Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22-TT/LB | Hà Nội , ngày 12 tháng 12 năm 1980 |
Thi hành Quyết định số 314-CP ngày 1-10-1980 của Hội đồng Chính phủ, sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Tổng công đoàn Việt Nam, liên bộ hướng dẫn việc trợ cấp tiền cước tàu xe cho công nhân, viên chức và quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động có nhu cầu đi lại chính đáng như sau:
Khoản trợ cấp này được giải quyết như sau:
- Đối với những người về hưu, mỗi năm được trợ cấp tiền cước tàu, xe cho một lần đi lại bằng 50% tiền vé tàu, xe theo giá cước mới; nếu có nhu cầu đi lại trong phạm vi từ 100 kilômét trở xuống thì sẽ được trợ cấp thêm một lần nữa.
- Đối với những người nghỉ việc vì mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng, mỗi năm được trợ cấp tiền cước tàu, xe cho một lần đi lại không kể cự li dài hay ngắn bằng 50% tiền vé tàu, xe theo giá cước mới.
Khoản trợ cấp này chỉ được áp dụng đối với việc đi lại bằng các phương tiện vận tải công cộng của ngành đường sắt, đường bộ, đường sông và đường biển và chỉ giải quyết gọn từng năm.
Sau khi kết thúc chuyến đi lại như nói ở trên, người đi phải nộp cho phòng thương binh và xã hội huyện (khu phố) giấy giới thiệu đã cấp trước khi đi, có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi đến vào giấy đó, kèm theo vé tàu, vé xe hợp lệ để được thanh toán khoản tiền trợ cấp 50% giá vé tàu, vé xe theo quy định tại điểm 1 của Thông tư này.
Khi cấp giấy giới thiệu để đi đường và trả tiền trợ cấp vé tàu, vé xe cho người được hưởng, phòng thương binh và xã hội huyện (khu phố...) phải ghi vào sổ theo dõi từng người và phải thu đủ các chứng từ hợp lệ như đã nói ở điểm 2, cuối mỗi quý và cuối năm quyết toán với Sở, Ty thương binh và xã hội theo chứng từ thực chi.
Việc trợ cấp tiền tàu, xe cho công nhân, viên chức và quân nhân đã nghỉ việc có nhu cầu đi lại chính đáng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, giá cả sinh hoạt chưa ổn định... Vì vậy trong khi thi hành cần nắm vững và giải thích cho những người được hưởng trợ cấp hiểu rõ ý nghĩa của việc trợ cấp này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ảnh về hai Bộ Tài chính và Thương binh và xã hội.
Đào Thiện Thi (Đã ký) | Nguyễn Kiện (Đã ký) |
- 1Quyết định 60-HĐBT năm 1990 về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 304-CT năm 1992 sửa đổi chế độ thanh toán tiền tàu xe đi lại hàng năm của công nhân viên chức và quân nhân về hưu do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 9-HĐBT năm 1983 về phụ cấp tạm thời cho công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư 5-TBXH-1983 bổ sung việc trợ cấp tiền tầu, xe cho công nhân viên chức và quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
- 1Quyết định 60-HĐBT năm 1990 về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 9-HĐBT năm 1983 về phụ cấp tạm thời cho công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 5-TBXH-1983 bổ sung việc trợ cấp tiền tầu, xe cho công nhân viên chức và quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
Thông tư liên bộ 22-TT/LB năm 1980 về việc trợ cấp tiền tàu xe cho công nhân, viên chức và quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động do Bộ Tài chính - Bộ Thương binh xã hội ban hành
- Số hiệu: 22-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 12/12/1980
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Thiện Thi, Nguyễn Kiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 12/12/1980
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/1992
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra