Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/TTLB | Hà Nội , ngày 02 tháng 11 năm 1992 |
Căn cứ chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại công văn số 1192/PPLT ngày 2/4/1992 của văn phòng HĐBT về trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao miền núi, vùng sâu;
Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm cụ thể thực hiện như sau:
1. Đối tượng được hưởng mức trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh là 2000đ/người/ bao gồm tổng số dân các xã ở vùng cao miền núi, biên giới, hải đảo và vùng sâu của các tỉnh (theo quy định của văn phòng miền núi và dân tộc).
2. Khoản trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân (Mục I-1) nhằm bổ sung thuốc tối cần thiết, thuốc thiết yếu để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến y tế cơ sở.
3. Kinh phí trợ cấp tiền thuốc cho nhân dân vùng cao miền núi, vùng sâu hàng năm đã được tính ghi vào dự toán ngân sách địa phương; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá, Sở Y tế cấp phát đúng đối tượng được hưởng và quyết toán đầy đủ trong tổng quyết toán ngân sách địa phương hàng năm.
4. Hàng năm căn cứ vào đối tượng được hưởng tại (mục I-1) mức trợ cấp theo đầu dân đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng ý tại Công văn số 1192/PPLT ngày 2/4/1992 của văn phòng HĐBT và danh mục thuốc do Bộ Y tế quy định, Sở Y tế lập dự toán kinh phí mua thuốc cho nhân dân vùng cao được hưởng trợ cấp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài chính -Vật giá địa phương ) để gửi Bộ Tài chính tổng hợp vào kế hoạch ngân sách Nhà nước và dự toán nguồn thuốc cho địa phương.
II. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Căn cứ đề nghị của tỉnh hàng năm Bộ Tài chính tính cân đối vào ngân sách địa phương khoản chi trợ cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao miền núi, vùng sâu; đồng thời phối hợp với Bộ Y tế, các ngành liên quan, và UBND các tỉnh chỉ đạo thực hiện.
2. Phương thức cung cấp thuốc: Giám đốc Sở Y tế quản lý chặt chẽ khoản kinh phí được trợ cấp để đảm bảo mua thuốc thiết yếu theo danh mục của Bộ Y tế, quản lý theo dõi việc sử dụng đúng đối tượng (thuốc được cấp phát tận tay đồng bào miền núi khi ốm đau), thực hiện chế độ kiểm ta, thanh tra và báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Phương thức thanh toán và quản lý tài chính:
a) UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá đảm bảo cấp đủ khoản tiền trợ cấp thuốc chữa bệnh theo kế hoạch giao hàng năm cho Sở Y tế đảm bảo cung cấp thuốc cho các đối tượng được hưởng trợ cấp. Sở Tài chính - Vật giá và Sở Y tế thống nhất về phương thức thanh, quyết toán theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
b) Chế độ báo cáo thanh quyết toán:
- Trạm y tế xã nhận thuốc hàng tháng ở hiệu thuốc huyện, có sổ sách theo dõi, thực hiện thanh, quyết toán theo quy định (ở những xã không có trạm y tế xã, đội y tế lưu động thực hiện nhiệm vụ này).
- Hiệu thuốc huyện đảm bảo cung cấp thuốc và thực hiện báo cáo thanh, quyết toán hàng quý với Sở Y tế, Sở Y tế có trách nhiệm quyết toán khoản kinh phí đảm bảo thuốc cho các đối tượng được hưởng trợ cấp với Sở Tài chính - Vật giá. Sau khi duyệt quyết toán, Sở Tài chính -Vật giá tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách địa phương và có báo cáo riêng với Liên Bộ Y tế -Tài chính về việc sử dụng khoản kinh phí này.
4. Chế độ thanh tra, kiểm tra: UBND tỉnh, chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá và Sở Y tế thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đảm bảo quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích yêu cầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ảnh về Liên Bộ Tài chính - Y tế để xem xét giải quyết kịp thời.
Lê Ngọc Trọng (Đã ký) | Lý Tài Luận (Đã ký) |
XÃ, HUYỆN LÀ VÙNG CAO
(Theo số liệu của Uỷ ban Miền núi và dân tộc)
1. Hà Giang: 1.1. Huyện Mèo Vạc 1.3. Yên Minh 1.5. Xín Mần 1.7. Bắc Mê 1.9. Bắc Quang 2. Tuyên Quang: 2.1. Nà Hang 2.3. Hàm Yên 3. Cao Bằng: 3.1. Bảo Lạc 3.3. Huyện Hà Quảng 3.5. Nguyên Bình 3.7. Trà Lĩnh 3.9. Hoà An 3.11. Thạch An 4. Lai Châu: 4.1. Mường Tè 4.3. Sìn Hồ 4.5. Tủa Chùa 4.7. Điện Biên 5. Yên Bái: 5.1. Trạm Tấu 5.3. Văn Chấn 5.5. Lục Yên 6. Lạng Sơn: 6.1. Đình Lập 6.3. Văn Lãng 6.5. Văn quan 6.7. Chi lăng 6.9. Lộc Bình 7. Lào Cai: 7.1. Sapa 7.3. Bát xát 7.5. Than uyên 7.7. Thị xã Lào Cai 8. Bắc Thái: 8.1. Na Rì 8.3. Huyện Võ Nhai và 13 bản 8.5. Phú Lương và 24 bản 8.7. Đồng Hỷ 9. Sơn La: 9.1. Yên Châu và 4 bản 9.3. Phù Yên và 25 bản 9.5. Quỳnh Nhai và 17 bản 9.7. Mộc Châu và 22 bản 9.9. Song Mã 10. Quảng Ninh: 10.1. Ba Chẽ 10.3. Hải Ninh 10.5. Tiên Sơn và 26 bản 11. Hoà Bình: 11.1. Huyện Mai Châu 11.3. Kỳ Sơn và 3 bản 11.5. Tân Lạc và 1 bản 12. Gia Lai: 12.1. Mang zang 12.3. Khang 12.5. Krongpa 12.7. Chư sê 13. Kon Tum: 13.1. Kon plong 13.3. Đăk glei 13.5. Kontum 14. Lâm Đồng: 14.1. TP . Đà Lạt 14.3. Đức Trọng 14.5. Đơn dương 14.7. Bảo Lộc 15. Vĩnh Phú: 15.1. Thanh Sơn và 27 xóm 16. Hà Bắc: 16.1. Sơn động 16.2. Lục nam 17. Thanh Hoá: 17.1. Quan Hoá 17.3. Lang chánh và 2 làng 17.5. Như xuân 17.7. Thạch thành 18. Nghệ An: 18.1. Kỳ Sơn 18.3. Quế phong 18.5. Quỳ hợp và 10 bản 19. Quảng Bình: 19.1. Minh Hoá 19.3. Bố trạch 19.5. Lệ Thuỷ 20. Quảng trị: 20.1. Hương Hoá 21. Quảng Nam - Đà Nẵng: 21.1. Huyện Giằng 21.2. Phước Sơn 22. Khánh Hoà: 22.1. Khánh sơn 23. Hà Tĩnh: | 16/16 xã 14/14 12/12 11/13 3/29 12/21 1/17 23/23 13/18 13/20 4/10 6/25 7/16 18/18 21/21 12/12 19/32 11/11 xã 12/35 3/24 8/12 5/20 9/24 6/21 8/29 18/18 18/22 16/16 2/9 17/22 5/14 4/25 2 bản 5/14 5/27 1/7 4/24 8/26 8/8 1/14 2/11 22/22 4/22 9/24 21/23 10/12 1/12 2/13 10/10 10/10 7/15 15/ 15 12/ 12 9/9 16/ 16 5/ 38 5/ 20 1/ 16 33/ 33 6/ 11 9/ 31 3/ 28 21/ 21 13/ 13 4/ 19 8/ 14 3/ 30 2/ 26 20/ 31 9/ 9 9/ 9 2/ 8 | 1.2. Đồng Văn 1.4. Quản bạ 1.6. Hoàng Su phì 1.8. Vị Xuyên 2.2. Chiêm Hoá 2.4. Yên Sơn 3.2. Thông Nông 3.4. Ba Bể 3.6. Hạ Lang 3.8. Trùng Khánh 3.10. Quảng Hoà 3.12. Ngân Sơn 4.2. Phong Thổ 4.4. Mường Lay 4.6. Tuần Giáo 5.2. Mù Căng Chải 5.4. Văn Yên 6.2. Tràng Định 6.4. Bình Giả 6.6. Cao Lộc 6.8. Hữu lũng 6.10. Bắc Sơn và chín bản 7.2. Mường Khương 7.4. Bắc Hà 7.6. Văn Bàn 8.2. Bạch Thông và 7 bản 8.4. Chợ Đồn và 7 bản 8.6. Định Hoá 9.2. Mai Sơn và 31 bản 9.4. Bắc Yên và 26 bản 9.6. Mường La và 22 bản 9.8.Thuận Châu và 28 bản 10.2. Bình Liêu 10.4. Quảng Hà và 17 bản 10.6. Hoành Bồ 11.2. Đà Bắc 11.4. Lạc Sơn và 3 bản 11.6. Kim Bôi và 9 bản 12.2. Thị xã Plâycu 12.4. Kong chro 12.6. Chư Prong 12.8. Chưprah 13.2. Sa thầy 13.4. Săkto 14.2. Lạc dương 14.4. Lâm hà 14.6. Di Linh 14.8. Đa huoai 15.2. Yên lập và 3 xóm 16.2. Lục Ngạn 17.2. Bá Thước và 18 làng 17.4. Thường Xuân 17.6. Ngọc lạc và 3 làng 18.2. Tương dương 18.4. Con cuông và 13 bản 18.6. Quỳ châu và 19 bản 19.2. Tuyên Hoá 19.4. Quảng Ninh 20.2. Vĩnh Linh 21.2. Huyện Hiên 21.4. Trà my | 18/18 xã 12/12 24/ 24 14/ 21 3/ 29 2/ 38 9/ 9 18/ 26 11/ 14 2/ 19 4/ 25 5/ 10 31/ 31 12/ 13 19/ 21 11/ 11 xã 8/ 27 12/ 23 12/ 20 8/ 21 4/ 26 11/ 20 13/ 16 32/ 33 10/ 23 7/ 26 3/ 22 12 bản 2/ 20 6/ 13 5/ 16 8/ 8 3/ 24 5/ 15 20/ 20 4/ 29 2/ 34 14/ 14 3/ 12 2/ 19 11/ 19 11/ 11 18/ 18 6/6 17/17 17/17 4/ 9 2/17 6/ 30 8/ 22 6/ 19 1/ 20 21/ 21 5/ 12 5/ 16 2/ 14 1/ 22 15/15 3/ 20 |
Thông tư liên bộ 14/TTLB năm 1992 hướng dẫn trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao miền núi, vùng sâu do Bộ Y tế- Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 14/TTLB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 02/11/1992
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
- Người ký: Lê Ngọc Trọng, Lý Tài Luận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra