Chương 6 Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải
1. Luôn theo dõi và giám sát hành trình của tàu trong thời gian hoạt động.
2. Kịp thời xử lý đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình tàu hoạt động.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hiệp thương giờ xuất bến.
2. Chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu;
b) Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của tàu.
Điều 21. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Hướng dẫn các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra bất thường sau khi kiểm tra theo yêu cầu kiểm tra bất thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Định kỳ hoặc đột xuất, thanh tra kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh và bảo vệ môi trường đối với tàu và xử lý theo thẩm quyền khi cần thiết.
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu;
b) Theo dõi thường xuyên hoạt động của tàu thông qua hệ thống AIS;
c) Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của tàu.
2. Chỉ đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực:
a) Tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn;
b) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ về tìm kiếm cứu nạn cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
1. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu.
2. Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của tàu.
Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 66/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1025 đến số 1026
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành Iý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định
- Điều 5. Thủ tục chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định bằng tàu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Điều 6. Thủ tục chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định bằng tàu đối với tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 7. Thủ tục chấp thuận cho tàu vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo tuyến cố định qua biên giới
- Điều 8. Thủ tục vào cảng, bến
- Điều 9. Thủ tục rời cảng, bến
- Điều 10. Thủ tục chấp thuận cho tàu vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến
- Điều 11. Thủ tục chấp thuận cho tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không có mục đích kinh doanh
- Điều 12. Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến
- Điều 13. Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không kinh doanh
- Điều 16. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa
- Điều 17. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 18. Đình chỉ hoạt động tạm thời đối với tàu