Chương 1 Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định các chỉ tiêu an toàn tài chính, chế độ báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán, các biện pháp xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty chứng khoán), công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty quản lý quỹ);
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.
3. Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
4. Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, do các nguyên nhân khách quan khác.
5. Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động.
6. Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày.
7. Tỷ lệ vốn khả dụng là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro.
8. Bảo lãnh thanh toán là việc cam kết nhận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính nhằm bảo đảm cho việc thanh toán của một bên thứ ba.
9. Thời gian bảo lãnh phát hành là khoảng thời gian từ ngày phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn tính tới ngày thanh toán cho tổ chức phát hành theo cam kết.
10. Vị thế ròng đối với một chứng khoán tại một thời điểm (sau đây gọi là vị thế ròng đối với một chứng khoán) là số lượng chứng khoán đang nắm giữ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, sau khi đã điều chỉnh giảm số chứng khoán cho vay, số chứng khoán được phòng ngừa bởi chứng quyền bán, hợp đồng tương lai và tăng thêm số chứng khoán đi vay phù hợp với quy định của pháp luật.
11. Vị thế ròng thanh toán đối với một đối tác tại một thời điểm (sau đây gọi là vị thế ròng thanh toán đối với một đối tác) là giá trị khoản cho vay, khoản phải thu sau khi đã điều chỉnh các khoản nợ, khoản phải trả cho đối tác đó.
12. Nhóm tổ chức, cá nhân liên quan tới một tổ chức hoặc một cá nhân (sau đây gọi là nhóm tổ chức, cá nhân liên quan) là tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 46 Điều 4 Luật chứng khoán.
13. Giá trị ký quỹ là tổng các giá trị sau:
a) Giá trị bằng tiền, chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Giá trị bằng tiền, chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự doanh, tạo lập thị trường đối với chứng khoán phái sinh;
c) Các khoản ký quỹ bằng tiền và giá trị bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký trong trường hợp công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm.
14. Khối lượng mở của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (sau đây gọi là khối lượng mở) là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán.
15. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định tại Luật chứng khoán và pháp luật kiểm toán độc lập.
16. Chứng quyền có lãi là chứng quyền mua có giá thực hiện (chỉ số thực hiện) thấp hơn giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở hoặc chứng quyền bán có giá thực hiện (chỉ số thực hiện) cao hơn giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở.
17. Giá thực hiện là mức giá mà người sở hữu chứng quyền có quyền mua (đối với chứng quyền mua) hoặc bán (đối với chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở (cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ ETF) cho tổ chức phát hành, hoặc được tổ chức phát hành dùng để xác định khoản thanh toán cho người sở hữu chứng quyền.
18. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng chứng quyền cần có để quy đổi thành một đơn vị chứng khoán cơ sở.
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán.
2. Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn sử dụng để tính giá trị vốn khả dụng và các giá trị rủi ro phải được cập nhật tới thời điểm tính toán.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải tính giá trị các loại rủi ro đối với các chỉ tiêu tài sản đã giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại
4. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán có công ty con, tổ chức kinh doanh chứng khoán tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính dựa trên các khoản mục tài chính riêng của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
5. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12 và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính dùng để chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán đủ điều kiện đưa ra khỏi tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt và các chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin và kiểm soát nội bộ để ghi chép, theo dõi và cập nhật đầy đủ những thông tin tài chính, thông tin chi tiết phục vụ cho việc lập và soát xét, kiểm toán các báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính. Ban Giám đốc (ban quản lý điều hành) của tổ chức kinh doanh chứng khoán chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của Thông tư này.
Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 91/2020/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 57 đến số 58
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Vốn khả dụng
- Điều 5. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty chứng khoán
- Điều 6. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty quản lý quỹ
- Điều 7. Các khoản tăng thêm