẫu số 1 sử dụng đê xử phạt tiền đến 20.000 đ; Mẫu số 2 sử dụng để xử phạt trong trường hợp phải lập biên bản vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt khi ra quyết định xử phạt lập thành 3 bản (1 bản giao cho người bị xử phạt, 1 bản giao cho cơ quan Kho bạc Nhà nước do người bị xử phạt trực tiếp chuyển đến, 1 bản lưu tai cơ quan Nhà nước của người có thẩm quyền xử phạt). Đối với quyết định phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên phải lập thêm 1 bản quyết định xử phạt gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2 - ở những địa bàn trọng điểm có nhiều vi phạm, KBNN tổ chức những điểm thu tại các đầu mối giao thông quan trọng hoặc có thể kết hợp với các địa điểm thu thuế, bán trái phiếu KBNN để thực hiện việc thu tiền phạt trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố (mỗi Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh bố trí từ 3 - 5 điểm, mỗi Huyện từ 1 -3 điểm thu) KBNN các cấp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử phạt tổ chức các điểm thu cho phù hợp, thuận tiện và công bố điểm thu tiền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt biết để hướng dẫn cho người bị xử phạt nộp tiền phạt đúng nơi quy định.

3 - Để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, người bị xử phạt phải để lại phương tiện giao thông hoặc 1 trong những giấy tờ có liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện (giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện, giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe); đối với các trường hợp xử phạt không liên quan đến phương tiện giao thông người bị xử phạt phải để lại giấy tờ tuỳ thân hoặc tài sản tương đương với số tiền bị xử phạt cho đến khi người vi phạm đã nộp đủ tiền phạt vào nơi quy định

4 - Người bị xử phạt có trách nhiệm nộp tiền phạt vào địa điểm thu tiền của KBNN theo đúng quy định tại quyết định xử phạt trong thời gian tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Khi nộp tiền phạt, người bị xử phạt yêu cầu cơ quan KBNN cấp liên 2 và liên 3 biên lai thu tiền phạt (liên 3 nộp cho cơ quan quyết định phạt để làm căn cứ nhận lại giấy tờ hoặc tài sản).

5 - Cơ quan KBNN khi thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người vi phạm để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt. Biên lai thu tiền phạt bao gồm 4 liên: 1 liên báo soát, 1 liên lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, 1 liên người bị xử phạt giữ và 1 liên lưu tại cuống biên lai. Người được giao nhiệm vụ thu tiền phạt phải đăng ký số hiệu biên lai thu tiền phạt áp dụng như quy định chung đối với các chứng từ thu tiền của Bộ Tài chính. Định kỳ hàng quí, cả năm KBNN báo cáo quyết toán sử dụng biên lai thu tiền phạt với cơ quan thuế nơi cấp biên lai.

6 - Định kỳ 10 ngày (vào ngày 1, 10, 20 hàng tháng) Kho bạc Nhà nước và cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số thu tiền phạt và số tiền xử phạt và số tiền xử phạt đã ra quyết định nhưng chưa nộp để có biện pháp đôn đốc truy thu hoặc cưỡng chế thi hành.

7 - Cuối ngày, người thu tiền phạt lập bảng kê biên lai thu tiền phạt và lập chứng từ nộp tiền phạt vào KBNN, Tiền thu về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được nộp vào NSTW theo chương 99 - loại 14 - khoản 01 - hạng 9 - mục 45 < thu tiền phạt về vi phạm trật tự an toàn giao thông và đô thị > của mục lục NSNN.

8 - Toàn bộ tiền thu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được theo dõi riêng và để bổ sung kinh phí cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị.

9 - Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương lập dự toán kinh phí phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị gửi cho Bộ Tài chính để làm căn cứ lập dự toán NSNN. Căn cứ vào số thu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị, căn cứ vào dự toán kinh phí cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị đã được duyệt, Bộ Tài chính sẽ cấp bổ sung kinh phí cho Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương để phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị.

III/ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG VIỆC XỬ LÝ VÀ THU TIỀN PHẠT.

1 - Người cơ thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm phải căn cứ vào các mức phạt cụ thể quy định tại Nghị định của Chính phủ để quyết định đúng mức phạt, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người vi phạm nộp tiền phạt đúng nơi quy định. Đối với những quyết định xử phạt mà người vi phạm chưa nộp tiền, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế theo quy định của Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính.

2 - KBNN Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và hạch toán thu tiền phạt phù hợp với các quy định trên đây, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức các bàn thu tiền để thu kịp thời tiền phạt cho Nhà nước và đảm bảo toàn bộ số thu tiền phạt được cập nhật và theo dõi thường xuyên theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

3 - Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, có trách nhiệm phối hợp với Cục Thuế, cơ quan KBNN kiểm tra, giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạt theo đúng quy định.

4 - Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ được giao đê thu tiền phạt mà không ra quyết định xử phạt, không ghi biên lai hoặc giả mạo biên lai thu tiền phạt.

5 - Mọi tổ chữc và cá nhân vi phạm các quy định về xử phạt, thu tiền phạt đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, vượt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 - Đề nghị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến tới đông đảo nhân dân và hướng dẫn, kiểm tra, thi hành đúng các quy định tại Thông tư này.

2 - Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/8/1995.

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC THUẾ

..................................

Đơn vị thu:...........

Mã số:................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu CTT 45

AM /95

Quyển số:...................

Số:.....................

BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT

(Liên ............................)

Họ tên người nộp tiền:......................................................

Địa chỉ:...........................................................................

Lý do nộp phạt:................................................................

Theo quyết định xử phạt số:............................ngày.......tháng.....năm 199.....

Cơ quan xử phạt:...............................Số tiền:...................

(Viết bằng chữ):................................................................

Ngày......tháng.......năm 199....

Người thu tiền (Mã số)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Liên 1: Báo soát

Liên 2: Giao cho người nộp tiền

Liên 3: Lưu cơ quan quyết định phạt

Liên 4: Lưu tại cuống biên lai

MẪU SỐ: 01/XPHC

....................................

....................................

Số: /QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........................ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Phát tiền tại chỗ đến 20.000 đồng)

- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số /CP của Chính phủ ngày /7/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông Đường bộ và trật tự an toàn giao thông Đô thị.

- Tôi:.....................................; Chức vụ:.................................................

Đơn vị công tác:............................................

QUYẾT ĐỊNH

- Phạt tiền.............000đồng.......................(Viết bằng chữ)

- Đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức):.......................................

Địa chỉ:............................................................................

- Đã có hành vi vi phạm:..................................................

..................................................................... Qui định tại

điều.....khoản.....điểm.....Nghị định số......../CP ngày..../7/1995.

- Địa điểm phát hiện vi phạm:.......................................

- Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại.............................................. để nộp tiền phạt.

- Những giấy tờ, tài sản giữ lại tại cơ quan của người có thẩm quyền phạt:......................................................................

- Trong thời hạn 5 ngày nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành./.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ: 02/XPHC

......................................

.....................................

Số: /QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........................ngày tháng năm 199

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số /CP của Chính phủ ngày /7/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông Đường bộ và trật tự an toàn giao thông Đô thị.

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính lập ngày ...... tháng......năm 199

- Xét nội dung, tính chất, hành vi vi phạm hành chính.

- Tôi:..................; Chức vụ:......................................

Đơn vị công tác:.............................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều1: - Xử phạt đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức):.........................................

+ Địa chỉ:.............................................................

+ Nghề nghiệp:.......................................................

+ Đã có hành vi vi phạm:...........................................

............................................ Qui định tại điều ........ ; khoản..........

điểm.......Nghị định số....../CP ngày ..../7/1995.

+ Hình thức xử phạt hành chính:....................................................

....................................................................................................

+ Hình thức phạt bổ sung:.............................................................

....................................................................................................

+ Các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện:..................................

....................................................................................................

+ Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):.......................................

....................................................................................................

Điều 2: - Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại ..................... để nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt và biện pháp khác tại Điều 1 quyết định này. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt này sẽ bị cưỡng chế thi hành. Ông, Bà (hoặc tổ chức) có quyền khiếu nại tại........................... trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Điều 3: - Quyết định này có hiệu lực từ ngày ......tháng......năm 199

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 56-TTLB/TC-NV năm 1995 hướng dẫn thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 56-TTLB/TC-NV
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 17/07/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
  • Người ký: Lê Thế Tiệm, Lê Thị Băng Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/1995
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản