Hệ thống pháp luật

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 67-CT

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 1983

THÔNG TƯ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 67-CT NGÀY 9-3-1983 VỀ VIỆC BỔ SUNG CHỈ THỊ SỐ 316-TTG NGÀY 19-9-1979 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỂ ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VẬT TƯ TỒN KHO Ứ ĐỌNG RA SỬ DỤNG

Theo đề nghị của Ban điều hoà kế hoạch vật tư của Chính phủ và các Bộ về việc bổ sung chỉ thị số 316-TTg ngày 19-9-1979 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh huy động vật tư tồn kho ứ đọng lâu năm ra sử dụng, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đồng ý bổ sung các điểm sau đây:

1. Về các khó khăn, vướng mắc về thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng, Bộ Tài chính có trách nhiệm cùng Ngân hàng Nhà nước ra thông tư hướng dẫn cụ thể các Bộ, ngành và cơ sở tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh tiêu thụ số vật tư ứ đọng lâu ngày, thu hồi vốn trả Nhà nước.

2. Về hạ giá bán số vật tư ứ đọng lâu ngày, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào các quy định trong điểm 7 chỉ thị số 316-TTg và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và kiến nghị cụ thể của hội đồng xử lý vật tư ứ đọng để xem xét và ra quyết định cho phép các xí nghiệp, công ty hạ giá bán số vật tư ứ đọng lâu ngày cho phù hợp với tình hình thực tế.

Uỷ ban Vật giá Nhà nước có trách nhiệm trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng hoặc han hành giá loại vật tư thiết bị do trong nước mới sản xuất hoặc mới nhập khẩu về chưa có giá bán, theo dõi việc hạ giá bán một số vật tư ứ đọng lâu ngày, báo cáo với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng trường hợp hạ giá bán không hợp lý có thiệt lớn đến tài sản xã hội chủ nghĩa.

Sau khi các Bộ, ngành chủ quản đã có quyết định cho hạ giá bán hoặc cho bán ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước mà các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã vẫn không mua, thì các Bộ, ngành chủ quản cho phép các cơ sở được tổ chức sửa chữa, cảo tạo hoặc cho tháo gỡ lấy phụ tùng, nguyên liệu bán thu hồi vốn cho Nhà nước... Nếu xét bán rộng rãi số vật tư ứ đọng này cho đơn vị cơ sở khác có nhu cầu mà không bị lỗ vốn hoặc lỗ vốn ít (trong quy định tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ thị số 316-TTg và thông tư của Bộ Tài chính) thì các Bộ, ngành chủ quản cho phép cơ sở bán cho đơn vị cơ sở có nhu cầu để thu hồi vốn trả Nhà nước (cho cả quốc doanh, tập đoàn sản xuất, tổ sản xuất có nhu cầu, nhưng tuyệt đối không để lợi dụng buôn bán kiếm lời). Riêng phụ tùng và máy thiết bị thì lỗ vốn không quá 65%.

Các quyết định của các Bộ, ngành cho phép cơ sở thanh lý số vật tư ứ đọng nói trên cần hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện, đồng gửi Bộ Tài chính để theo dõi việc thanh toán, trả nợ ngân hàng và giúp đỡ các cơ sở thi hành; ngăn chặn kịp thời những việc làm không đúng chỉ thị số 316-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cho thanh lý (tháo gỡ lấy phụ tùng, bán cho đơn vị cơ sở có nhu cầu) mà phải bù lỗ vượt quá quy định của Thủ tướng Chính phủ thì các Bộ, ngành chủ quản cần trao đổi thêm với Bộ Tài chính trước khi ra quyết định cho cơ sở thanh lý.

3. Để thống nhất công tác thông tin kinh tế - kỹ thuật, giới thiệu tiêu thụ các loại vật tư ứ đọng lâu năm, nay giao Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm giới thiệu tiêu thụ vật tư ứ đọng... kinh phí, giấy, mực in. v. v... để phục vụ công tác thông tin kinh tế - kỹ thuật do Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Ban điều hoà kế hoạch vật tư của Chính phủ giải quyết.

Các Bộ, ngành nào cần thông tin kinh tế - kỹ thuật, giới thiệu tiêu thụ vật tư ứ đọng rộng rãi trong cả nước phải thường xuyên gửi đầy đủ số liệu thông tin và ký hợp đồng cụ thể với Tổng cục Thống kê. Các chi phí này được trích trong số tiền thu được về bán vật tư ứ đọng (theo hợp đồng), hoặc được trích tỷ lệ phần trăm (%) trong số thiết bị vật tư đã bán được để chi (cụ thể do Tổng cục Thống kê quy định, sau khi hỏi ý kiến Ban điều hoà kế hoạch vật tư của Chính phủ).

4. Các Bộ, ngành cần khuyến khích các đơn vị cơ sở quan tâm và có biện pháp tích cực giải quyết vật tư ứ đọng. Đơn vị nào hoàn thành chỉ tiêu hàng năm do cấp có thẩm quyền giao thì được trích thưởng một trăm phần trăm (1%) số tiền đã thu về bán vật tư ứ đọng trong năm đó. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu thì được trích năm phần nghìn (0,5%). Đơn vị nào tiêu thụ vượt chỉ tiêu Bộ chủ quản giao thì được trích thưởng năm phần trăm (5%) số tiêu thụ về bán vượt chỉ tiêu vật tư ứ đọng đã giao. Việc trích thưởng có phân biệt loại vật tư nào đã ứ đọng lâu năm, hư hỏng, lạc hậu, nay tiêu thụ được, không phải bù lỗ hoặc lỗ ít, thì được trích thưởng gấp 2, 3 lần loại vật tư, thiết bị mới tồn đọng không hư hỏng...

5. Các Bộ, tỉnh, công ty, xí nghiệp nào còn nhiều vật tư thiết bị tồn kho ứ đọng, hư hỏng, lạc hậu... đều phải tuỳ theo tình hình cụ thể là giao trách nhiệm cho một số cán bộ hoặc thành lập một bộ phận chuyên trách huy động số vật tư ứ đọng ra sử dụng, có biện pháp dẩy mạnh tiêu thụ, phân loại để xử lý loại vật tư nào còn ứ đọng nhiều thì cương quyết giảm nhập khẩu hoặc rút bớt chỉ tiêu sản xuất, loại vật tư nào cần điều đi thì mở các địa điểm giao dịch, nơi trưng bày hiện vật, tài liệu kỹ thuật để giới thiệu rộng rãi, thường xuyên cho các đơn vị có nhu cầu đến xem và giải quyết thủ tục mua bán nhanh chóng, thuận tiện...

6. Đối với Bộ Vật tư và các Bộ cung ứng vật tư thì loại ứ đọng cũ lâu năm do khách quan, vẫn giải quyết vốn như cũ; số vật tư ứ đọng mới phát sinh do chủ quan đơn vị gây ra thì Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra và chuyển số dư nợ về vật tư ứ đọng quá hạn không trả được sang nợ quá hạn không trả được sang nợ quá hạn và có biện pháp khuyến khích các xí nghiệp khai thác, sử dụng vật tư ứ đọng vào sản xuất, lưu thông. Chấn chỉnh lại công tác thanh toán, áp dụng các hình thức phạt chậm trả (nợ) trong thanh toán và chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Từ nay các Bộ, ngành có vật tư ứ đọng phải báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả đã tiêu thụ vật tư ứ đọng lên Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, đồng gửi Tổng cục Thống kê để tổng hợp báo cáo chung.

Tổng cục Thống kê hướng dẫn biểu mẫu, báo cáo định kỳ số vật tư ứ đọng đã tiêu thụ được; báo cáo cần phân biệt số vật tư ứ đọng trước ngày 1 tháng 1 năm 1983 và báo cáo riêng số vật tư mới phát sinh ứ đọng sau ngày 1 tháng 1 năm 1983.

Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn các Bộ, ngành xử lý số vật tư ứ đọng mới phát sinh sau ngày 1 tháng 1 năm 1983 và quy định chế độ thưởng phạt trách nhiệm đối với đơn vị và người phụ trách đã đẩy mạnh tiêu thụ vật tư tồn kho hoặc đã gây ra vật tư ứ đọng tăng thêm...

Các Bộ quản lý sản xuất cung ứng vật tư và cơ quan tổng hợp (Tài chính, Ngân hàng, Ngoại thương, Thống kê) khi được giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, cung ứng nhập khẩu vật tư, cấp phát vốn... nếu phát hiện loại vật tư, thiết bị nào còn tồn kho, ứ đọng nhiều thì báo cáo lên Ban điều hoà kế hoạch vật tư để có biện pháp ngăn chặn kịp thời phát sinh thêm vật tư ứ đọng... Các Bộ này được phép tạm hoãn việc cấp phát vốn, vật tư, v.v... cho sản xuất các sản phẩm xét thấy đang còn tồn kho ứ đọng nhiều.

Đỗ Mười

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 67-CT-1983 bổ sung Chỉ thị 316-TTg-1979 để đẩy mạnh huy động vật tư tồn kho, ứ đọng ra sử dụng do Hội đồng bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 67-CT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 09/03/1983
  • Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Đỗ Mười
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 4
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản