Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-TT/LB

Hà Nội , ngày 01 tháng 4 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH THUỶ SẢN SỐ 07-TT/LB NGÀY 1 THÁNG 4 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 12, ĐIỀU 25 NGHỊ ĐỊNH SỐ 437-HĐBT NGÀY 22 THANG 12 NĂM 1990 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CẤP GIẤY PHÉP, THU LỆ PHÍ (NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ CỦA NƯỚC NGOÀI) VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHẠT

Ngày 12-12-1990 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 437/HĐBT về Quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Liên Bộ Tài chính - Thủy sản hướng dẫn thi hành Điều 12, Điều 25 Nghị định số 437/HĐBT về cấp giấy phép, thu lệ phí thu và sử dụng tiền phạt thực hiện như sau:

I. CẤP GIẤY PHÉP VÀ THU LỆ PHÍ

1- Đối tượng cấp giấy phép:

Giấy phép cấp cho người và phương tiện nước ngoài trên cơ sơ hiệp định nghề cá đã được ký giữa Chính phủ Việt Nam với nước ngoài, hoặc cấp giấy phép trên cơ sở hợp đồng sản xuất, kinh doanh nghề cá được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam phê duyệt, như quy định tại điều 1 mục I Thông tư số 01 ngày 14-6-1991 của Bộ Thuỷ sản.

2- Thu lệ phí:

Giấy phép cấp lần đầu cho các phương tiện hoạt động nghề cá thu 200 đôla Mỹ cho một giấy phép; mỗi lần gia hạn một giấy phép thu 15 đôla Mỹ lệ phí để làm thủ tục bổ sung. Lệ phí đóng một lần vào thời điểm đến nhận giấy phép để tiến hành hoạt động nghề cá.

3- Lệ phí thu được bằng ngoại tệ cơ quan thu phải kê khai và nộp ngay, nộp hết vào ngân sách Nhà nước: Tài khoản 229.110.370.001 Cục kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Mọi chi phí cho việc cấp giấy phép như in, ấn, quản lý giấy phép,theo dõi hoạt động nghề cá của tàu nước ngoài... Bộ Tài chính sẽ cấp phát theo dự toán hàng năm của Bộ Thuỷ sản.

4- Biên lai thu lệ phí và tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành thống nhất, cơ quan thu lệ phí nhận biên lai thu tại Cục thuế ở địa phương.

II. SỬ DỤNG TIỀN PHẠT VÀ TIỀN BÁN TANG VẬT TỊCH THU ĐƯỢC

Tiền phạt khi xử lý các vi phạm của người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá trong vùng biển Việt Nam, kể cả tiền do chủ phương tiện chuộc lại tang vật bằng ngoại tệ (nếu có) đều phải nộp ngay 100% vào ngân sách Nhà nước: theo tài khoản đã nói ở trên. Chi phí bắt giữ và thưởng cho người có công bắt giữ được thanh toán bằng tiền Việt Nam như sau:

Nếu đơn vị bắt giữ do địa phương quản lý, ngân sách trung ương sẽ thanh toán lại cho ngân sách địa phương 100% số tiền Việt Nam tương ứng theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nộp ngoại tệ; sau đó ngân sách địa phương có trách nhiệm thanh toán lại 15% cho Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản để chi thưởng cho đơn vị.

-Nếu đơn vị bắt giữ do trung ương quản lý, ngân sách trung ương sẽ thanh toán lại 15% cho Cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản để chi thưởng cho đơn vị.

Số tiền Việt Nam 15% do Ngân sách trung ương (hoặc ngân sách địa phương) thanh toán lại được sử dụng vào những việc sau:

+ Trích 5% trên giá trị tiền phạt, tiền bán tang vật, tiền chuộc lại tang vật (nếu có) để thưởng cho người có công bắt giữ.

+ Trích 10% trên giá trị tiền phạt, tiền bán tang vật, tiền chuộc lại tang vật (nếu có) để làm nguồn chi cho những đơn vị đã bỏ các chi phí vật chất: xăng, dầu v.v... trong việc bắt giữ phương tiện.

III. TRẢ TIỀN THƯỞNG CHO NGƯỜI BẮT GIỮ

Đối tượng để được thưởng trong Thông tư này là tất cả cá nhân và tập thể (ngoài lực lượng chuyên trách) đã tham gia vào quá trình bắt giữ, hoặc đã có công báo cho cơ quan chuyên trách biết về phương tiện nước ngoài vi phạm hoạt động nghề cá.

-Nguồn tiền để chi thưởng được lấy từ nguồn ngân sách trung ương (hoặc Ngân sách địa phương) cấp như quy định tại phần II của Thông tư này. Mức thưởng tối đa đối với tập thể là 2.000.000đồng/lần xử lý; đối với cá nhân 500.000đ/người một lần xử lý, nhưng tất cả các cá nhân cộng lại trong 1 lần xử lý trích thưởng không quá 2.000.000đồng. Giá trị tiền thưởng này được tính từ ngày ký Thông tư, nếu trượt giá trên 20% thì Liên Bộ sẽ xem xét điều chỉnh.

- Trong trường hợp cùng 1 lần xử phạt nếu vừa xử phạt bằng tiền vừa phạt bằng hiện vật, các đơn vị không được trích thưởng trước, khi tang vật chưa bán được.

- Số tiền Việt Nam 15% do Ngân sách trung ương (hoặc Ngân sách địa phương) thanh toán lại làm nguồn tiền thưởng và các chi phí bắt giữ phương tiện, nếu chi thưởng không hết phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước.

- Cơ quan quản lý quỹ tiền thưởng, quỹ tiền bồi thường vật chất là Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

IV. QUYẾT TOÁN LỆ PHÍ VÀ TIỀN PHẠT

Hàng tháng vào ngày 5 tháng đầu quí sau, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lập báo cáo quyết toán thu và sử dụng tiền phạt gửi cho Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; đồng thời gửi tới Sở Tài chính, Sở Thuỷ sản (hoặc Sở Nông nghiệp) một bản để theo dõi.

Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lập báo cáo quyết toán của phần mình và tổng hợp báo cáo quyết toán của các Chi cục; quyết toán quí, năm về thu lệ phí, thu và sử dụng tiền phạt gửi về Bộ tài chính, Bộ Thuỷ sản để báo cáo Nhà nước.

Lý Tài Luận

(Đã ký)

Võ Văn Trác

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 07-TT/LB năm 1992 hướng dẫn Điều 12, Điều 25 Nghi định 437-HĐBTvề cấp giấy phép, thu lệ phí (người và phương tiện hoạt động nghề cá của nước ngoài) và sử dụng tiền phạt do Bộ Tài chính; Bộ Thuỷ sản ban hành

  • Số hiệu: 07-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 01/04/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Lý Tài Luận, Võ Văn Trác
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/04/1992
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản