Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI THƯƠNG-BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5-TT/LB | Hà Nội , ngày 08 tháng 6 năm 1987 |
Liên bộ Thuỷ sản - Ngoại thương hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
1. Về tỷ lệ kết hối ngoại tệ cho Trung ương.
Văn bản số 466-V2 bổ sung, sửa đổi như sau: "Chỉ thị số 96-CT quy định tỷ lệ kết hối ngoại tệ cho Trung ương bình quân là 40%, các mặt hàng đặc sản là 45%. Nay nói rõ: từ nay đến hết năm 1987, địa phương và ngành Thuỷ sản có nghĩa vụ đóng góp cho Trung ương 20%, miễn thanh toán lại bằng tiền Việt Nam; từ 20% đến 25% còn lại Trung ương sẽ thanh toán bằng vật tư xăng dầu, thiết bị, máy móc, hàng tiêu dùng thiết yếu. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối, kể cả ứng trước số vật tư, hàng hoá này cho ngành Thuỷ sản trong kế hoạch. Trường hợp các cơ quan chức năng ở Trung ương không cân đối và không đáp ứng kịp thời, thì ngành Thuỷ sản được dành số ngoại tệ này để nhập hàng hoá vật tư nói trên bảo đảm sản xuất và đời sống ngư dân".
Liên Bộ hướng dẫn:
a) Các mặt hàng đặc sản gồm tôm, mực, yến sào, điệp vây, bóng cá, các đơn vị và địa phương có nghĩa vụ đóng góp cho Trung ương 20% số ngoại tệ thu được theo giá xuất khẩu FOB miễn thanh toán lại bằng tiền Việt Nam.
b) Các mặt hàng cá và thuỷ sản khác, các đơn vị và địa phương có nghĩa vụ đóng góp cho Trung ương 10%. Số ngoại tệ thu được theo giá xuất khẩu FOB miễn thanh toán lại bằng tiền Việt Nam.
Tỷ lệ đóng góp nói trên là trích trên giá trị ngoại tệ của thuỷ sản xuất khẩu thu được (theo giá xuất khẩu FOB) bao gồm sản phẩm trong chỉ tiêu kế hoạch, vượt kế hoạch hoặc Nhà nước chưa giao kế hoạch.
c) Số lượng vật tư, hàng hoá Nhà nước cân đối và kể cả ứng trước cho ngành Thuỷ sản để thu thêm từ 20 đến 25% ngoại tệ thu được do xuất khẩu thuỷ sản phải thực hiện nguyên tắc mua và bán, thanh toán bằng ngoại tệ, theo giá của Bộ, Ngoại thương thông báo trong từng thời điểm của thị trường quốc tế và trên chứng từ thực tế mà các cơ quan vật tư Nhà nước giao cho ngành Thuỷ sản.
d) Trường hợp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các cơ quan chức năng ở trung ương không cân đối đủ và không đáp ứng kịp thời thì chậm nhất là cuối tháng 6 năm 1987 phải làm thủ tục xác nhận ngay để Bộ Ngoại thương duyệt kế hoạch nhập khẩu cho các đơn vị thuộc ngành Thuỷ sản.
2. Những trường hợp được miễn kết hối.
Chỉ thị số 96-CT quy định: "Các mặt hàng mới sản xuất và sản xuất thử như rong câu... được miễn kết hối". Liên Bộ hướng dẫn cụ thể như sau:
Ngoài mặt hàng mới sản xuất và xuất thử như rong câu được miễn kết hối ngoại tệ cho Trung ương, các mặt hàng mới khác sản xuất để xuất khẩu phải xin phép Bộ Ngoại thương mới được miễn hoặc giảm kết hối ngoại tệ.
3. Những trường hợp được miễn hoặc giảm kết hối.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đầu tư bằng vốn vay nước ngoài, văn bản số 466-V2 quy định: "được miễn hoặc giảm kết hối từ 2 đến 3 năm như tinh thần điều 6 của Quyết định số 177-HĐBT ngày 15-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng". Liên bộ hướng dẫn:
a) Điều 6 của Quyết định số 177-HĐBT ngày 15-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định "đối với hàng xuất khẩu do địa phương hoặc tổ chức kinh tế thuộc các bộ đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngoại tệ tự có hoặc vay của Ngân hàng Ngoại thương, hoặc vay bên ngoài và chịu trách nhiệm trả nợ thì địa phương hoặc tổ chức kinh tế Trung ương được miễn hoặc giảm phần kết hối ngoại tệ cho Trung ương từ 2 đến 3 năm đầu đối với phần sản phẩm xuất khẩu do mới đầu tư xây dựng đem lại".
b) Khi xây dựng công trình đầu tư cho xuất khẩu thuỷ sản, các đơn vị đầu tư ngoài việc báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thì phải báo cáo với Bộ Ngoại thương về việc thực hiện đầu tư vào cơ sở sản xuất, và đề nghị được miễn giảm kết hối ngoại tệ. Báo cáo cần nói rõ tổng số vốn đầu tư bằng vốn ngoại tệ, bằng vốn tự có, vốn vay, tổ chức cho vay vốn, thời hạn trả nợ vốn vay. Thời gian bắt đầu có sản phẩm từng thời kỳ kế hoạch. Báo cáo của đơn vị phải được cơ quan chủ quản là Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố duyệt.
c) Việc xét duyệt mức và thời hạn miễn giảm, văn bản số 466-V2 quy định: "giao cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thuỷ sản, Bộ Ngoại thương". Vì vậy, từ nay trở đi tất cả mọi công trình đầu tư để sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu thuộc hệ thống ngành Thuỷ sản quản lý hay ngành khác quản lý cũng phải báo cáo các Bộ nói trên, Bộ Ngoại thương mới ra văn bản chấp nhận việc miễn hay giảm kết hối ngoại tệ cho Trung ương sau khi đã có ý kiến của các ngành trên.
a) Chỉ thị số 96-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: "Để bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ và quản lý xuất khẩu, từ nay các địa phương và các ngành có sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đều tập trung giao cho Công ty xuất khẩu thuỷ sản Trung ương (Seaprodex) xuất".
b) Để bảo đảm uy tín quốc tế phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng các mặt hàng xuất khẩu theo Quyết định số 169-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 23-6-1983. Nhãn hiệu bao bì xuất khẩu về nguyên tắc phải được đăng ký cấp Nhà nước. Phải nâng cao trình độ mỹ thuật và kỹ thuật bao bì, từng bước thống nhất nhãn hiệu. Cấm xuất khẩu những mặt hàng mang nhãn hiệu chưa đăng ký và lạm dụng nhãn hiệu của tổ chức khác. Trường hợp phải dùng nhãn hiệu bao bì theo yêu cầu của khách nước ngoài, thì phải được xác nhận của Bộ Ngoại thương để thông báo cho Hải quan biết.
Để bảo đảm cho ngành Thuỷ sản đầu tư tái sản xuất mở rộng, các đơn vị,
địa phương cần có kế hoạch nhập vật tư và một số hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho sản xuất của ngành Thuỷ sản và đời sống ngư dân.
Về tỷ lệ nhập hàng tiêu dùng, văn bản số 466-V2 quy định: "đồng ý cho ngành Thuỷ sản (thông qua Seaprodex) áp dụng tỷ lệ theo quy định chung, không quá 30% tổng số hàng nhập, kể cả các mặt hàng cao cấp ngư dân có yêu cầu; trường hợp ngành Nội thương, Ngoại thương có số hàng tiêu dùng này, nếu đồng ý bán lại thì ngành Thuỷ sản sẽ mua bằng ngoại tệ theo giá nhập (không lấy lãi). Nếu không có và còn thiếu thì ngành Thuỷ sản nhập cho đủ".
Công ty Xuất khẩu Thuỷ sản có trách nhiệm bàn bạc với các địa phương đơn vị trong việc nhập vật tư và một số hàng tiêu dùng thiết yếu để cung ứng kịp thời phục vụ cho sản xuất, đời sống ngư dân. Các địa phương và đơn vị sản xuất kinh doanh căn cứ vào nhu cầu tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho ngành Thuỷ sản thuộc phạm vi mình quản lý lập kế hoạch nhập khẩu chung của địa phương và ngành để trình Nhà nước duyệt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 5 năm 1987. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Đinh Phú Định (Đã ký) | Võ Văn Trác (Đã ký) |
- 1Quyết định 12/2002/QÐ-BTS thành lập Hội đồng Quản lý và Ban Kiểm soát Quỹ Phát triển Thị trường Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Chỉ thị 96-CT năm 1986 đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1987 và kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 177-HĐBT năm 1985 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường quản lý xuất nhập khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 251/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
thông tư liên bộ 5-TT/LB năm 1987 hướng dẫn xuất khẩu thuỷ sản theo chỉ thị 96-CT và văn bản 466-V2 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng do Bộ Thuỷ sản - Ngoại thương ban hành
- Số hiệu: 5-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 08/06/1987
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương, Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Đinh Phú Định, Võ Văn Trác
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra