Hệ thống pháp luật

Chương 3 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương III

BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC

Điều 21. Nội dung bảo trì công trình đường cao tốc

1. Bảo trì công trình đường cao tốc là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường cao tốc bao gồm các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa công trình, bảo vệ môi trường.

2. Các nội dung công tác kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa công trình đường cao tốc được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ và Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.

Điều 22. Trách nhiệm lập, nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường cao tốc

Quy định về trách nhiệm lập, nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường cao tốc áp dụng các nội dung quy định về trách nhiệm lập, nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.

Điều 23. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường cao tốc

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc, việc thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.

2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì, trách nhiệm thẩm định, phê duyệt như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;

b) Nhà đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì đối với các công trình đường cao tốc do mình đầu tư sau khi có ý kiến thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Hợp đồng.

3. Cơ quan có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt.

Điều 24. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường cao tốc

Trong quá trình thực hiện, nếu thấy những yếu tố bất hợp lý, ảnh hưởng tới an toàn, khả năng khai thác, chất lượng và tuổi thọ công trình đường cao tốc, cơ quan quản lý đường cao tốc, chủ sở hữu công trình đường cao tốc chỉ đạo lập điều chỉnh quy trình bảo trì và trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại a) Các phương tiện, thiết bị thi công của đơn vị thi công:

Phải có phù hiệu thi công theo quy định, phải gắn đèn cảnh báo có phát tín hiệu chớp vàng, dán biểu tượng “xe thi công” có phản quang trước, sau và hai bên thành thiết bị;

Chỉ được phép di chuyển, làm việc trong giới hạn phạm vi công trường.

b) Nhân lực thực hiện công tác bảo trì:

Công nhân thi công mặc quần áo bảo hộ lao động có phản quang, đi giầy, đội mũ bảo hộ lao động;

Cán bộ giám sát thi công mặc đồng phục có phản quang, đi giày, đội mũ bảo hộ lao động;

Chỉ hoạt động trong giới hạn phạm vi công trường;

Các nhân lực không đáp ứng yêu cầu sẽ bị các lực lượng chức năng, lực lượng tuần tra cưỡng chế ra khỏi phạm vi công trường.

c) Phạm vi công trường phải được cảnh báo trước và trong suốt thời gian thi công trên đường cao tốc và được thông tin trước tới người tham gia giao thông;

d) Đối với công việc bảo trì bắt buộc phải sử dụng phương tiện, thiết bị di chuyển tốc độ thấp chỉ được thực hiện trong điều kiện ban ngày, tầm nhìn không bị hạn chế. Trong quá trình thực hiện phải sử dụng xe cảnh báo có bố trí đầy đủ các thiết bị, tín hiệu cảnh báo trên xe lưu hành cùng chiều, cùng tốc độ, cùng làn đường với xe thực hiện công việc bảo trì và cách phương tiện, thiết bị thực hiện bảo trì một đoạn dài tối thiểu 100 m về phía ngược chiều xe chạy; trừ trường hợp xe chuyên dùng cho đường cao tốc đã bố trí thiết bị cảnh báo an toàn giao thông.

2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ:

a) Phương án đảm bảo an toàn giao thông được lập trong hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Cơ quan quản lý đường cao tốc phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với đường cao tốc được giao trực tiếp tổ chức quản lý, bảo trì;

c) Nhà đầu tư phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với đường cao tốc do mình tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì; thông báo tới cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả.

Điều 27. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì trên đường cao tốc đang khai thác

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trong công tác bảo trì trên đường cao tốc đang khai thác trên phạm vi cả nước.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì và việc chấp hành quy định trong giấy phép thi công trên đường cao tốc trong phạm vi quản lý;

b) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện các hành vi vi phạm, không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định; đề nghị nhà đầu tư tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với công trình do nhà đầu tư tổ chức thực hiện bảo trì;

c) Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông.

3. Trách nhiệm của nhà đầu tư:

a) Kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị khai thác, bảo trì trên đường cao tốc trong phạm vi quản lý;

b) Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông.

4. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:

a) Lập phương án đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình bảo trì trên đường cao tốc trình cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc nhà đầu tư phê duyệt trước khi tổ chức thi công;

b) Thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn giao thông được phê duyệt;

c) Cung cấp thông tin về kế hoạch bảo trì tới Trung tâm điều hành giao thông khu vực, Trung tâm điều hành giao thông tuyến và người tham gia giao thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 90/2014/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2014
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 357 đến số 358
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH