BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7-TMDL/QLTT | Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 1992 |
THÔNG TƯ
SỐ 7-TMDL/QLTT NGÀY 18-5-1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/HĐBTNGÀY 2-3-1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ.
Ngày 2-3-1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 66/HĐBT về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221/HĐBT ngày 23-7-1991. Căn cứ điều 21 của Nghị định 66/HĐBT, Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn việc thực hiện trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ như sau:
I. VỀ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Cụ thể:
a) Cá nhân kinh doanh thương mại và dịch vụ là hoạt động kinh doanh do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh buôn bán, kinh doanh dịch vụ của mình. Cá nhân kinh doanh phải là người trực tiếp hoạt động kinh doanh và là chủ thể trong mọi quan hệ kinh doanh.
b) Nhóm kinh doanh thương mại và dịch vụ là hai hoặc một số cá nhân tự nguyện hùn vốn, kỹ thuật, tay nghề để mở cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh buôn bán hoặc kinh doanh dịch vụ, cùng tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng chia lời, cùng chịu các rủi ro, cùng thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Nhà nước và khách hàng. Trong nhóm kinh doanh sở hữu về tài sản vẫn là sở hữu của từng cá nhân, có một người làm đại diện là chủ thể trong mọi quan hệ kinh doanh của nhóm.
c) Vốn kinh doanh của cá nhân và nhóm kinh doanh thương mại và dịch vụ bao gồm vốn cố định (cửa hàng, cửa hiệu, phương tiện...) và vốn lưu động dùng vào việc kinh doanh. Vốn kinh doanh do người kinh doanh tự khai và chịu trách nhiệm về việc khai vốn phù hợp với quy mô, mặt hàng, ngành nghề và hình thức, phương thức kinh doanh. Vốn kinh doanh phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi người kinh doanh thường trú xác nhận. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh khi thấy cần thiết có sự thẩm tra vốn kinh doanh trước khi cấp giấy phép kinh doanh.
a) Các hộ chuyên sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất tự sản tự tiêu, không mở cửa hàng thường xuyên bán sản phẩm xuất ra, không mua sản phẩm để chế biến và bán sản phẩm chế biến, không có hoạt động buôn bán hàng hoá hoặc dịch vụ ngoài phạm vi sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.
b) Các hộ làm kinh tế gia đình trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sản xuất, không mở cửa hàng thường xuyên để bán, bảo hành sản phẩm của gia đình làm ra hoặc buôn bán hàng hoá và làm dịch vụ khác trên thị trường.
c) Người bán hàng rong, quà vặt và làm nghề dịch vụ có thu nhập thấp là những người buôn bán các mặt hàng, quà bánh lặt vặt hoặc làm dịch vụ đơn giản, và có thu nhập chỉ ở mức đủ sống tối thiểu cho bản thân người đó, không có tích luỹ để mở rộng kinh doanh.
II- ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
b) Có vốn, phương tiện kinh doanh phù hợp với qui mô, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh.
c) Có cửa hàng, cửa hiệu hoặc địa điểm kinh doanh nhất định. Địa điểm, địa bàn kinh doanh phải phù hợp với các quy định của Nhà nước về quản lý an ninh quốc phòng, trật tự trị an, vệ sinh phòng dịch và môi trường.
d) Khi kinh doanh các ngành, nghề, mặt hàng có điều kiện do Nhà nước quy định thì:
- Người kinh doanh ngành, nghề, mặt hàng đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật phải có bằng (hoặc giấy chứng nhận) do các Trường đạo tạo chuyên ngành được phép mở cấp.
- Các điều kiện về: sức khoẻ, vệ sinh môi trường phòng dịch, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phải được các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy chứng chỉ hành nghề.
Danh mục ngành, nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện và những điều kiện để kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề đó, ban hành kèm theo thông tư này (phụ lục 2).
2. Những người sau đây không được kinh doanh thương mại và dịch vụ theo Nghị định 66-HĐBT:
a) Là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, sĩ quan tại ngũ thuộc các lực lượng vũ trang; những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền các cấp theo chế độ bầu cử; cán bộ quản lý đang làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước.
b) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm và người không đủ sức khoẻ.
c) Người đang bị giam giữ, bị truy nã, bị truy tố, bị toà án tước quyền kinh doanh.
d) Người kinh doanh bị xử phạt hành chính thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời hạn hiệu lực của quyết định xử phạt.
III. VỀ VIỆC XIN PHÉP KINH DOANH VÀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
a) Phải xin phép Uỷ ban nhân dân huyện, quận nơi kinh doanh để được xét cấp giấy phép kinh doanh. Chỉ sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh thì người kinh doanh mới được phép hoạt động kinh doanh.
b) Người kinh doanh phải làm đơn xin phép kinh doanh (theo mẫu quy định của thông tư này) ghi đúng và đầy đủ các nội dung trong đơn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi thường trú về các nội dung kê khai trong đơn. Nếu kinh doanh các ngành, nghề, mặt hàng có điều kiện nói ở điểm d1-II Thông tư này thì kèm theo đơn phải có chứng chỉ hành nghề hoặc bằng chuyên môn kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền cấp. Nếu là nhóm kinh doanh thì kèm theo đơn phải có bản thỏa thuận hợp lệ giữa các cá nhân tham gia kinh doanh.
c) Người kinh doanh trực tiếp gửi đơn xin phép kinh doanh tới Uỷ ban nhân dân dân quận, huyện nơi kinh doanh (nếu kinh doanh cố định và thường xuyên) hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi thường trú (nếu kinh doanh buôn chuyến lưu động).
Người kinh doanh có thể thông qua Uỷ ban nhân dân phường, xã, ban quản lý chợ tiếp nhận đơn rồi chuyển lên Uỷ ban nhân dân quận, huyện xem xét cấp giấy phép kinh doanh.
d) Người kinh doanh được tự lựa chọn ngành, nghề, mặt hàng (trừ những ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh - theo phụ lực 1) địa điểm, địa bàn, thời hạn kinh doanh phù hợp với các điều kiện khả năng của bản thân và các quy định của pháp luật về các lĩnh vực có liên quan. Mỗi người kinh doanh được mở một địa điểm kinh doanh buôn bán hoặc dịch vụ trên địa bàn quận, huyện của tỉnh, thành phố nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu kinh doanh cố định tại nơi khác tỉnh, thành phố đăng ký hộ khẩu thường trú thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi kinh doanh chấp thuận. Đối với buôn chuyến liên tỉnh phải có giấy chứng nhận của Sở Thương mại và du lịch nơi người kinh doanh có hộ khẩu thường trú cấp, sau đó Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi có hộ khẩu thường trú cấp giấy phép kinh doanh.
đ) Kinh doanh đúng với nội dung được phép ghi trong giấy phép kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh nếu thay đổi nội dung kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh đều phải khai báo xin phép với cơ quan đã cấp giấy phép. Chỉ sau khi được cơ quan cho phép đồng ý mới được thay đổi, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
2. Đối với các cơ quan Nhà nước
a) Sở Thương mại và du lịch các tỉnh, thành phố có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện việc xét cấp giấy phép kinh doanh; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thương nghiệp quận, huyện quản lý hoạt động kinh doanh của những cá nhân và nhóm kinh doanh thương mại và dịch vụ thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định 66-HĐBT. Cấp giấy chứng chỉ hành nghề cho người kinh doanh những ngành, nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo thẩm quyền của Sở. Tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Thương mại và du lịch.
b) Uỷ ban nhân dân quận, huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ đối với kinh doanh thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định 66-HĐBT gồm:
- Những người kinh doanh cố định trên địa bàn quận, huyện quản lý.
- Những người kinh doanh lưu động liên huyện, liên tỉnh có hộ khẩu thường trú tại quận, huyện.
Ở các xã vùng cao, hải đảo và các xã vùng sâu ở nông thôn đi lại khó khăn, xa cơ quan huyện thì Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể cho phép Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân xã xét cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ đối với những người buôn bán hoặc làm dịch vụ cố định tại địa bàn xã mà họ có hộ khẩu thường trú tại đó. Những đối tượng sau đây thì Uỷ ban nhân dân huyện không được uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân phường, xã cấp giấy phép kinh doanh:
- Những người kinh doanh lưu động (buôn chuyến)
- Những người buôn bán tiểu ngạch qua biên giới
- Người kinh doanh là cư dân biên giới của nước tiếp giáp đến kinh doanh
- Người kinh doanh có hộ khẩu ở huyện, tỉnh, thành phố khác. Khi cho phép kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào những điều kiện đã quy định và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh trên địa bàn để xem xét đơn xin phép của người kinh doanh, phù hợ với tình hình thực tế ở địa phương.
c) Bộ phận thương nghiệp thuộc Phòng Tài chính - thương nghiệp (hoặc phòng thương nghiệp) là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện trong việc xét cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn, có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn cho các cá nhân và nhóm kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong việc làm các thủ tục xin phép kinh doanh.
- Hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra các phường, xã được Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền cấp giấy phép kinh doanh.
- Tiếp nhận hồ sơ xin phép kinh doanh thương mại và dịch vụ của các cá nhân và nhóm kinh doanh.
- Xem xét, thẩm tra, kiến nghị Uỷ ban nhân dân quận huyện về việc cấp giấy phép.
- Ghi đầy đủ các nội dung trong giấy phép kinh doanh và trình Uỷ ban nhân dân ký cho phép.
- Vào sổ cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ.
- Thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo quy định.
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của người kinh doanh trên địa bàn.
- Phối hợp với cơ quan thuế địa phương để quản lý thu thuế.
- Tổng hợp tình hình cấp giấy phép kinh doanh để báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan thương mại và du lịch cấp trên.
d) Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:
- Xác nhận đơn kê khai xin phép cho người kinh doanh có hộ khẩu thường trú tại phường, xã về những nội dung có liên quan đến thẩm quyền của mình trong đơn.
- Giám sát hoạt động kinh doanh của người kinh doanh trong phạm vi phường, xã theo các nội dung được phép và trong việc thực hiện pháp luật có liên quan khi kinh doanh.
3 - Thời hạn hiệu lực của giấy phép
Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ theo thời hạn của người xin kinh doanh đề nghị, không nhất thiết chỉ cho phép kinh doanh từng năm một. Nhưng chỉ cho phép thời hạn tối đa là 5 năm kể từ ngày ký giấy phép. Khi cho phép về thời hạn kinh doanh cần xem xét thời hạn có phù hợp với chứng chỉ hành nghề và các điều kiện kinh doanh cụ thể của người kinh doanh không (địa điểm, hợp đồng kinh tế) và về quản lý quy hoạch cụ thể của địa phương.
Hàng năm tổ chức kiểm tra giấy phép kinh doanh theo định kỳ.
Các tỉnh, thành phố tổ chức việc in và phát hành ấn chỉ theo đúng quy định (trừ giấy phép) để phục vụ công tác xét cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ theo Nghị định 66-HĐBT ở địa phương. Địa phương nào không tự in ấn được thì có văn bản báo cáo về Bộ để in ấn giúp.
IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÉT CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
Căn cứ Nghị định 66-HĐBT và hướng dẫn trong Thông tư này, Sở Thương mại và du lịch có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc triển khai tổ chức thực hiện công tác xét cấp giấy phép kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn, phối hợp với các ngành có liên quan ở địa phương để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân biết và thực hiện.
Việc triển khai Nghị định 66-HĐBT về kinh doanh thương mại và dịch vụ theo hướng sau đây:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế các văn bản của Bộ Thương mại và du lịch đã ban hành trước đây về việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh thương mại và dịch vụ. Trong quá trình thực hiện Nghị định 66-HĐBT, yêu cầu Uỷ ban nhân dân nhân dân và Sở Thương mại và du lịch các tỉnh, thành phố phản ánh và báo cáo kết quả tình hình thực hiện với Bộ Thương mại và du lịch.
Lê Hữu Duyên (Đã Ký) |
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ, MẶTHÀNG CẤM KINH DOANH Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
1 - Vũ khí, đạn dược, quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (danh mục cụ thể do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ công bố) quy định tại điều 95 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyết định 193-HĐBT ngày 23 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
2 - Các loại ma tuý, theo điều 166 Bộ luật hình sự và quyết định 193-HĐBT.
3 - Chất nổ, pháo do nước ngoài sản xuất, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ, theo điều 96 Bộ luật hình sự và Chỉ thị 374-CT ngày 26 tháng 10 năm 1990.
4 - Hiện vật thuộc di tích văn hoá, lịch sử và các vật phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ (danh mục cụ thể do Bộ văn hoá - thông tin - thể thao công bố). Theo điều 99 Bộ luật hình sự và Quyết định 193-HĐBT.
5 - Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất quy định tại Chỉ thị 278-CT.
Ghi chú:
Trường hợp đặc biệt sử dụng trong sản xuất hoặc kinh doanh các ngành nghề mặt hàng ghi tại mục 1 và 2 trên đây phải có quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Mặt hàng, ngành nghề | Điều kiện |
1- Pháo | - Có giấy xác nhận của cơ quan PCCC về nơi bán hàng, chứa hàng đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, nổ. |
- Cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ được đại lý bán lẻ cho các xí nghiệp có giấy phép sản xuất pháo, hoặc cho các doanh nghiệp được phép kinh doanh pháo. | |
2- Xăng, dầu (gồm: xăng, dầu, diesel, mazut, dầu hoả, dầu mỡ bôi trơn,khí đốt) | - Có giấy xác nhận của cơ quan PCCC về nơi bán hàng, chứa hàng đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, nổ. |
- Dụng cụ bán hàng được cơ quan kiểm nghiệm đo lường xác nhận bảo đảm tiêu chuẩn quy định. | |
- Có 1 CNKT xăng dầu đã qua trường lớp đào tạo hợp pháp. | |
- Cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ được đại lý bán lẻ cho các doanh nghiệp được phép kinh doanh xăng dầu. | |
3. Than mỏ | - Cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ được bán lẻ (hoặc chế biến để bán lẻ), phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt của nhân dân. |
- Có nơi bảo quản, chế biến phù hợp yêu cầu kỹ thuật theo các quy định tại Thông tư liên Bộ Năng lượng - Thương nghiệp 266/QĐ-LB ngày 3-6-1991, do Sở Thương mại kiểm tra xác nhận. | |
4. Kim loại (đen, màu - kể cả phế thải) | - Có nơi bán hàng, chứa hàng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo từng loại hàng kinh doanh và vệ sinh, trật tự công cộng do Sở Thương mại kiểm tra xác nhận. |
- Địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch mặt hàng, ngành nghề, khu vực kinh doanh của UBND thành phố, thị xã, thị trấn (nếu kinh doanh tại thành phố, thị xã, thị trấn). | |
5- Vật liệu xây dựng:xi măng, gỗ, vôi, cát sỏi, đá, gạch ngói ...) | - Có nơi bán hàng, chứa hàng đảm bảo yêu cầu theo từng loại hàng kinh doanh về kỹ thuật, vệ sinh trật tự công cộng, do Sở Thương mại kiểm tra xác nhận. |
- Địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch mặt hàng, ngành nghề, khu vực kinh doanh của UBND thành phố, thị xã, thị trấn (nếu kinh doanh tại thành phố, thị xã, thị trấn). | |
6. Hoá chất các loại | - Có giấy xác nhận của cơ quan PCCC về nơi bán hàng, chứa hàng đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, nổ (đối với những loại hoá chất dễ chảy, nổ); có giấy xác nhận của cơ quan y tế đảm bảo vệ sinh môi trường (đối với những loại hoá chất có thể gây ô nhiễm môi trường). |
- Có phương tiện dụng cụ chuyên dùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật do cơ quan kiểm nghiệm đo lường kiểm tra, xác nhận. | |
- Có 1 CNKT hoá chất đã qua trường lớp đào toạ hợp pháp. | |
7. Điện máy, điện tử (gồm các mặt hàng cao cấp về điện cơ, điện lạnh, điện tử) | - Có 1 CNKT đã qua trường lớp đào tạo hợp pháp phù hợp với nhóm hàng, mặt hàng kinh doanh để hướng dẫn sử dụng, lắp đặt bảo hành sản phẩm. |
8- Thuốc lá điếu | - Chỉ được bán thuốc lá điếu do các xí nghiệp quốc doanh sản xuất. |
- Cá nhân và nhóm kinh doanh được bán lẻ hoặc làm đại lý bán cho các xí nghiệp sản xuất, hoặc cho các doanh nghiệp được phép kinh doanh thuốc lá. Được bán lẻ tại các khách sạn, cửa hàng ăn uống. | |
9. Ruợu bia và các loại nước giải khát đóng chai, đóng hộp | - Chỉ được bán sản phẩm do các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất hoặc nhập khẩu, sản phẩm đã đăng ký chất lượng và được phép lưu thông. Riêng rượu, bia chỉ được đại lý bán lẻ. |
- Nếu bán lẻ cho người tiêu dùng tại chỗ phải có giấy xác nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh, phòng bệnh do cơ quan y tế cấp (như quy định đối với cửa hàng ăn uống dưới đây). | |
10. Giết mổ và buôn bán gia súc | - Có địa điểm giết mổ, có chuồng trại nhốt con thịt chờ mổ xa nơi đông dân cư và có giấy xác nhận đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường do cơ quan thú y (hoặc y tế) cấp. |
- Địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch mặt hàng, ngành nghề khu vực kinh doanh của UBND thành phố, thị xã, thị trấn (nếu kinh doanh tại thành phố, thị xã, thị trấn). | |
11. Buôn chuyến đường dài liên tỉnh | - Có chứng chỉ hành nghề do Sở Thương mại và du lịch cấp. |
12. Nước uống các loại | - Có cửa hàng, cửa hiệu, điểm bán hàng đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường do cơ quan y tế kiểm tra xác nhận. |
- Những người trực tiếp phục vụ (nấu bếp, chế biến, bán hàng) có giấy khám bệnh của bệnh viện xác nhận không mắc bệnh truyền nhiễm (giấy có giá trị trong 1 năm). | |
13. Khách sạn, nhà trọ | - Có cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn quy định về phân loại khách sạn, nhà trọ của Bộ thương mại - du lịch, do Sở Thương mại và du lịch kiểm tra, xác nhận. |
- Có giấy xác nhận đảm bảo các điều kiện vệ sinh do cơ quan y tế cấp. | |
14.Các dịch vụ sửa chữa lớn (trung, đại tu) các mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh, máy văn phòng,xe đạp, xe gắn máy, mô tô | - Có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp yêu cầu ngành nghề sửa chữa, do Sở thương mại và du lịch kiểm tra, xác nhận. |
- Có ít nhất 1 CNKT bậc 3/7 trở lên được cấp bằng hợp pháp, phù hợp với chuyên ngành sửa chữa. | |
15. Dịch vụ cầm đồ trông giữ tài sản. | - Có tài sản đảm bảo phù hợp với qui mô kinh doanh theo quy định của UBND tỉnh, thành phố do phòng công chứng cấp giấy xác nhận (những nơi chưa có phòng công chứng do UBND phường, xã cấp). |
- Nếu làm dịch vụ trông giữ xe đẹp, xe máy, ôtô... ở nơi công cộng phải có giấy phép sử dụng vỉa hè, bến, bãi... do Sở giao thông, công chính cấp. |
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
(Áp dụng trong việc cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66-HĐBT)
Ngành, nghề | Mã số |
A. Thương nghiệp | 1 |
I - Lương thực | 101 |
1. Thóc, gạo | 101.01 |
2. Lương thực khác | 101.02 |
II- Thực phẩm | 102 |
1. Thực phẩm nông sản tươi sống | 102.01 |
a) Thịt gia súc | 102.01.01 |
b) Thịt gia cầm | 102.01.02 |
c) Trứng các loại | 102.01.03 |
d) Rau tươi | 102.01.04 |
e) Hoa, quả tươi | 102.01.05 |
g) Thực phẩm tươi sống khác | 102.01.06 |
2. Thực phẩm nông sản khô (đậu, lạc, vừng...) | 102.02 |
3. Hải sản tươi | 102.03 |
4. Hải sản khô | 102.04 |
5. Thực phẩm công nghệ | 102.05 |
a) Muối, nước nắm, nước chấm | 102.05.01 |
b) Gia vị chế biến (mỳ chính, bột canh) | 102.05.02 |
c) Bánh mứt kẹo, đường mật, sữa | 102.05.03 |
d) Rượu, bia và nước giải khát Đóng chai, đóng hộp | 102.05.04 |
e) Chè uống (trà) | 102.05.05 |
g) Thuốc lá, thuốc lào | 102.05.06 |
h) Các loại thực phẩm đóng hộp | 102.05.07 |
d) TP công nghệ khác | 102.05.08 |
6. Thuỷ sản | 102.06 |
III - Ngành may mặc | 103 |
1. Vải lụa | 103.01 |
2. Quần áo may sẵn | 103.02 |
3. Hàng dệt kim | 103.03 |
4. Sợi, len đan dệt quần áo | 103.04 |
5. Chăn, màn, đệm | 103.05 |
6. Giày, dép, guốc | 103.06 |
7. Mũ, nón | 103.07 |
8. Aó đi mua, vải mưa | 103.08 |
9. Hàng may mặc cũ | 103.09 |
10. Hàng may mặc khác | 103.10 |
IV- Đồ dùng gia đình | 104 |
1. Đồ dùng bằng kim khí | 104.01 |
a) Đồ dùng bằng tôn | 104.01.01 |
b) Đồ dùng bằng nhôm sắt tây, sắt tráng men | 104.01.02 |
c) Dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng, kìm búa, cà lê, tô vít...) | 104.01.03 |
d) Đồ dùng bằng kim khí | 104.01.04 |
2. Đồ dùng bằng sứ, sành gốm, đất nung. | 104.02 |
3. Đồ dùng bằng thuỷ tinh | 104.03 |
a) Tráng gương, cắt kính | 104.03.01 |
b) Đồ dùng bằng thuỷ tinh thông thường | 104.03.02 |
c) Hàng thuỷ tinh cao cấp pha lê | 104.03.03 |
4. Đồ dùng bằng da, giả da | 104.04 |
5. Đồ dùng bằng nhựa | 104.05 |
6. Đồ dùng bằng mây tre | 104.06 |
7. Đồ dùng bằng đay, gai, cói | 104.07 |
8. Đồ gỗ | 104.08 |
9. Đồ điện | 104.09 |
a) Điện cơ | 104.09.01 |
b) Điện lạnh | 104.09.02 |
c) Điện tử | 104.09.03 |
e) Đồ điện khác | 104.09.05 |
10. Đồ dùng gia đình khác | 104.10 |
a) Xà phòng, chất tẩy rửa | 104.10.01 |
b) Đồng hồ | 104.10.02 |
c) Máy khâu, máy dệt len | 104.10.03 |
V - Vật phẩm văn hoá giáo dục | 105 |
1. Văn phòng phẩm và dụng cụ học tập | 105.01 |
2. Đồ chơi trẻ em | 105.02 |
3. Văn hoá phẩm | 105.03 |
VI. Thuốc và dụng cụ y tế | 106 |
1. Đông dược | 106.01 |
2. Tân dược | 106.02 |
3. Dụng cụ y tế | 106.03 |
4. Các loại khác | 106.04 |
VII- Phương tiện vận chuyển đi lại | 107 |
1. Xe đạp | 107.01 |
2. Phụ tùng xe đạp | 107.02 |
3. Mô tô, xe gắn máy | 107.03 |
4. Phụ tùng mô tô, xe gắn máy | 107.04 |
5. Các phương tiện vận chuyển,đi lại khác | 107.05 |
VIII - Nhiên liệu | 108 |
1. Xăng, dầu (kể cả dầu hoả) | 108.01 |
2. Than củi | 108.02 |
3. Than mỏ | 108.03 |
4. Dầu mỡ bôi trơn | 108.04 |
IX - Vật liệu xây dựng | 109 |
1. Gỗ xây dựng (tròn, xẻ...) | 109.01 |
2. Xi măng, gạch, cát, sỏi, vôi | 109.02 |
a) Xi măng | 109.02.01 |
b) Gạch, ngói, tấm lợp | 109.02.02 |
c) Vôi, cát, sỏi, đá | 109.02.03 |
3. Vật liệu XD khác | 109.03 |
a) Thiết bị vệ sinh | 109.03.01 |
b) Trang trí nội thất | 109.03.02 |
c) Sơn, bột màu | 109.03.03 |
d) Tre, nứa, lá | 109.03.04 |
e) Sắt, thép (dùng cho XD) | 109.03.05 |
X - Kim loại | 110 |
1. Kim loại đen | 110.01 |
2. Kim loại màu | 110.02 |
3. Kim loại khác(Phế thải...) | 110.03 |
XI - Máy móc phụ tùng | 111 |
1. Máy công cụ | 111.01 |
2. Máy nông, lâm ngư nghiệp | 111.02 |
3. Máy XD, khai khoáng | 111.03 |
4. Phương tiện giao thông | 111.04 |
5. Động cơ, phụ tùng máy | 111.05 |
XII - Hoá chất: | 112 |
1. Hoá chất công nghiệp | 112.01 |
2. Hoá chất mầu | 112.02 |
3. Hoá chất khác | 112.03 |
a) Hoá chất thực phẩm | 112.03.01 |
b) Nhựa hạt PVC, PE,PP... | 112.03.02 |
C) Tinh dầu | 112.03.03 |
XIII - Phân bón, thuốc sâu | 113 |
1. Phân bón | 113.01 |
2. Thuốc sâu | 113.02 |
XIV - Vật tư, dụng cụ, phụ tùng khác | 114 |
1. Vòng bi | 114.01 |
2. Dụng cụ | 114.02 |
a) Đá mài | 114.02.01 |
b) Mũi khoan | 114.02.02 |
c) Lưỡi cưa | 114.02.03 |
3. Vật tư khác | 114.03 |
a) Linh, phụ kiện cấp thoát nước. | |
XV - Hàng hoá khác | 115 |
B - Nước uống | 2 |
I - Hàng ăn | 201 |
1. Quà sáng các loại | 201.01 |
2. Phở, miến, mỳ | 201.02 |
3. Cơm bình dân | 201.03 |
4. Đặc sản, tiệc | 201.04 |
5. Hàng ăn khác | 201.05 |
II - Hàng uống; | 202 |
1. Bia hơi | 202.01 |
2. Cà phê, giải khát | 202.02 |
3. Hàng uống khác | 202.03 |
C - Dịch vụ: | 3 |
I - Dịch vụ phục vụ | 301 |
1. Dịch vụ sinh hoạt (cắt tóc, uốn tóc, giặt là, tẩy hấp, tắm gội...) | 301.01 |
2. Dịch vụ hành chính | 301.02 |
3. Dịch vụ đồ cưới | 301.03 |
4. Khách sạn, nhà trọ | 301.04 |
5. Dịch vụ thẩm mỹ | 301.05 |
6. Trông giữ tài sản (xe đạp, xe gắn máy) | 301.06 |
7. Phục vụ khác | 301.07 |
II - Dịch vụ sửa chữa vật phẩm tiêu dùng | 302 |
1. Sửa chữa phương tiện vận chuyển, đi lại | 302.01 |
a) Sửa chữa xe đạp | 302.01.01 |
b) Sửa chữa xe gắn máy | 302.01.02 |
c) Sửa chữa nhỏ ôtô | 302.01.03 |
2. Sửa chữa đồ điện | 302.02 |
a) Sửa chữa điện cơ | 302.02.01 |
b) Sửa chữa điện lạnh | 302.02.02 |
c) Sửa chữa điện tử | 302.02.03 |
3. Sửa chữa khác | 302.03 |
a) Sửa chữa đồng hồ, kinh bút | 302.03.01 |
b) Sửa chữa máy Văn phòng | 302.03.02 |
c) Sửa chữa máy khâu dệt len, vắt sổ | 302.03.03 |
III - Dịch vụ gia công chế biến vật phẩm tiêu dùng | 303 |
1. May đo, thêu, đan dệt | 302.01 |
2. Nhuộm, in hoa | 303.02 |
3. Đóng giày dép | 303.03 |
4. Chế biến lương thực | 303.04 |
5. Các loại gia công chế biến khác | 303.05 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
M1-GPKD | Mã số hồ sơ | [-------------] |
[-------------] |
ĐƠN XIN PHÉP KINH DOANH
1. Họ tên người xin phép kinh doanh nam, nữ
2. Năm sinh dân tộc
3. Số CMDN cấp ngày tại
4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
5. Chỗ ở hiện tại
Xin phép kinh doanh
6. Ngành nghề, mặt hàng:
7. Tên bảng hiệu, tên cơ sở KD (nếu có)
8. Hình thức kinh doanh (cố định, lưu động, buôn chuyến)
9. Phương thức kinh doanh: (bán buôn, bán lẻ, đại lý mua, bán ký gửi;)
10. Nơi kinh doanh:
11. Tổng số vốn kinh doanh: đồng
Trong đó: - Vốn cố định đồng
- Vốn lưu động đồng
12. Xin phép kinh doanh từ ngày...tháng...năm 19...đến ngày.../.../19
13. Danh sách người tham gia kinh doanh ghi rõ tên, tuổi, quan hệ với chủ hộ kinh doanh).
Tôi xin cam kết những lời khai trên đây là đúng sự thực. Nếu được phép kinh doanh tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh trên thị trường.
Hồ sơ đính kèm | Ngày... tháng... năm 19.. |
... | Người làm đơn |
... | (kỹ tên) |
1. Xác nhận của UBND | 2. Xác nhận và đề nghị của UNND phường, xã hoặc Ban quản lý chợ | |
...Ngày..tháng...năm 19... ... | Ngày tháng...năm 19... | |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | |
3. Ý kiến sau khi đã thẩm tra | 2. Ý kiến của cơ quan cấp | |
...Ngày...tháng...năm 19... | ...Ngày...tháng...năm 19... | |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | |
CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| ||
Số ... BN |
BIÊN NHẬN
Nhận của ông (bà) Địa chỉ thường trú : ...........................
Hồ sơ XPKD gồm Hồ sơ XPKD gồm
Tổng số tờ
Hẹn ông (bà) đến ngày...tháng...năm 19.. trở lại để được thông báo kết quả.
Ngày...tháng...năm 19
Người nhận
(Ký và ghi rõ họ tên)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Ngày ... tháng... năm 19.. | ||
M3-GPKD |
BẢN THỎA THUẬN
LẬP NHÓM KINH DOANH
Chúng tôi gồm:
(Ghi rõ họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của từng người trong nhóm).
Thành lập nhóm kinh doanh lấy tên là:
do ông, bà là đại điện
Thoả thuận như sau:
1. Góp vốn kinh doanh: (ghi rõ mức vốn góp của mỗi thành viên)
2. Địa điểm kinh doanh tại:
3. Ngành, nghề mặt hàng kinh doanh:
4. Cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng chia lãi (hoặc cùng chịu rủi ro, thua lỗ) trong kinh doanh. Cùng chịu trách nhiệm đối với nhà nước và khách hàng theo pháp luật quy định.
5. Phân phối lỗ lãi theo phương thức: (chia theo vốn góp; theo công lao động...)
6. Trong quá trình kinh doanh:
a) Về đối ngoại: (với khách hàng, với các cơ quan Nhà nước...) đặc điểm của nhóm thay mặt giải quyết các mối quan hệ.
b) Các mối quan hệ trong nhóm được giải quyết theo nguyên tắc nhất trí. Nếu không thỏa thuận được sẽ nhờ các cơ quan liên quan giải quyết.
Cam kết chấp hành pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh
Họ, tên, chữ ký của các thành viên | ||
Xác nhận của UBND phường, xã |
UBND THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Hà Nội, ngày...tháng...năm 19... | ||
M4-GPKD |
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
Giám đốc Sở Thương mại và du lịch tỉnh, thành phố
Cấp cho ông, bà
Sinh năm..................................... Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:
Chỗ ở hiện nay:
Chứng chỉ hành nghề:
Giấy chứng nhận này là điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh
Giám đốc sở Thương mại - Du lịch
(Ký tên đóng dấu)
UBND QUẬN (HUYỆN) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Số: | Ngày...tháng...năm 199... | |
M5-GPKD |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Kính gửi: Ông (bà)
Địa chỉ:
Sau khi xem xét hồ sơ xin kinh doanh của ông (bà) theo giấy biên nhận số... ngày.... UBND quận (huyện) không thuận cấp giấy phép kinh doanh cho ông (bà) vì lý do:
Vậy thông báo để ông (bà) đến nhận lại hồ sơ xin phép kinh doanh và hoàn lại giấy biên nhận tại nơi đã nộp tờ khai. Các hoạt động kinh doanh đều phải đình chỉ, chậm nhất là 15 ngày sau khi thông báo này.
UBND quận (huyện) | |
Đồng kính gửi: | |
- Công an quận, huyện | |
- Phòng thuế quận, huyện | |
- Đội kiểm tra thị trường | |
- UBND phường, xã (để biết và kiểm tra việc thực hiện) |
UBND THÀNH PHỐ, TỈNH... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Ngày...tháng...năm 199... | ||
M6-GPKD |
GIẤY CHỨNG NHẬN
CHO PHÉP TẠM NGỪNG HOẶC NGỪNG KINH DOANH
UBND huyện, quận
Chứng nhận ông (bà)............................................................ có giấy phép kinh doanh
số.......................... cấp ngày... tháng... năm... được chấp thuận cho
kinh doanh kể từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
Ông (bà)............................... có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người kinh doanh
UBND huyện, quận
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Ngày...tháng...năm 199... | ||
M6-GPKD |
GIẤY CHỨNG NHẬN
CHO PHÉP TẠM NGỪNG HOẶC NGỪNG KINH DOANH
UBND huyện, quận
Chứng nhận ông (bà) ........................................................... có giấy phép kinh doanh
số.......................... cấp ngày...tháng...năm... được chấp thuận cho
kinh doanh kể từ ngày...tháng...năm... đến ngày...tháng...năm....
Ông (bà)......................... có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người kinh doanh.
UBND huyện, quận
- 1Bộ luật Hình sự 1985
- 2Chỉ thị 278-CT năm 1990 về cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường nước ta do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Chỉ thị 374-CT năm 1990 về sản xuất, lưu thông và tiêu dùng pháo do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 7-TMDL/QLTT năm 1992 hướng dẫn Nghị định 66/HĐBT trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ do Bộ Thương mại và du lịch ban hành
- Số hiệu: 7-TMDL/QLTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/05/1992
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại và Du lịch
- Người ký: Lê Hữu Duyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 18/05/1992
- Ngày hết hiệu lực: 18/02/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực