BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam (sau đây gọi chung là Nghị định số 96/2009/NĐ-CP) như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
a) Thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy;
b) Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 12 và Điều 18 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP; chi thưởng cho tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP và thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy quy định tại Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP.
2. Trường hợp điều ước quốc tế về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy.
3. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy.
4. Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy.
1. Nội dung chi liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP.
2. Mức chi cụ thể được quy định như sau:
a) Đối với những nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được quy định;
b) Đối với những nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quyết định chi nhưng phải đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Phương thức chi đối với trường hợp chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tính bằng hiện vật khai quật, trục vớt được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP:
a) Tổ chức, cá nhân được giao thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản có trách nhiệm ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện việc thăm dò, khai quật, trục vớt theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc xác định số lượng hiện vật thanh toán chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt được thực hiện sau khi khai quật, trục vớt xong, tương ứng với phần chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP phê duyệt.
Trường hợp xác định số lượng hiện vật thanh toán trước khi thực hiện việc khai quật, trục vớt thì căn cứ vào số lượng, chủng loại hiện vật dự kiến khai quật, trục vớt được, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản quy định tại Điều 6 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP quyết định tỷ lệ phân chia hiện vật để thanh toán chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt. Việc phân chia hiện vật sau khi khai quật, trục vớt được phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, khách quan, phù hợp với phương án thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM
Điều 4. Thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm (sau đây gọi chung là Hội đồng định giá).
2. Thành phần Hội đồng định giá gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập Hội đồng hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án xử lý; Sở Tài chính đối với tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt phương án xử lý);
c) Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP;
d) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
đ) Các thành viên khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 5 người.
Đại diện tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản hoặc có công phát hiện và cung cấp thông tin về tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm được quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng định giá và có thể phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
4. Hội đồng định giá có thể thuê hoặc giao cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.
5. Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp đặc biệt không thể xác định được giá trị của tài sản thì Hội đồng định giá có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP biết để quyết định mức thưởng theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP.
6. Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá và chi phí thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá (nếu có) được tính chung vào chi phí xử lý tài sản và được chi trả theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
1. Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
3. Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản; thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản; chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.
Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
Điều 6. Sử dụng giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định
Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ để:
1. Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này;
2. Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy quy định tại Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Chương V Thông tư này, trừ trường hợp tài sản đó được bán đấu giá;
3. Thanh toán chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật mà việc thanh toán đó được xác định sau khi khai quật, trục vớt xong;
4. Xác định giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.
Điều 7. Thanh toán chi phí trong trường hợp ngẫu nhiên tìm thấy tài sản
Chủ sở hữu hợp pháp được trả lại tài sản có trách nhiệm thanh toán:
1. Chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản. Mức chi trả do hai bên thoả thuận trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản thì giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
2. Chi phí thông báo tìm chủ sở hữu tài sản và các chi phí khác có liên quan (nếu có) cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản. Mức chi trả được xác định theo hướng dẫn tại
Điều 8. Thanh toán chi phí trong trường hợp khai quật, trục vớt tài sản
Chủ sở hữu hợp pháp được trả lại tài sản có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí hợp lý quy định tại Điều 18 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản. Mức chi trả được xác định theo hướng dẫn tại
Điều 9. Xác định giá trị tài sản để làm căn cứ trích thưởng
1. Hội đồng định giá tài sản quy định tại
a) Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức bán đấu giá quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP, giá trị tài sản để trích thưởng là giá trúng đấu giá;
b) Trường hợp tài sản được xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP, giá trị tài sản là giá do Hội đồng định giá xác định.
2. Giá trị tài sản để trích thưởng quy định tại Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP được xác định như sau:
Giá trị tài sản để trích thưởng | = | Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định quy định tại khoản 1 điều này | - | Các khoản chi phí có liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản quy định tại |
1. Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thưởng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP gửi văn bản đề nghị chi thưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 điều này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP quyết định mức thưởng cụ thể. Nội dung chủ yếu của quyết định mức thưởng gồm:
a) Căn cứ pháp lý để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
b) Tên tổ chức, cá nhân được chi thưởng;
c) Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
d) Thời hạn chi thưởng;
đ) Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng (việc xác định cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng căn cứ vào quy định tại Điều 19 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP);
e) Nguồn chi thưởng.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vụ chi thưởng, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
3. Trường hợp nguồn chi thưởng được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định mức thưởng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chi thưởng có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để chi thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức thưởng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng thực hiện chi trả tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định.
Điều 11. Xác định giá trị tài sản để làm căn cứ thanh toán
1. Đối với các tài sản được xử lý theo hình thức bán đấu giá, giá trị tài sản làm căn cứ thanh toán được xác định theo giá trúng đấu giá.
2. Đối với các trường hợp khác, giá trị tài sản do Hội đồng định giá quy định tại
Điều 12. Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu
1. Đối với tài sản, sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan, có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì trả lại tài sản (bằng hiện vật) cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy.
2. Khi nhận tài sản, tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản). Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản không nhận tài sản hoặc không thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
Điều 13. Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu
Đối với tài sản, sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan, có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán như sau:
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó không chia được thì tổ chức, cá nhân đó được nhận tài sản (bằng hiện vật), đồng thời có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí hợp lý có liên quan và phần giá trị tài sản thuộc về Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP;
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó có thể chia được thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được chia tài sản bằng hiện vật tương ứng với phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP;
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận phần giá trị tài sản bằng tiền thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán bằng tiền phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP.
Việc thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy bằng hiện vật hoặc bằng tiền quy định tại điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thanh toán phần giá trị tài sản quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP gửi văn bản đề nghị thanh toán phần giá trị tài sản được hưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 điều này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP quyết định cụ thể mức được hưởng của tổ chức, cá nhân. Nội dung chủ yếu của quyết định này gồm:
a) Căn cứ pháp lý để thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản;
b) Tên tổ chức, cá nhân được thanh toán phần giá trị của tài sản do ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp;
c) Phần giá trị của tài sản thanh toán cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; chi phí tổ chức, cá nhân phải thanh toán (nếu có);
d) Hình thức thanh toán (bằng hiện vật, bằng tiền);
đ) Thời hạn thanh toán;
e) Nguồn kinh phí để thanh toán (trong trường hợp thanh toán bằng tiền);
g) Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
3. Trường hợp nguồn kinh phí để thanh toán được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định thanh toán phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán thực hiện việc thanh toán phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân được hưởng theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2010.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam
- 3Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
Thông tư 88/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 88/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/2010
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 394 đến số 395
- Ngày hiệu lực: 01/08/2010
- Ngày hết hiệu lực: 05/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực