Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG TRƯỜNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 68-TT/KV

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 1966

THÔNG TƯ

VỀ CÁCH CHUYỂN CHI PHÍ CÂY TRỒNG TỪ NĂM TRƯỚC SANG NĂM SAU

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG TRƯỜNG

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nhiệt đới là sản xuất quanh năm, thu hoạch bốn mùa. Vụ đông – xuân là một vụ sản xuất lớn, kéo dài từ cuối năm trước sang đầu năm sau. Có những loại cây, gieo trồng năm trước, năm sau mới thu hoạch như lúa chiêm, thuốc lá, khoai xuân, ngô xuân; có những loại cây, chăm sóc năm trước, phục vụ cho đợt hoa và quả của năm sau của cà-phê, hồ tiêu.

Ngành nông trường quốc doanh là một ngành kinh tế của Nhà nước, phải tính giá thành và kết quả kinh doanh cuối năm dương lịch như các ngành kinh tế quốc dân khác.

Việc kết thúc năm kế hoạch không ăn khớp với việc kết thúc mùa vụ của một số cây trồng đặt ra vấn đề phải chuyển một số chi phí cây trồng từ năm trước sang năm sau. Từ trước đến nay, việc chuyển chi phí này chưa được quy định thống nhất, dẫn đến việc chuyển chi phí còn tùy tiện, làm cho việc tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác, việc đánh giá kết quả kinh doanh của từng năm chưa được đúng đắn.

Thông tư này quy định thống nhất cách chuyển chi phí cây trồng từ năm trước sang năm sau và áp dụng cho toàn ngành từ cuối năm 1966.

I. NGUYÊN TẮC CHUYỂN CHI PHÍ

1. Nguyên tắc chung là chi phí cho vụ thu hoạch nào, chuyển cho sản phẩm của vụ đó. Tuy nhiên, đối với cây lâu năm, thời gian chăm sóc và thu hoạch có thể xê dịch, lên xuống; trong thu hoạch lại có thời kỳ thu đầu, thu rộ và thu vét, thời gian thu hoạch kéo dài, trong khi đó vẫn tiếp tục chăm sóc. Vì vậy, việc chuyển chi phí sang năm sau, chủ yếu là căn cứ vào lịch chăm sóc và thu hoạch, đồng thời có tính đến yêu cầu hạch toán cho phù hợp với nền sản xuất đại nông.

2. Chi phí chuyển sang năm sau, phải chuyển theo từng khoản mục giá thành để có điều kiện phân tích giá thành của năm sau.

3. Chi phí chuyển sang năm sau, phải chuyển hết vào giá thành sản phẩm thu hoạch trong năm sau (trừ sắn lưu niên), mặc dù sản lượng thu hoạch thực tế trong năm sau cao hơn hoặc thấp hơn sản lượng giám định.

4. Trong hạch toán giá thành, phải phân biệt giá thành sản phẩm của từng năm, chứ không nhập chung sản phẩm của năm trước vào sản phẩm của năm sau, để có cơ sở so sánh với giá thành kế hoạch của từng năm.

5. Thiệt hại về thiên tai, địch họa, đã được cấp trên cấp bù, trừ được bớt chi phí, trước lúc tính chi phí chuyển sang năm sau.

II. CÁCH CHUYỂN CỤ THỂ CHI PHÍ TỪ NĂM TRƯỜNG SANG NĂM SAU

1. Đối với những cây ngắn ngày gieo tròng cuối năm trước, thu hoạch đầu năm sau như lúa chiêm, thuốc lá, khoai xuân, v.v…

Toàn bộ chi phí gieo trồng thực tế đều chuyển qua năm sau.

2. Đối với những cây gieo trồng, chăm sóc trong năm trước, tiếp tục chăm sóc và thu hoạch một phần trong năm sau như sắn.

- Căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế cuối năm và tình hình cây cối trên các diện tích chưa thu hoạch mà giám định sản lượng còn lại.

- Chia toàn bộ chi phí gieo trồng và chăm sóc cho toàn bộ sản lượng (sản lượng thực thu + sản lượng dự thu) thành ra chi phí gieo trồng và chăm sóc cho một đơn vị sản phẩm.

- Nhân chi phí đó cho sản lượng dự thu để tính ra số chi phí phải chuyển sang năm sau.

Ví dụ: Nông trường A, đầu năm 1966, gieo trồng 100 hécta sắn, cuối năm thu hoạch 60 hécta được 720 tấn. Sản lượng dự thu qua năm 1967 là 400 tấn. Chi phí gieo trồng và chăm sóc là 54.000đ.

Chi phí chuyển sang năm sau là:

Nếu đầu năm 1967, chỉ thu hoạch 150 tấn, còn tiếp tục chăm sóc đến cuối năm (chi phí chăm sóc thêm là 200đ) và cuối năm lại chỉ thu hoạch 100 tấn, còn 150 tấn chuyển sang đầu năm 1968 thì chi phí chuyển sang năm 1968 sẽ là:

3. Đối với cà phê.

a) Cà phê chè: Thu hoạch từ tháng 10 năm trước đến cuối tháng 1 và có thể tận thu đến cuối tháng 2 năm sau, toàn bộ chi phí chăm sóc từ tháng 10 năm trước đều chuyển sang năm sau. Chi phí đó, cộng với chi phí chăm sóc từ tháng 1 đến cuối tháng 9 năm sau thành ra toàn bộ chi phí chăm sóc. Lấy toàn bộ chi phí chăm sóc chia ra toàn bộ sản lượng, gồm sản lượng thực thu cuồi năm + sản lượng ước thu đầu năm để tìm ra chi phí chăm sóc cho một đơn vị sản phẩm. Nhân chi phí chăm sóc cho một đơn vị sản phẩm với sản lượng dự thu đầu năm sau thành ra chi phí chuyển sang năm sau.

Ví dụ: Nông trường B có 50 hécta cà-phê chè. Từ tháng 10 đến cuối tháng 12 năm 1965 đã chỉ vào công tác chăm sóc 12.500đ. Từ tháng 1 năm 1966 đến cuối tháng 9 năm 1966, chi thêm vào công tác chăm sóc là 42.000đ. Toàn bộ chi phí chăm sóc cho vụ thu hoạch năm 1966-1967 là: 12.500đ + 42.000đ = 54.500đ.

Đến cuối năm, thực thu được 180 tấn, giám định sản lượng còn có thể thu đầu năm 1967 là 40 tấn.

Chi phí chuyển sang năm 1967 cho vụ thu hoạch 1967-1967 là:

Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 năm 1966, còn chi cho công tác chăm sóc 13.200đ. Chi phí này cũng chuyển sang năm 1967, nhưng là chuyển cho vụ thu hoạch 1967-1968 vì vậy, trong sổ sách, cần phải phân biệt cho rõ ràng để khỏi nhầm lẫn.

b) Cà phê vối: Thu hoạch rộ trong các tháng 1, 2, 3 toàn bộ chi phí chăm sóc trong năm trước đều chuyển sang năm sau để tính cho vụ thu hoạch đầu năm.

Trường hợp cà-phê vối chín sớm, thu hoạch một phần cuối năm trước và một phần đầu năm sau thì lấy toàn bộ chi phí chăm sóc trong năm kế hoạch chia cho toàn bộ sản lượng (sản lượng thực thu + sản lượng giám định còn lại sẽ thu đầu năm sau), rồi nhân với sản lượng dự thu thành ra chi phí chuyển năm sau.

c) Cà phê mít: Thu hoạch rộ trong các tháng 6, 7, 8 chi phí chăm sóc từ đầu tháng 7 năm trước đều chuyển sang năm sau. Chi phí đó, cộng với chi phí chăm sóc phát sinh từ đầu năm sau đến cuối tháng 6 thành ra toàn bộ chi phí chăm sóc của vụ thu hoạch năm sau.

4. Đối với chè, việc đốn phớt có thể tiến hành vào cuối năm trước hoặc đầu năm sau. Trong đốn phớt có thu hoạch chè lá già. Chi phí đốn phớt phát sinh trong năm nào tính vào giá thành năm đó, không đặt vấn đề chuyển sang năm sau.

Chi phí tủ đất, tủ đất có tác dụng rõ rệt trong hai năm, nên chi phí tủ đất được phân bổ trong hai năm. Nếu tủ đất đầu năm thì chi phí tủ đất được phân bổ trong năm kế hoạch 50% và chuyển sang năm sau 50%. Nếu tủ đất từ quý III trở đi thì chi phí tủ đất chuyển sang năm sau và phân bổ cho năm sau 50% năm tiếp theo 50%.

5. Đối với hồ tiêu: cũng chuyển chi phí như đối với cà-phê mít.

6. Đối với cam kinh doanh, nếu có tủ đất thì cách phân bổ chi phí tủ đất cũng như đối với chè.

7. Đối với gai, cói, sả, năm đầu chưa tính giá thành. Thu hoạch năm đầu xem mhư thu bói. Tất cả chi phí năm đầu, sau khi trừ giá trị sản phẩm thu được, đều chuyển sang năm sau và phân bổ đều cho thời gian thu hoạch, tạm quy định như sau:

Gai: 10 năm,

Cói: 7 năm,

Sả: 3 năm.

Nếu chưa đến thời gian quy định trên mà cây đã phải hủy, không sản xuất được nữa, thì tất cả chi phí còn lại chưa phân bổ đều phải phân bổ vào năm thu hoạch cuối cùng.

Nếu đã phân bổ xong rồi mà cây còn tiếp tục sản xuất thì không phải phân bổ gì nữa. (Chỉ thị số 47-CT/KV ngày 06 tháng 11 năm 1965).

Để đảm bảo cho chi phí chuyển sang năm sau được chính xác, cuối năm công trường cần phải tổ chức hội đồng giám định sản lượng chuyển sang năm sau, thành phần gồm đại diện giám đốc, cán bộ kỹ thuật trồng trọt, thống kê, kế toán. Biên bản của Hội đồng giám định là căn cứ để kế toán xác định chi phí chuyển từ năm trước sang năm sau.

Thông tư này phải được phổ biến cho các ngành trồng trọt, kế hoạch, thống kê, kế toán tài vụ biết để thi hành.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Duy Trinh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 68-TT/KV-1966 về cách chuyển chi phí cây trồng từ năm trước sang năm sau do Bộ Nông trường ban hành

  • Số hiệu: 68-TT/KV
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 03/11/1966
  • Nơi ban hành: Bộ Nông trường
  • Người ký: Lê Duy Trinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 14
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản