Chương 2 Thông tư 69/2009/TT-BNNPTNT quy định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 4. Yêu cầu chung về khảo nghiệm
1. Loài cây trồng được phép khảo nghiệm phải nằm trong "Danh mục loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Tất cả các giống cây biến đổi gen trước khi đưa ra trồng trên đồng ruộng đều phải khảo nghiệm.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ cấp giấy phép khảo nghiệm cho giống cây trồng biến đổi gen trên cơ sở kết luận của Hội đồng an toàn sinh học ngành.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm. Công việc khảo nghiệm phải được thực hiện bởi Tổ chức khảo nghiệm được công nhận.
Điều 5. Nguyên tắc khảo nghiệm
1. Khảo nghiệm được thực hiện theo hai bước: buớc một khảo nghiệm hạn chế, buớc hai khảo nghiệm diện rộng sau khi khảo nghiệm hạn chế được công nhận đạt yêu cầu.
2. Khảo nghiệm sẽ phải dừng ngay lập tức, nếu từng bước trong quá trình khảo nghiệm phát hiện các rủi ro không thể kiểm soát được.
1. Khảo nghiệm hạn chế bao gồm các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện cách ly vật lý và các thí nghiệm đồng ruộng diện hẹp kèm theo các điều kiện nhằm bảo đảm duy trì sự kiểm soát đối với cây trồng biến đổi gen và quản lý được rủi ro của giống cây trồng biến đổi gen khảo nghiệm đối với đa dạng sinh học và môi trường. Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện ít nhất trong 2 vụ liên tiếp đối với cây trồng ngắn ngày và 1 chu kỳ sinh trưởng đối với cây trồng dài ngày.
2. Khảo nghiệm diện rộng là các thí nghiệm đồng ruộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không phải cách ly nhằm mục đích đánh giá hiệu quả nông học của giống cây trồng biến đổi gen và tác động của giống cây trồng biến đổi gen đối với da dạng sinh học của quần thể côn trùng ở các vùng sinh thái khác nhau. Khảo nghiệm diện rộng được thực hiện tối thiểu là 1 vụ đối với cây trồng ngắn ngày và 1 chu kỳ sinh trưởng đối với cây trồng dài ngày.
Các tổ chức hội đủ các điều kiện sau đây đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được chỉ định là Tổ chức khảo nghiệm.
1. Điều kiện đối với Tổ chức khảo nghiệm
a) Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, quy trình kỹ thuật và cán bộ chuyên môn phù hợp với loài cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm;
b) Có các biện pháp giám sát và quản lý rủi ro trong quá trình khảo nghiệm;
c) Có nhà lưới, nhà kính và đồng ruộng để thực hiện khảo nghiệm hạn chế đảm bảo yêu cầu theo Điều 10, Điều 11 Chương II của Thông tư này.
2. Thủ tục chỉ định Tổ chức khảo nghiệm
a) Nộp hồ sơ: Tổ chức khảo nghiệm xin đăng ký chỉ định khảo nghiệm nộp hồ sơ cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, gồm:
- Đơn đăng ký Tổ chức khảo nghiệm theo biểu mẫu tại Phụ lục 1.1 của Thông tư này;
- Thuyết minh trình độ, năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổ chức khảo nghiệm theo biểu mẫu tại Phụ lục 1.2 của Thông tư này;
- Hồ sơ chứng minh năng lực trình độ và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổ chức khảo nghiệm;
- Bản sao quyết định quy định chức năng nhiệm vụ của đơn vị xin đăng ký chỉ định Tổ chức khảo nghiệm.
b) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ và năng lực của Tổ chức khảo nghiệm xin đăng ký, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định chỉ định Tổ chức khảo nghiệm.
1. Điều kiện đăng ký khảo nghiệm
a) Sản phẩm tạo ra ở Việt Nam
Giống cây trồng biến đổi gen tạo ra trong nước phải là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu.
b) Sản phẩm nhập khẩu
Đã được quốc gia xuất khẩu cho phép sử dụng làm giống cây trồng; đánh giá rủi ro trong điều kiện cụ thể và thiết lập cơ chế quản lý an toàn hữu hiệu đối với giống cây trồng trên phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
2. Hồ sơ đăng ký
a) Đơn đăng ký theo biểu mẫu tại Phụ lục 2.1 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận sản phẩm hoặc kết quả nghiên cứu:
- Sản phẩm được tạo ra ở nước ngoài: tài liệu công nhận giống cây trồng hoặc tương đương tại nơi có nguồn gốc xuất xứ;
- Sản phẩm được tạo ra ở Việt Nam: biên bản nghiệm thu của Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên.
c) Báo cáo đánh giá rủi ro theo biểu mẫu tại Phụ lục 2.2 của Thông tư này;
d) Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc tài liệu tương đương; hồ sơ khảo nghiệm và hồ sơ quản lý an toàn sinh học tại nơi có nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm nhập khẩu.
3. Nộp và xác nhận hồ sơ
a) Người đăng ký nộp toàn bộ hồ sơ tại Khoản 2 Điều 8 Chương II của Thông tư này cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xác nhận và thông báo bằng văn bản cho Người đăng ký biết hồ sơ đáp ứng yêu cầu đã được tiếp nhận.
c) Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu Người đăng ký bổ sung. Thời gian chờ đợi cung cấp thông tin bổ sung không được tính vào thời gian xác nhận hồ sơ.
Điều 9. Trình tự cấp phép khảo nghiệm, công nhận kết quả khảo nghiệm
1. Cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế
a) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ trên hồ sơ của Người đăng ký tư vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định Tổ chức khảo nghiệm thực hiện công tác khảo nghiệm.
b) Tổ chức khảo nghiệm phối hợp với Người đăng ký nộp kế hoạch khảo nghiệm hạn chế theo Phụ lục 3 của Thông tư này và kế hoạch giám sát, quản lý rủi ro trong quá trình khảo nghiệm.
c) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyển hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, kế hoạch khảo nghiệm hạn chế và các hồ sơ khác có liên quan cho Hội đồng an toàn sinh học ngành thẩm định và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế đối với giống cây trồng biến đổi gen.
d) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp kết luận của Hội đồng an toàn sinh học ngành và kết quả thẩm định các nội dung khác của hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế đối với giống cây trồng biến đổi gen. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
đ) Thời gian thẩm định, cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế là 60 ngày. Người đăng ký, Tổ chức khảo nghiệm có trách nhiệm cung cấp thông tin bổ sung khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu. Thời gian chờ đợi cung cấp thông tin bổ sung không được tính vào thời gian thẩm định, cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế.
2. Cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng
a) Tổ chức khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm hạn chế theo biểu mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đề xuất kế hoạch khảo nghiệm diện rộng và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng.
b) Hội đồng an toàn sinh học ngành tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm hạn chế, nếu đạt yêu cầu tiến hành thẩm định kế hoạch khảo nghiệm diện rộng và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng đối với giống cây trồng biến đổi gen.
c) Căn cứ kết luận của Hội đồng an toàn sinh học ngành, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng đối với giống cây trồng biến đổi gen.
d) Thời gian thẩm định, cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng là 45 ngày. Người đăng ký, Tổ chức khảo nghiệm có trách nhiệm cung cấp thông tin bổ sung khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu. Thời gian chờ đợi cung cấp thông tin bổ sung không được tính vào thời gian thẩm định, cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng. đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp giấy phép khảo nghiệm diện rộng giống cây trồng biến đổi gen và kế hoạch khảo nghiệm trên địa bàn của tỉnh, thành phố liên quan.
3. Công nhận kết quả khảo nghiệm
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm diện rộng, Tổ chức khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm diện rộng theo biểu mẫu tại Phụ lục 5 và các phiếu theo dõi khảo nghiệm tại Phụ lục 6 (từ 6.1 đến 6.7) của Thông tư này cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
b) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tập hợp kết quả khảo nghiệm cùng các hồ sơ của Tổ chức giám sát và các hồ sơ khác có liên quan, gửi đến Hội đồng an toàn sinh học ngành.
c) Hội đồng an toàn sinh học ngành tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả khảo nghiệm đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu theo các quy định của Thông tư này.
d) Căn cứ kết luận của Hội đồng an toàn sinh học ngành, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm đạt yêu cầu. Trường hợp khảo nghiệm không đạt yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Người đăng ký, Tổ chức khảo nghiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả khảo nghiệm diện rộng giống cây trồng biến đổi gen trên địa bàn của tỉnh, thành phố liên quan.
Điều 10. Yêu cầu đối với nhà lưới, nhà kính sử dụng cho khảo nghiệm hạn chế
Nhà lưới, nhà kính sử dụng trong khảo nghiệm phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo ngăn chăn sự xâm nhập không được phép từ bên ngoài và sự phát tán giống, vật liệu nhân giống và vật liệu sau thu hoạch của giống cây trồng biến đổi gen ra môi trường.
Điều 11. Yêu cầu đối với đồng ruộng khảo nghiệm
1. Không bị úng ngập và phù hợp với yêu cầu về điều kiện sinh trưởng, phát triển của loài cây trồng khảo nghiệm.
2. Đảm bảo việc duy trì điều kiện cách ly sinh sản đối với khảo nghiệm diện hẹp theo hướng dẫn tại Điều 20 Chương III của Thông tư này.
3. Thuận lợi cho việc quản lý và giám sát trong quá trình khảo nghiệm, quản lý theo dõi sau thu hoạch.
4. Đảm bảo luật đa dạng sinh học và các quy định liên quan của Nhà nước.
5. Diện tích ruộng khảo nghiệm phụ thuộc vào nội dung từng thí nghiệm nhưng không được vượt quá 300 m2 cho một khảo nghiệm diện hẹp và tổng diện tích các điểm khảo nghiệm diện rộng không vượt quá 2 ha/vụ đối với cây trồng nông nghiệp.
6. Ruộng khảo nghiệm diện hẹp phải có hàng rào bao quanh bảo đảm ngăn ngừa sự xâm nhập không được phép của người và động vật.
1. Nội dung khảo nghiệm tùy thuộc vào cây trồng biến đổi gen và kết quả xác định rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với đa dạng sinh học và môi trường trên cơ sở phân tích rủi ro và các kết quả nghiên cứu đã có. Nội dung khảo nghiệm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đáp ứng yêu cầu xác định các vấn đề sau:
a) Nguy cơ trở thành cỏ dại và xâm lấn môi trường tự nhiên.
b) Nguy cơ trở thành dịch hại.
c) Nguy cơ ảnh hưởng bất lợi tới sinh vật không chủ đích.
d) Nguy cơ làm thay đổi chế độ quản lý ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
e) Nguy cơ làm thay đổi quá trình sinh, hoá học trong đất và các tác động bất lợi không chủ đích khác.
2. Căn cứ nội dung khảo nghiệm, Tổ chức khảo nghiệm triển khai các thí nghiệm ở qui mô khảo nghiệm hạn chế hoặc khảo nghiệm diện rộng bảo đảm tính khoa học, phù hợp với điều kiện sinh thái của cây trồng biến đổi gen và đối tượng cần đánh giá rủi ro.
1. Trên cơ sở đối tượng cây trồng biến đổi gen cần khảo nghiệm, địa bàn khảo nghiệm và kế hoạch giám sát, quản lý rủi ro của Người đăng ký, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ giám sát rủi ro cho Tổ chức giám sát. Tổ chức giám sát có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ quy định tại
2. Tổ chức khảo nghiệm có trách nhiệm giám sát rủi ro trong quá trình khảo nghiệm theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, báo cáo Bộ khi có sự thay đổi về kế hoạch khảo nghiệm và chỉ được tiếp tục khảo nghiệm sau khi Bộ có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được quyền kiểm tra, giám sát quá trình khảo nghiệm diện rộng và có ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý những vi phạm hoặc rủi ro có khả năng không thể kiểm soát được.
Điều 14. Yêu cầu về cung cấp thông tin
1. Người đăng ký và Tổ chức khảo nghiệm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen khảo nghiệm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nhà lưới, nhà kính, đồng ruộng khảo nghiệm phải có biển ghi rõ mục tiêu, thời gian triển khai khảo nghiệm và số giấy phép khảo nghiệm.
3. Trước khu thí nghiệm 10 m phải có biển báo “Khu vực thí nghiệm cây trồng biến đổi gen, không phận sự miễn vào”.
Thông tư 69/2009/TT-BNNPTNT quy định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của giống cây trồng biến đổi gen do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 69/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/10/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 517 đến số 518
- Ngày hiệu lực: 11/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu chung về khảo nghiệm
- Điều 5. Nguyên tắc khảo nghiệm
- Điều 6. Hình thức khảo nghiệm
- Điều 7. Tổ chức khảo nghiệm
- Điều 8. Đăng ký khảo nghiệm
- Điều 9. Trình tự cấp phép khảo nghiệm, công nhận kết quả khảo nghiệm
- Điều 10. Yêu cầu đối với nhà lưới, nhà kính sử dụng cho khảo nghiệm hạn chế
- Điều 11. Yêu cầu đối với đồng ruộng khảo nghiệm
- Điều 12. Nội dung khảo nghiệm
- Điều 13. Giám sát khảo nghiệm
- Điều 14. Yêu cầu về cung cấp thông tin
- Điều 15. Yêu cầu chung
- Điều 16. Vận chuyển giống cây trồng biến đổi gen và vật liệu nhân giống của giống cây trồng biến đổi gen
- Điều 17. Lưu giữ, bảo quản giống cây trồng biến đổi gen và vật liệu nhân giống của giống cây trồng biến đổi gen
- Điều 18. Thu hoạch khảo nghiệm
- Điều 19. Quản lý đồng ruộng sau thu hoạch
- Điều 20. Cách ly sinh sản trong khảo nghiệm đồng ruộng diện hẹp