Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 72-TTLT

Hà Nội , ngày 14 tháng 10 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - Y TẾ SỐ 72-TTLT  NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ Y TẾ

Thực hiện Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia; Thông tư Liên Bộ số 06 TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Liên Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 531/TTg; Quyết định số 862/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 125 BYT/QĐ ngày 01/2/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập chương trình Quốc gia về y tế (CTQGVYT); để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của các mục tiêu thuộc CTQGVYT, Liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn nội dung và mức chi của CTQGVYT như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:

1. CTQGVYT bao gồm một số mục tiêu do Nhà nước quy định cho từng thời kỳ hoạt động. Kinh phí của CTQGVYT được hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước (NSNN), viện trợ của nước ngoài và các nguồn thu theo quy định của Nhà nước. Các nguồn kinh phí trên được quản lý theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

2. Đối tượng thực hiện Thông tư này là các đơn vị sử dụng kinh phí của CTQGVYT.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chủ động huy động thêm nguồn kinh phí từ các khoản dóng góp của cá nhân và các tổ chức xã hội hỗ trợ cho các hoạt động của các mục tiêu thuộc CTQGVYT.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CTQGVYT

A. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CỦA CTQGVYT

1. Nội dung chi chung của CTQGVYT:

1.1 Chi quản lý chương trình và mục tiêu ở Trung ương gồm: chi về văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, phí điện thoại và bưu điện, đi kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết, thuê nhân viên văn phòng của Chương trình và mục tiêu, lập và bảo vệ kế hoạch.

Các khoản chi cho quản lý chương trình và Mục tiêu được dự toán theo từng năm, nhưng tối đa không quá 0,3% tổng kinh phí NSNN đầu tư cho CTQGVYT.

1.2 Mua phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động chuyên môn (ô tô, xe máy, xuồng máy, xe đạp...) sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

1.3 In tài liệu biểu mẫu chuyên môn - nghiệp vụ.

1.4 Đào tạo trong nước và ngoài nước (nếu có).

1.5 Thông tin giáo dục truyền thông.

1.6 Chi phí tiếp nhận hàng viện trợ (nếu có).

1.7 Sửa chữa thiết bị, phương tiện chuyên môn nghiệp vụ.

1.8 Tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện các mục tiêu chuyên môn của từng Mục tiêu.

1.9 Thuê chuyên gia trong, ngoài nước và văn phòng chuyên gia (nếu có).

1.10 Khen thưởng.

1.11 Nghiên cứu khoa học gắn với nội dung của Mục tiêu.

1.12 Chi vốn đối ứng trong nước của các dự án vốn vay nước ngoài thuộc CTQGVYT.

1.13 Chi khác.

2. Nội dung chi trực tiếp cho từng Mục tiêu của CTQGVYT

Ngoài những nội dung chi chung nêu trên, từng Mục tiêu còn được chi những nội dung đặc thù như sau:

2.1. Nội dung chi của Mục tiêu phòng chống sốt rét (PCSR)

2.1.1 Mua thuốc sốt rét; thuốc hỗ trợ (gồm thuốc kháng sinh thông thường, thuốc chống ỉa chảy, giảm đau, hạ sốt, sinh tố B1, C, đa sinh tố).

2.1.2 Mua hoá chất diệt muỗi, hoá chất xét nghiệm.

2.1.3 Mua dụng cụ phun tẩm, dụng cụ điều tra côn trùng, kính hiển vi và dụng cụ xét nghiệm.

2.1.4 Mua màn cấp cho dân nghèo vùng sốt rét.

2.1.5 Chi giám sát dịch tễ sốt rét.

2.1.6 Bồi dưỡng cán bộ PCSR trạm y tế xã, thôn bản vùng trọng điểm sốt rét, đội lưu động PCSR, cán bộ đi bắt muỗi đêm, soi lam tìm ký sinh trùng sốt rét, người trực tiếp phun tẩm hoá chất diệt muỗi.

2.1.7 Chi phòng chống dịch, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai vùng sốt rét.

2.2 Nội dung chi của Mục tiêu phòng chống các rối loạn thiếu iốt

2.2.1 Mua thuốc điều trị, hoá chất phòng chống các rối loạn thiếu iốt.

2.2.2 Trợ giá cho việc trộn và vận chuyển mối iốt theo chế độ hiện hành của Nhà nước để đảm bảo giá muốn iốt không cao hơn giá muối trắng trên cùng thị trường tại các địa phương.

2.2.3 Mua bao bì để đóng gói muốn iốt.

2.2.4 Trả tiền công xét nghiệm định lượng muối iốt và định lượng iốt niệu, định lượng nội tiết tố tuyến yên (TSH).

2.2.5 Bồi dưỡng cán bộ đi lấy mẫu muối iốt, mẫu máu, mẫu nước tiểu tại nhà dân.

2.2.6 Trả công cho phỏng vấn viên giám sát viên dịch tễ học, nạp số liệu vào máy tính, phân tích, xử lý số liệu của các đợt điều tra - khảo sát.

2.2.7 Mua máy siêu âm chuyên dùng cho tuyến giáp, máy định lượng iốt niệu, máy định lượng nội tiết tố tuyến yên (TSH) và các thiết bị phụ kiện kèm theo để trang bị cho các trung tâm, trạm phòng chống các rối loạn thiếu iốt của các tỉnh, thành phố.

2.3 Nội dung chi của Mục tiêu tiêm chủng mở rộng (TCMR)

2.3.1. Mua, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển văcxin đến tuyến huyện, xã phục vụ TCMR.

2.3.2 Mua trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản và vận chuyển vănxin, dụng cụ tiêm chủng và dụng cụ khử trùng dùng trong công tác TCMR.

2.3.3 Điều tra, đánh giá và giám sát dịch tễ bệnh, đánh giá chất lượng an toàn tiêm chủng và các hoạt động thúc đẩy chất lượng của dịch vụ tiêm chủng.

2.3.4 Bồi dưỡng cán bộ đi tiêm chủng, chống dịch, điều tra, xác minh các trường hợp thuộc TCMR, lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.

2.3.5 Thuê mướn nhân công phục vụ các hoạt động TCMR.

2.4. Nội dung chi của Mục tiêu phòng chống lao

2.4.1 Mua, tiếp nhận, bảo quản, và vận chuyển thuốc chống lao, tuberculin tới tuyến phường, xã.

2.4.2 Mua, tiếp nhận, bảo quản, pha trộn, và vận chuyển hoá chất xét nghiệm tới tuyến tỉnh, huyện.

2.4.3 Mua, tiếp nhận, bảo quản, và vận chuyển kính hiển vi, lồng kính an toàn, lam kính, cốc đờm, máy X quang, phim X quang, găng tay, khẩu trang, áo choàng bảo hộ và dụng cụ xét nghiệm tuyến tỉnh, huyện và xã.

2.4.4 Bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác khám, phát hiện, cấp phát thuốc thường xuyên và theo dõi điều trị bệnh nhân lao tại tuyến huyện, quận, xã - phường.

2.4.5 Điều tra, giám sát dịch tễ, đánh giá tình hình bệnh lao.

2.5 Nội dung chi của Mục tiêu phòng chống phong.

2.5.1 Mua thuốc, hoá chất phục vụ công tác khám phát hiện và điều trị bệnh phong.

2.5.2 Mua thiết bị y tế chuyên dùng phục vụ công tác khám phát hiện và phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong.

2.5.3 Điều tra, đánh giá và giám sát dịch tễ bệnh phong.

2.5.4 Điều trị phục hồi bệnh nhân phong dị hình bằng phẫu thuật và hỗ trợ một số vật dụng thiết yếu cho bệnh nhân dị hình như giày, dép chỉnh hình, nạng, nẹp, chân tay giả để điều trị phục hồi chức năng.

2.5.5 Chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế và những người tự nguyện trực tiếp làm công tác khám phát hiện bệnh, cấp phát thuốc, điều trị bệnh nhân phong và chăm sóc bệnh nhân dị hình tại nhà.

2.6 Nội dung chi của Mục tiêu nâng cấp trang thiết bị (TTB) bệnh viện

2.6.1 Mua TTB y tế thuộc danh mục TTB y tế tiêu chuẩn áp dụng cho bệnh viện các tuyến, ban hành theo Quyết định số 1419/BYT-QĐ ngày 23.08.1996 của Bộ Y tế.

2.6.2 Mua thiết bị nội thất bệnh viện gồm thang máy vận chuyển bệnh nhân, giường bệnh nhân, tủ thuốc, tủ đầu giường, xe đẩy các loại...

2.6.3 Mua thiết bị vận chuyển bệnh nhân gồm xe ô tô cứu thương, cáng, xe di chuyển bệnh nhân và người tàn tật...

2.6.4 Mua thiết bị tạo oxy, giặt là, tiệt trùng, xử lý chất thải bệnh viện, điều hoà nhiệt độ để bảo quản máy, máy hút ẩm, thiết bị phục vụ việc chẩn đoán lâm sàng như overhead, slide...

2.6.5 Phí nhập khẩu TTB và thuế (nếu có).

2.6.6 Chi sửa chữa, hoàn chỉnh các phòng đặt máy có yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt như: X Quang, thiết bị xạ trị và máy y tế khác có độ chính xác cao.

2.6.7 Chi phí tư vấn kỹ thuật chuyên ngành TTB trong việc thẩm định chất lượng TTB khi mua sắm.

2.6.8 Kiểm chuẩn đột xuất và định kỳ chất lượng TTB y tế đang sử dụng; đào tạo cán bộ quản lý chất lượng TTB y tế; khảo sát xây dựng kế hoạch nâng cấp TTB y tế.

3. Mức chi đối với một số nội dung chi đặc thù của các Mục tiêu thuộc CTQGVYT được quy định như sau: (Phụ lục kèm theo Thông tư này).

B. CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT KINH PHÍ,KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN

Các nguồn kinh phí của CTQGVYT được quản lý, dự toán, cấp phát, và quyết toán theo quy định tại Quyết định số 531/TTg ngày 8.8.1996 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý các Chương trình quốc gia, Thông tư liên Bộ số 06 TT/LBKH-TC ngày 29.4.1997 của liên Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 531/TTg, Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18 tháng 3 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước, Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2.11.1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Quyết định số 144 BYT/QĐ ngày 31/01/1997 của Bộ Y tế ban hành hệ thống chế độ kế toán sự nghiệp Y tế.

III. KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 1997. Những quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Kinh phí để thực hiện Thông tư này sắp xếp trong dự toán năm 1997 đã được Nhà nước giao. Liên Bộ Tài chính - Y tế sẽ bổ sung và sửa đổi Thông tư sau khi có phê duyệt chính thức của Chính phủ về Chương trình quốc gia.

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

VỀ MỨC CHI ĐỐI VỚI MỘT SỐ NỘI DUNG CHI ĐẶC THÙ CỦA CÁCMỤC TIÊU THUỘC CTQGVYT BAN HÀNH KÈM THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - Y TẾ SỐ 72/TTLB NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 1997

ST

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi

I

Mức chi chung của các mục tiêu

 

 

1

Hỗ trợ kinh phí cho học viên dự các lớp đào tạo: áp dụng theo chế độ chi hội nghị hiện hành của các cơ quan HCSN

 

 

2

Khen thưởng cho đơn vị và cá nhân có thành tích, do lãnh đạo Bộ Y tế quyết định:

 

 

 

- Mức tối đa cho một cá nhân được khen thưởng

đ/người/năm

100.000đ

 

- Mức tối đa cho một tập thể được khen thưởng:

 

 

 

- Tỉnh

đ/năm

1.000.000đ

 

- Huyện

đ/năm

500.000đ

 

- Xã

đ/năm

200.000đ

II

Mức chi đối với một số nội dung chi đặc thù của các mục tiêu

 

 

A

Mục tiêu phòng chống sốt rét (PCSR)

 

 

1

Bồi dưỡng cán bộ đội lưu động PCSR tại vùng trọng điểm sốt rét

đ/người/ngày

6.000đ

2

Bồi dưỡng y tế xã trọng điểm sốt rét

đ/xã/tháng

60.000đ

3

Hỗ trợ cho cán bộ đi giám sát dịch tễ tại các vùng sốt rét trọng điểm và vùng sâu, vùng xa

đ/người/ngày

8.000đ

4

Bồi dưỡng y tế thôn (bản) vùng trọng điểm sốt rét ở miền núi cao, vùng sâu

đ/thôn/tháng

20.000đ

5

Bồi dưỡng cho cán bộ làm xét nghiệm lam máu tìm KST sốt rét

đ/lam

200đ

6

Bồi dưỡng cho người làm mồi và người bắt muỗi đêm

đ/người/đêm

15.000đ

7

Thuê người trực tiếp phun, tẩm hoá chất diệt muỗi

đ/người/ngày

15.000đ

B

Mục tiêu phòng chống các rối loại thiếu iốt (PCRLTI)

 

 

1

Bồi dưỡng cán bộ đi lưu động phòng chống các rối loại thiếu iốt ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa

đ/người/ngày

6.000đ

2

Hỗ trợ mỗi huyện một định xuất làm công tác chuyên trách phòng chống các rối loạn thiếu iốt, nếu duy trì được tỷ lệ phủ muối iốt tối thiểu 70% số hộ gia đình trong huyện

đ/cán bộ/tháng

50.000đ

3

Chi xét nghiệm định lượng muối iốt

đ/mẫu

1.500đ

 

Chi xét nghiệm định lượng iốt niệu

đ/mẫu

2.000đ

4

Bồi dưỡng cán bộ đi lấy mẫu muối iốt, mẫu máu, mẫu nước tiểu tại nhà dân

đ/mẫu

1.000đ

5

Trả công tra cho phỏng vấn viên đi điều tra tại hộ gia đình (kể cả chi phí đi lại và công phỏng vấn) cho 1 phiếu khảo sát về PCRLTI có 60 câu hỏi:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/bộ câu hỏi/hộ

12.000d

 

- Các vùng khác

đ/bộ câu hỏi/hộ

10.000đ

6

Trả công các giám sát viên dịch tễ mỗi đợt khảo sát điều tra tại một cụm dân cư 15 hộ

đ/cụm/15 hộ

30.000đ

7

Trả công nhận số liệu vào máy tính, phân tích, xử lý số liệu cho 1 phiếu khảo sát về PCRLTI có 60 câu hỏi

đ/bộ câu hỏi

3.000đ

C

Mục tiêu tiêm chủng mở rộng (TCMR)

 

 

1

Bồi dưỡng cho cán bộ đi tiêm chủng đã cho trẻ uống hoặc tiêm văcxin đủ 8 lần trong vòng 9-12 tháng:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/trẻ đủ liều

3.000đ

 

- Các vùng còn lại

đ/trẻ đủ liều

1.500đ

2

Bồi dưỡng cho cán bộ đi tiêm chủng đã tiêm đủ liều văcxin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-35 tuổi ở 270 huyện trọng điểm tại:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/người đủ liều

1.500đ

 

- Các vùng còn lại

đ/người đủ liều

1.000đ

3

Bồi dưỡng cho cán bộ đi tiêm chủng đã cho trẻ uống

 

 

 

đủ 2 liều văcxin bại liệt cách nhau 1 tháng trong chiến dịch tiêm chủng toàn quốc hoặc khu vực tại các địa bàn:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/trẻ đủ liều

1.000đ

 

- Các vùng còn lại

đ/trẻ đủ liều

500đ

4

Bồi dưỡng giám sát 1 trường hợp liệt mềm cấp từ ngày phát bệnh đến ngày thứ 60, lấy và chuyển bệnh phẩm theo quy định:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/ca bệnh

80.000đ

 

- Các vùng còn lại

đ/ca bệnh

50.000đ

5

Bồi dưỡng giám sát 1 trường hợp: chết sơ sinh nghi uốn ván sơ sinh; sởi; hoặc các bệnh khác thuộc phạm vi phòng chống của Mục tiêu TCMR:

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/ca bệnh

15.000đ

 

- Các vùng còn lại

đ/ca bệnh

5.000đ

6

Bồi dưỡng cán bộ tham gia chống dịch các bệnh thuộc phạm vi phòng chống của Mục tiêu TCMR

đ/người/ngày

10.000đ

D

Mục tiêu phòng chống bệnh lao

 

 

1

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế xã (mỗi xã một người) trực tiếp khám và vận chuyển bệnh nhân lao tới tổ chống lao

đ/người/tháng

10.000đ

2

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế làm công tác khám phát hiện bệnh nhân nghi lao ở tuyến huyện (xét nghiệm đủ 3 mẫu đờm)

đ/bệnh nhân

10.000đ

3

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế làm công tác khám phát hiện nguồn lây chính (lao phổi AFB+) ở tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực, điểm kính liên xã

đ/b.n lao AFB+

24.000đ

4

Bồi dưỡng cho cán bộ tuyến xã, phường, hoặc tổ chống lao tuyến huyện - quận hoàn thành việc trực tiếp cấp phát thuốc hàng ngày cho bệnh nhân lao trong thời gian 8 hoặc 9 tháng điều trị

 

 

 

- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa

đ/bệnh nhân

100.000đ

 

- Các vùng còn lại

đ/bệnh nhân

66.000đ

5

Bồi dưỡng cho cán bộ thuộc tổ chống lao tuyến huyện, quận hoàn thành việc khám, theo dõi và quản lý bệnh nhân lao trong 8 hoặc 9 tháng điều trị

đ/bệnh nhân

10.000đ

E

Mục tiêu phòng chống bệnh phong

 

 

1

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế và những người tự nguyện trực tiếp làm công tác khám phát hiện bệnh, cấp phát thuốc, điều trị bệnh nhân phong và chăm sóc bệnh nhân dị hình tại nhà

đ/người/ngày

10.000đ

2

Bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp phát thuốc và theo dõi bệnh nhân tại nhà:

 

 

 

- Bệnh nhân thể ít vi khẩn, điều trị đủ liều từ 6-9 tháng

đ/bệnh nhân

84.000đ

 

- Bệnh nhân thể nhiều vi khẩn, điều trị đủ liều từ 24-36 tháng

đ/bệnh nhân

240.000đ

3

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế khám phát hiện bệnh nhân phong mới

đ/bệnh nhân

100.000đ

4

Bồi dưỡng cho cán bộ y tế điều trị khỏi bệnh nhân loét lỗ dáo

 

 

 

- Không viêm xương

đ/bệnh nhân

50.000đ

 

- Có viêm xương

đ/bệnh nhân

100.000đ

5

Bồi dưỡng cán bộ kiểm tra, giám sát bệnh nhân phong

đ/người/ngày

8.000đ

6

Bồi dưỡng khám toàn dân phát hiện bệnh phong:

 

 

 

- Khu vực đồng bằng

đ/1.000 dân

120.000đ

 

- Khu vực miền núi, hải đảo

đ/1.000 dân

240.000đ

7

Bồi dưỡng phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân phong dị hình:

 

 

 

Tăng 30% so với mức bồi dưỡng hiện hành đối với từng loại ca phẫu thuật quy định tại Thông tư liên Bộ số 150/TTLB ngày 16/4/1996 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 794/TTg ngày 05-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 72/1997/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung và định mức chi của Chương trình Quốc gia về y tế do Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế ban hành

  • Số hiệu: 72-TTLT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 14/10/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
  • Người ký: Lê Ngọc Trọng, Tào Hữu Phùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 23
  • Ngày hiệu lực: 01/07/1997
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản