Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 96-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1961 |
VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THAM QUAN CHO CÁN BỘ VÀ ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi: | - Các Bộ, |
Qua 3 năm thực hiện chủ trương tổ chức các cuộc tham quan cho cán bộ và đồng bào các dân tộc, chúng ta đã thu được một số kết quả là đã góp phần làm cho các công tác ở miền núi được phát triển và sự đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường hơn trước.
Song trong lúc thực hiện, do chưa quán triệt mục đích của công tác tham quan, do việc tổ chức chưa được chu đáo, nên kết quả cũng bị hạn chế một phần.
Để công tác này phục vụ được yêu cầu của công tác miền núi trong thời gian tới, Phủ Thủ tướng bổ sung thêm một số điểm vào các Thông tư số 3.242-NC ngày 23-4-1957 và số 2.222 –NC ngày 4-6-1959.
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TỔ CHỨC THAM QUAN
Việc tổ chức tham quan chủ yếu nhằm mục đích làm cho cán bộ, đồng bào miền núi được mắt thấy, tai nghe những thành tựu xây dựng và được học tập những kinh nghiệm thực tế tốt ở các địa phương để về xây dựng địa phương mình, đồng thời nhằm tăng cường mối quan hệ và sự đoàn kết giữa các dân tộc, phát huy tinh thần phấn khởi hăng hái thi đua vươn lên của các dân tộc.
Để đáp ứng được mục đích yêu cầu trên, từ nay cần chú trọng tổ chức tham quan ngay tại địa phương hay giữa các vùng dân tộc với nhau là chính. Phải chọn các cơ sở tham quan thích hợp với miền núi như những cơ sở điển hình về các mặt sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, các loại công trình thuỷ lợi, các công trình công nghiệp và thủ công nghiệp ở địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán, các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, các xã thôn kiểu mẫu, v.v… Đối với đồng bào vùng cao, thì tổ chức đi tham quan những điển hình tốt về việc thực hiện định cư, định canh, chuyển hướng sản xuất, cải tiến nông cụ, cải tiến kỹ thuật, v.v….
Ngoài ra các địa phương cũng cần tổ chức những cuộc triển lãm về các thành tích của địa phương mình để cho cán bộ và đồng bào trong địa phương đến tham quan học tập.
Các cuộc tham quan liên hoan chiêu đãi do Uỷ ban Dân tộc hoặc các Bộ, các Ban ở trung ương tổ chức cũng cần chú ý làm sao có tác dụng bổ sung và củng cố việc học tập thực tế ở địa phương.
III. ĐỐI TƯỢNG TRIỆU TẬP ĐI THAM QUAN
Các đối tượng triệu tập đi tham quan nói trong các công văn 3.242-NC và 2.222-NC đến nay vẫn không thay đổi, nhưng nói rõ thêm một số trường hợp sau đây để các Uỷ ban Hành chính địa phương chú ý khi tổ chức các cuộc tham quan.
Trong các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm ở các địa phương thì đối tượng chủ yếu là cán bộ ở các thôn, xã, các đơn vị trực tiếp sản xuất, các lao động tiền tiến, các người có khả năng tiếp thu, phổ biến và áp dụng những kinh nghiệm đã học tập được.
Trong các cuộc tham quan liên hoan chiêu đãi do các cơ quan trung ương triệu tập thì cần chú ý thêm các thành phần sau đây:
- Ở những vùng trước kia ta chưa có cơ sở cách mạng và kháng chiến, từ hoà bình đến nay, phong trào cũng bình thường, thì có thể chọn đại biểu trong số những người có nhiều thành tích hơn trong các mặt công tác và được nhân dân tín nhiệm.
- Những người có công bảo vệ và giúp đỡ cán bộ cơ sở trong thời kỳ hoạt động bí mật, những người có con em tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, thoát ly gia đình đã lâu, gia đình phải chịu nhiều thiệt thòi.
- Đối với đại biểu phụ nữ cần có sự châm chước về tiêu chuẩn, và phải đảm bảo tỷ lệ thích đáng.
Cần chú trọng cử đại biểu trong nhân dân lao động, tránh tình trạng chỉ nặng về những người tiêu biểu trong tầng lớp trên. Nơi nào có nhiều người trong từng lớp trên cần tranh thủ thì tổ chức riêng cho họ đi tham quan, người nào cần có sự tranh thủ đặc biệt sẽ do Ủy ban Dân tộc phụ trách.
Để đảm bảo sự đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời giúp cho các dân tộc khác nhau có điều kiện học tập kinh nghiệm để cùng tiến bộ, các địa phương cần tổ chức lần lượt trước sau vùng nào, dân tộc nào cũng có đại biểu được đi tham quan một vài lần.
Các khoản chi cho công tác tham quan trong thời gian tới thì vẫn thi hành theo các công văn nói trên. Ngoài ra trong trường hợp các địa phương nếu cần thiết tổ chức cho các đoàn đi tham quan thủ đô hay đi tham quan các khu, các tỉnh khác, liên hoan với các cơ quan địa phương, thì có thể chi thêm khoản đó, những tiêu chuẩn cụ thể thì Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc cùng nghiên cứu quy định cho thích hợp trên nguyên tắc vừa đảm bảo nhu cầu công tác, vừa tiết kiệm đúng mức.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC THAM QUAN.
Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm trong địa phương mình hoặc trong các địa phương lân cận. Còn những cuộc tham quan về thủ đô hay đi các địa phương xa, thì chỉ nên tổ chức trong những trường hợp thật cần thiết hoặc khi Uỷ ban Dân tộc, các Bộ, các Ban ở trung ương đề ra.
Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh sẽ căn cứ vào nhu cầu công tác mà phân công cho các Uỷ ban hành chính châu, huyện, các Sở và Ty chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức những cuộc tham quan thích hợp với yêu cầu công tác của từng ngành, từng địa phương. Ban Dân tộc khu, tỉnh giúp Uỷ ban hành chính các cấp theo dõi tình hình chung của công tác tham quan và tổ chức những cuộc tham quan có tính chất chung mà không có ngành nào phụ trách.
Ở trung ương, các Bộ, các Ban nếu có điều kiện thì cũng nên tổ chức những cuộc tham quan riêng cho đại biểu miền núi thuộc ngành mình, nhất là về các mặt chuyên môn kỹ thuật, nhưng mỗi lúc tổ chức như vậy cần phối hợp với Uỷ ban Dân tộc.
Uỷ ban Dân tộc nnyen n riengu cm,chịu trách nhiệm tổ chức tham quan cho những đối tượng cần có sự tranh thủ động viên riêng không thuộc địa phương hoặc ngành nào làm như những cuộc tham quan riêng cho đồng bào vùng biên giới xa xôi hẻo lánh, những cuộc tham quan liên quan chiêu đãi gồm đại biều nhiều ngành, nhiều giới, nhiều thành phần dân tộc trong những ngày kỷ niệm lớn (ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh). Ngoài ra, Uỷ ban Dân tộc có nhiệm vụ theo dõi tình hình tham quan và hướng dẫn các địa phương về mặt kinh nghiệm tổ chức tham quan.
Để công tác tham quan thu được kết quả tốt và sâu rộng hơn, từ nay sau mỗi lần tổ chức tham quan, các Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần có kế hoạch phát huy kết quả các cuộc tham quan như tổ chức những cuộc báo cáo với nhân dân địa phương, theo dõi việc tuyên truyền những kinh nghiệm và việc áp dụng những kinh nghiệm đã học tập được….
Trên đây là những điểm bổ sung thêm rất quan trọng, các Bộ, các Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cần căn cứ vào những điểm này và những quy định trong các thông tư số 3.242-NC và 2.222-NC để thi hành nhằm đảm bảo công tác tham quan mỗi ngày được cải tiến và có tác dụng tốt hơn.
Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm bàc bạc với các Bộ, Ban và Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh kế hoạch thực hiện cụ thể.
T.L THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Thông tư 96-TTg năm 1961 về công tác tổ chức tham quan cho cán bộ và đồng bào miền núi do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 96-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/03/1961
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Khang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra