- 1Thông tư 23-TT/LB-1973 về việc tăng cường và cải cách quản lý tài chính ở trường phổ thông các cấp do bộ Giáo dục và Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 19-TT/LB năm 1991 hướng dẫn quản lý quỹ bảo trợ nhà trường do Bộ Giáo Dục -Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 236-HĐBT năm 1985 về việc sửa đổi chế độ, chính sách thương binh và xã hội do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32 TT/LB | Toàn quốc, ngày 1 tháng 8 năm 1988 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
HƯỚNG DẪN MỨC CHI BÌNH QUÂN CHO MỘT HỌC SINH THUỘC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÁC CẤP VÀ QUỸ BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG.
Liên Bộ Tài chính – Giáo dục đã ban hành Thông tư số 19 TT/LB ngày 23/7/1983 quy định mức chi bình quân cho một học sinh thuộc trường phổ thông các cấp: Thông tư số 19 TT/LB ngày 23/7/1984 hướng dẫn về việc thu chi và quản lý quỹ bảo trợ nhà trường.
Để phù hợp với tình hình tiền lương và giá cả hiện nay, đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục và thực hiện chương trình phát triển giáo dục 1987 – 1990; Liên Bộ Tài chính – Giáo dục ban hành thông tư hướng dẫn về mức chi bình quân cho một học sinh thuộc trường phổ thông các cấp và quỹ bảo trợ nhà trường như sau:
I. MỨC CHI BÌNH QUÂN CHO MỘT HỌC SINH THUỘC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÁC CẤP.
1. Liên Sở Tài chính – Giáo dục căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về định mức tổng hợp chi HCSN và chế độ chính sách hiện hành, xây dựng mức chi bình quân cụ thể cho một học sinh thuộc trường phổ thông các cấp ở địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định và báo cáo về liên Bộ Tài chính – Giáo dục.
2. Về nhóm chi và căn cứ tính toán:
a. Về nhóm chi: Nay xếp thành 4 nhóm chi (từ nhóm I đến nhóm IV)
– Nhóm I: Chi bộ máy
– Nhóm II: Chi hành chính quản lý
– Nhóm III: Chi giảng dạy học tập
– Nhóm IV: Chi mua sắm sửa chữa.
(bỏ nhóm chi học bổng vì các đối tượng này đã hưởng trợ cấp xã hội quy định tại điều 23 Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng).
b. Về căn cứ tính toán các nhóm chi:
Nhóm chi cho bộ máy nhà trường được xác định trên cơ sở biên chế của các trường được duyệt và các chế độ tiền lương, phụ cấp lương, trợ cấp hiện hành của Nhà nước, nhằm đảm bảo kinh phí để trả đủ lương và các chế độ khác cho giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường. Mỗi khi Nhà nước có quyết định bổ sung sửa đổi về chế độ tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trợ cấp, thì các khoản chi thuộc nhóm này phải được tính toán, bổ sung kịp thời. Các nhóm chi khác còn lại (từ nhóm II đến nhóm IV) được tính bằng tiền theo định mức hiện vật về các khoản phải chi đã qui định tại các công văn số 190 TC/HCVX ngày 11/9/1980 của Bộ Tài chính , công văn số 1848/KHTV ngày 25/8/1984 của Bộ Giáo dục, Thông tư số 23 TT/LB ngày 13/11/1973 của Liên Bộ Tài chính – Giáo dục, Quyết định số 3012/QĐ ngày 13/12/1984 của bộ Giáo dục, Thông tư số 22 TT/LB ngày 11/9/1982 Liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Thông tư số 24 TT/LB ngày 28/10/1987 Liên Bộ Giáo dục – Uỷ Ban kế hoạch Nhà nước và các chế độ chi tiêu hiện hành của Bộ Tài chính đã qui định thống nhất trong cả nước.
3. Ngoài các khoản chi theo định mức nói trên, các địa phương cần bố trí thêm các khoản chi cần thiết để triển khai mục tiêu phổ cập giáo dục cấp I và xoá nạn mù chữ trong kế hoạch 1988 – 1990.
II. QUỸ BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG:
1. Mức thu quỹ bảo trợ nhà trường:
Về nguyên tắc mức thu quỹ bảo trợ nhà trường bằng tiền tương đương với 0,5 kg thóc/tháng (đối với học sinh cấp I) và 1,5 kg thóc/tháng (đối với học sinh cấp II) theo giá thoả thuận của địa phương. Riêng trong năm học 1988 – 1989 mức thu quỹ bảo trợ nhà trường do các địa phương quy định không thấp hơn mức tối thiểu quy định sau đây:
– Học sinh cấp I thu 200đ/tháng
– Học sinh cấp II thu 400đ/tháng
– Học sinh cấp III thu 600đ/tháng
Mức thu tối thiểu bằng tiền nói trên sẽ được điều chỉnh từng năm cho phù hợp với sự biến động về giá cả và tiền lương.
2. Đối tượng miễn giảm thu quỹ bảo trợ nhà trường
a. Đối tượng được miễn gồm:
– Con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh nặng (hạng 1; 2)
– Học sinh dân tộc ít người ở vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng cao, hải đảo.
– Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa
– Học sinh con gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới đang được Nhà nước trợ cấp.
b. Đối tượng được giảm 1/3 gồm:
– Học sinh có cha và mẹ là cán bộ CNVC Nhà nước (bao gồm cả những người làm việc trong các lực lượng vũ trang), có 2 con đi học phổ thông trở lên mà thu nhập thấp, gia đình thực sự có khó khăn (có xác nhận của cơ quan, xí nghiệp).
3. Sử dụng và quản lý quỹ bảo trợ nhà trường.
a. Các khoản thu, chi quỹ bảo trợ nhà trường phải được lập dự toán và quyết toán ngân sách giáo dục theo chế độ tài chính hiện hành.
b. Việc thu quỹ bảo trợ nhà trường thực hiện hàng tháng (thu 9 tháng trong một năm học). Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng địa phương, việc thu quỹ bảo trợ nhà trường sẽ giao cho các trường hoặc ban phụ huynh học sinh đảm nhiệm, nhưng phải sử dụng các biên lai sổ sách theo qui định của cơ quan tài chính.
c. Quỹ bảo trợ nhà trường được sử dụng theo quy định như sau:
+ 50% số tiền thu được dùng để chi cho sự nghiệp giáo dục cùng với kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để sửa chữa trường, lớp, mua sách báo, mua sắm tài sản… phục vụ giảng dạy học tập của nhà trường. Khoản này nhà trường nộp vào tài khoản của trường (nếu trường là đơn vị dự toán) hoặc nộp vào tài khoản của Phòng giáo dục quận (huyện). Nhà trường hoặc Phòng giáo dục quận (huyện) lập kế hoạch tài chính (thu, chi) hàng quý, năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xét duyệt và thực hiện báo cáo quyết toán theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
+ 45% số thu được sử dụng để chi hỗ trợ đời sống giáo viên, cán bộ nhân viên trường (coi như một khoản trợ cấp đặc biệt ngoài tiền lương, của nhân dân cho giáo viên, cán bộ giáo dục).
Khoản tiền này do nhà trường quản lý và thực hiện chi. Hiệu trưởng lập phương án chi và thông qua tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường theo nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ và đúng mục đích.
+ 5% số thu được dùng để chi cho công tác quản lý quỹ bảo trợ nhà trường do nhà trường và cơ quan tài chính cùng cấp bàn bạc quyết định các khoản chi như làm sổ sách, biểu mẫu, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thu, chi quản lý quỹ bảo trợ nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào thông tư này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương ra các văn bản hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện ở địa phương và báo cáo về Liên Bộ.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm học 1988 – 1989. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ ./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 100/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 2393/VPCP-KGVX báo cáo thực hiện phương thức chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 11181a/VPCP-KGVX năm 2017 về thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh của tỉnh Thái Nguyên theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 23-TT/LB-1973 về việc tăng cường và cải cách quản lý tài chính ở trường phổ thông các cấp do bộ Giáo dục và Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 19-TT/LB năm 1991 hướng dẫn quản lý quỹ bảo trợ nhà trường do Bộ Giáo Dục -Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 236-HĐBT năm 1985 về việc sửa đổi chế độ, chính sách thương binh và xã hội do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 4Công văn 2393/VPCP-KGVX báo cáo thực hiện phương thức chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 11181a/VPCP-KGVX năm 2017 về thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh của tỉnh Thái Nguyên theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên bộ 32 TT/LB năm 1988 về hướng dẫn mức chi bình quân cho một học sinh thuộc trường phổ thông các cấp và quỹ bảo trợ nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 32TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 01/08/1988
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính
- Người ký: Lý Tài Luận, Nghiêm Chưởng Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/09/1988
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực