Chương 3 Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Mục 1. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH
Điều 9. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Trưởng Công an thị trấn trong biên chế Công an nhân dân, Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an phường (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp phường) giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý trực tiếp.
2. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết:
a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Trưởng Công an cấp phường đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.
3. Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám thị trại giam; Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Giám đốc cơ sở giáo dục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý trực tiếp.
4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc Tổng cục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và hành vi hành chính của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết:
a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý trực tiếp;
b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.
6. Bộ trưởng giải quyết:
a) Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ không giữ chức vụ (nếu có) do mình quản lý trực tiếp;
b) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết;
c) Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.
1. Giải quyết khiếu nại có nhiều nội dung:
a) Trường hợp đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, nếu nội dung khiếu nại là chủ yếu thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; đồng thời phải xác minh, kết luận theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo nếu nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền của mình. Nếu nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển nội dung tố cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo;
b) Trường hợp không xác định được nội dung nào là chủ yếu hoặc nội dung khiếu nại, tố cáo không liên quan đến nhau thì tách riêng nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo để giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Luật Khiếu nại năm 2011 và quy trình giải quyết khiếu nại của Bộ Công an.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 31 và Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011, không được dùng công văn, thông báo hay bất cứ hình thức khác để trả lời thay cho quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
a) Việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Khoản 1 Điều 41 Luật Khiếu nại năm 2011;
b) Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 12 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP. Không thực hiện việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị đã giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại có nội dung thuộc các vấn đề về tiêu chuẩn chính trị, chế độ chính sách, danh mục bí mật Nhà nước hoặc quy định khác của Bộ Công an.
4. Việc giải quyết khiếu nại về chế độ chính sách thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Chương III Luật Khiếu nại năm 2011, Điều 3 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP và Mục 1 Chương III Thông tư này. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn và học viên có quyền khiếu nại về chế độ chính sách nhưng không được khởi kiện ra Tòa án hành chính.
Điều 11. Thành lập Hội đồng tư vấn
Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu cần thiết, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
Thành phần Hội đồng tư vấn gồm người có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại và những người khác mà người giải quyết khiếu nại thấy cần thiết. Ý kiến của Hội đồng tư vấn là một trong những căn cứ để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, kết luận nội dung khiếu nại.
Điều 12. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ban hành. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Mục 2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN
Điều 13. Quyền khiếu nại, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án hành chính
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, học viên các trường Công an có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư này nhưng không được khởi kiện ra Tòa án hành chính.
2. Công nhân Công an trong biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức tại Chương IV Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 4 của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP. Trường hợp công nhân Công an bị kỷ luật buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 Luật Khiếu nại năm 2011 mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Điều 14. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1.Đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân:
a) Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp;
b) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc Tổng cục giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp;
c) Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
d) Tổng cục trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
e) Bộ trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
2. Đối với quyết định kỷ luật học viên:
a) Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật học viên;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
3. Đối với quyết định kỷ luật công nhân Công an:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền quản lý công nhân Công an theo phân cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành;
b) Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của Thủ trưởng quản lý công nhân Công an có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật thực hiện theo quy định tại Chương IV Luật Khiếu nại năm 2011 và quy trình giải quyết khiếu nại của Bộ Công an.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại theo quy định tại Điều 53 và Khoản 3 Điều 55 Luật Khiếu nại năm 2011; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, cá nhân, đơn vị hữu quan theo quy định tại Điều 54, Điều 56 Luật Khiếu nại năm 2011; không được dùng công văn, thông báo hay bất cứ hình thức khác để trả lời thay cho quyết định giải quyết khiếu nại.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ban hành.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 68/2013/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Đại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 105 đến số 106
- Ngày hiệu lực: 01/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Điều 4. Tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh
- Điều 5. Phân loại khiếu nại, kiến nghị, phản ánh
- Điều 6. Xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân
- Điều 7. Xử lý đơn có nhiều nội dung thuộc nhiều cấp có thẩm quyền giải quyết trong Công an nhân dân
- Điều 8. Xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân
- Điều 9. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 10. Giải quyết khiếu nại
- Điều 11. Thành lập Hội đồng tư vấn
- Điều 12. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
- Điều 13. Quyền khiếu nại, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án hành chính
- Điều 14. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 15. Giải quyết khiếu nại
- Điều 16. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, học viên
- Điều 17. Trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp
- Điều 18. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết và quản lý khiếu nại