Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 7704-CB/LTC

Hà Nội,, ngày 14 tháng 12 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ THÙ LAO CHO CÁN BỘ XÃ

Kính gửi:

-Ủy ban Hành chính các thành phố, khu Tự trị
- Ủy ban Hành chính các tỉnh

 

Để thi hành Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ về việc bổ sung chế độ thù lao cho cán bộ xã, Bộ hướng dẫn và giải thích thêm một số điểm dưới đây:

1. Số người được hưởng thù lao ở mỗi xã:

Dựa vào đặc điểm của từng miền khác nhau, Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ quy định mỗi xã được cấp từ 3 đến 4 người hưởng cả suất và từ 8 đến 10 người hưởng nửa suất thù lao.

a) Xã đồng bằng và trung du được cấp 126đ, tức là:

- Cấp cho 4 người cả suất: 14đ00,

- Cấp cho 10 người nửa suất: 7đ00.

b) Xã miền núi rẻo thấp được cấp 120đ tức là:

- Cấp cho 4 người cả suất: 15đ00,

- Cấp cho 8 người nửa suất: 7đ50.

c) Xã miền núi rẻo cao được cấp 112đ, tức là:

- Cấp cho 3 người cả suất: 16đ00

- Cấp cho 8 người nửa suất: 8đ00.

2. Cách phân phối:

Để việc phân phối trợ cấp thù lao được tốt cần xác định cụ thể đối tượng:

1. Ở các chi bộ xã chưa chia thì đối tượng là bí thư, phó bí thư và chi ủy viên, nơi đã chia chi bộ nhỏ thì đối tượng được xét là bí thư, phó bí thư, và đảng ủy viên của Đảng ủy xã; bí thư, phó bí thư, chi ủy viên chi bộ nhỏ không phải là đối tượng xét.

2. Đối tượng được xét cấp thù lao gồm bí thư, phó bí thư, chi ủy viên, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban Hành chính xã, trưởng phó ngành, trưởng phó ban, thư ký văn phòng Ủy ban Hành chính xã, Ban Thường vụ các đoàn thể xã, nhưng khi xét cấp thù lao thì phải xét những cán bộ giữ một hay nhiều chức vụ trong các chức vụ đã nêu trên nhưng phải thực sự hoạt động và thoát ly sản xuất. Trường hợp cán bộ nào tuy có giữ một trong những chức vụ ấy nhưng không thực sự hoạt động và thoát ly sản xuất thì không được xét cấp thù lao.

3. Thư ký văn phòng Ủy ban Hành chính xã được xét cấp thù lao bằng nửa định suất. Điều quy định này khác với trước vì xét cương vị trách nhiệm và tính chất công tác của thư ký văn phòng khác với các cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, nếu xã nào đã thù lao cho thư ký Văn phòng nhiều hơn nửa định suất mới này, thì Ủy ban Hành chính tỉnh sẽ tùy tình hình mà quyết định.

4. Trường hợp làm việc theo chế độ phân công luân phiên thì người thay thế được hưởng thù lao trong thời gian thay thế. Trường hợp này chỉ áp dụng cho những người thay thế chưa được hưởng thù lao, nếu người thay thế đang hưởng thù lao thì không được hưởng thêm nữa.

5. Ủy ban Hành chính cần đảm bảo trợ cấp cả định suất hay nửa định suất cho cán bộ được trợ cấp thù lao. Việc quy định như vậy, là để tránh tình trạng chia đều, chia nhỏ,mỗi người một ít hoặc tập trung thù lao để sử dụng trong các hội nghị như trước đây vì làm như thế giảm ý nghĩa và tác dụng thực tế của chế độ thù lao.

6. Mỗi tỉnh tùy theo miền đồng bằng, trung du, miền núi, căn cứ số lượng xã của tỉnh sau khi phân loại mà dự trù số tiền thù lao cho cán bộ xã của tỉnh mình. Khi phân phối cho các xã, có xã không cần đến cả số suất quy định trong Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ hoặc có xã cần tăng thêm số suất cần thiết mới đảm bảo việc phân phối thù lao được tốt, thì tỉnh tùy tình hình cụ thể mà quyết định, nhưng nhất thiết không được vượt số tiền dự trù chung cho tỉnh.

7. Những xã ven biển coi như xã đồng bằng, những thị trấn coi như đơn vị xã mà xét cấp thù lao.

3. Kế hoạch tiến hành:

Để việc thi hành chế độ thù lao mới đạt được yêu cầu thì một mặt các cấp cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chế độ thù lao, mặt khác cần bố trí kế hoạch thực hiện cho sát với đặc điểm các xã trong mỗi địa phương; sau đây là trách nhiệm cụ thể của Ủy ban Hành chính các cấp:

1. Ủy ban Hành chính các khu, thành phố và tỉnh:

Mở hội nghị với Ủy ban Hành chính huyện, thị xã, châu, quận và các ngành có liên quan nghiên cứu chính sách và các chế độ đối với cán bộ xã, kiểm điểm rút kinh nghiệm về thực hiện chính sách và các chế độ đã ban hành từ trước tới nay, để nhận rõ ý nghĩa mục đích của chính sách và các chế độ, nhằm thực hiện tốt chế độ bổ sung về thù lao và các  chế độ khác đã có. Trong hội nghị này sẽ thảo luận nguyên tắc và dự kiến phân loại xã đồng bằng, rẻo thấp, rẻo cao, số người được hưởng cả định suất, nửa định suất ở mỗi loại xã…  và vạch kế hoạch cụ thể từng bước thực hiện, phân công trách nhiệm cho huyện, xã đồng thời định lịch tiến hành để đảm bảo tháng 01-1960, cán bộ xã được hưởng chế độ thù lao mới.

Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố trong hội nghị này có thể báo cáo dự kiến chọn 1, 2 xã làm trọng điểm rút kinh nghiệm, để phổ biến kịp thời cho các xa trong địa phương về mặt chọn đối tượng, quy định số người được hưởng cả suất, nửa suất v.v…

2. Ủy ban Hành chính các huyện, châu, quận:

Dựa vào kế hoạch của tỉnh, thành, khu mở hội nghị với Ủy ban Hành chính xã nghiên cứu chính sách và các chế độ đối với cán bộ xã nhằm yêu cầu như hội nghị tỉnh, khu, thành đã làm xong, đi sâu kế hoạch giải quyết tư tưởng so bì tỵ nạnh, ngại khó, ngại khổ, cảm tình cá nhân và vạch kế hoạch cho xã làm dự kiến đề nghị các loại xã rẻo cao, thấp, đồng bằng , số suất được hưởng ở mỗi loại xã… đối tượng được cấp cả định suất, đối tượng được cấp nửa định suất hàng tháng. Ngoài ra huyện cũng vạch kế hoạch cho xã tiến hành phổ biến và học tập cho cán bộ và nhân dân trong xã nhằm làm cho cán bộ và nhân dân thấy trách nhiệm của mình hơn nữa đối với cán bộ xã và làm cho cán bộ xã càng ra sức tích cực công tác để xứng đáng với sự đài thọ của nhân dân, Đảng và Chính phủ.

4. Thời gian thi hành:

Thông tư số 404-TTg ngày 11-11-1959 của Thủ tướng phủ quy định thi hành trợ cấp thù lao mới kể từ 01-01-1960. Các Ủy ban Hành chính các cấp cần chuẩn bị đầy đủ và kịp thời để đầu năm 1960 cán bộ xã được hưởng, không nên làm chậm ảnh hưởng đến tư tưởng và công tác của cán bộ xã.

5. Vấn đề báo cáo:

Sau khi phổ biến chính sách và định kế hoạch tiến hành, các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố cần báo cáo cho Bộ biết kết quả, chú ý phần mắc mứu khó khăn và đề nghị cách giải quyết.

Sau khi hoàn thành các khu, tỉnh, thành cần tổng kết và báo cáo Bộ kết quả chung theo yêu cầu và nội dung cụ thể của chính sách và chế độ và đề nghị xây dựng bổ sung chính sách, chế độ.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




Phan Kế Toại

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 7704-CB/LTC năm 1959 hướng dẫn chế độ thù lao cho cán bộ xã do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 7704-CB/LTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 14/12/1959
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Phan Kế Toại
  • Ngày công báo: 30/12/1959
  • Số công báo: Số 50
  • Ngày hiệu lực: 29/12/1959
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.