BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/1999/TT-BTC | Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1999 |
Căn cứ:
Các hiệp định tín dụng về các dự án cấp nước và vệ sinh cho các thành phố, thị xã ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);
Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
Thông tư liên tịch số 81/1998/TTLT/BTC/NHNN ngày 17/6/1998 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Quy trình thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và Quyết định số 1860a/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư cho các dự án cấp nước và vệ sinh tại các thành phố, thị xã;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, giải ngân và sử dụng vốn đầu tư cho các dự án cấp nước và vệ sinh các thành phố thị xã vay vốn ADB như sau:
1. Định nghĩa: Trừ khi có quy định khác đi, các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong thông tư này có cùng ý nghĩa như trong các Hiệp định vay và Hiệp định vay phụ.
1.1 Dự án: là dự án đầu tư cho hệ thống cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã theo các Hiệp định vay đã ký với ADB. Mỗi dự án bao gồm các Dự án thành phần được thực hiện tại các thành phố, thị xã đã xác định trong các Hiệp định vay.
1.2 Cơ quan điều hành dự án là Bộ Xây dựng. Ban quản lý dự án trung ương là đơn vị được thành lập trong Ban quản lý dự án phát triển cấp thoát nước thuộc Bộ Xây dựng để thực hiện, điều phối và quản lý hoạt động của các Dự án.
1.3 Cơ quan thực hiện dự án (Chủ đầu tư) là các công ty cấp thoát nước ở các tỉnh có dự án. Ban quản lý dự án địa phương là đơn vị được thành lập tại các công ty cấp thoát nước ở các thành phố, thị xã, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án thành phần.
2. Nguyên tắc quản lý:
2.1 Nguồn vốn vay của ADB là nguồn vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, vì vậy toàn bộ tiền vay phải được phản ánh vào Ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính quản lý, theo dõi việc thực hiện khoản vay và trả nợ cho ADB khi đến hạn theo các điều khoản do Hiệp định quy định và phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam.
2.2 Việc cấp phát và cho vay vốn cho các dự án thành phần từ nguồn vốn vay ngoài nước và nguồn vốn đối ứng trong nước được thực hiện cụ thể như sau:
Vốn vay ADB được dùng để cấp phát và cho vay lại đối với các công ty cấp thoát nước tại các thành phố, thị xã có dự án theo tỷ lệ đã quy định tại Hiệp định vay và Quyết định đầu tư của Chính phủ theo nguyên tắc: giai đoạn đầu vốn ADB dùng để cấp phát cho Dự án thành phần cho đến khi đạt hạn mức vốn cấp phát đã được xác định; sau đó vốn vay ADB sẽ được cho vay lại các Công ty cấp thoát nước.
- Vốn vay ADB để cấp phát cho các dự án thành phần được thực hiện theo phương thức Ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho Ngân sách địa phương, Ngân sách địa phương cấp phát cho các Dự án thành phần.
2.3 Nguyên tắc hạch toán phần vốn cấp phát như sau:
Đối với vốn thanh toán trực tiếp: sau khi nhận được thông báo của ADB đã giải ngân theo đơn xin rút vốn thanh toán trực tiếp, Vụ Tài chính Đối ngoại làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước về số tiền đã giải ngân, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi trợ cấp ngân sách địa phương. Sở Tài chính các tỉnh căn cứ lệnh thu và lệnh chi của Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để cấp phát cho Chủ đầu tư.
Đối với vốn thanh toán theo hình thưc tạm ứng: Khi nhận được thông báo của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Trung ương đã giải ngân theo đề nghị thanh toán từ tài khoản tạm ứng của Ban Quản lý Dự án Địa phương, Vụ Tài chính Đối ngoại làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước về số tiền đã giải ngân, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi trợ cấp ngân sách địa phương. Sở Tài chính các tỉnh căn cứ lệnh thu và lệnh chi của Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để cấp phát cho chủ đầu tư.
Đối với vốn thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án Trung ương: việc hạch toán ngân sách và ghi phân bổ cho các dự án thành phần được thực hiện theo quý. Vụ Tài chính Đối ngoại căn cứ các thông báo giải ngân của ADB (thanh toán trực tiếp) và của Ngân hàng Đầu tư Phát triển (thanh toán tài khoản tạm ứng) và kế hoạch phân bổ chi tiêu của Ban Quản lý Dự án Trung ương cho các dự án thành phần, làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước. Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi trợ cấp ngân sách địa phương. Sở Tài chính các tỉnh căn cứ lệnh thu và lệnh chi của Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để cấp phát cho Chủ đầu tư.
2.4. Vốn vay ADB cho các dự án thành phần vay lại được thực hiện thông qua hệ thống của Tổng cục Đầu tư Phát triển và tuân theo các quy định trong Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính với các Công ty cấp thoát nước. Hệ thống Tổng cục Đầu tư Phát triển chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình thực hiện phần vốn cho vay lại, ký khế ước nhận nợ và thu hồi gốc, lãi khi đến hạn.
2.5. Nguyên tắc hạch toán khoản vay lại như sau:
Khi nhận được thông báo giải ngân của ADB theo hình thức thanh toán trực tiếp hay thông báo của Ngân hàng Đầu tư Phát triển về việc giải ngân từ tài khoản tạm ứng, Vụ Tài chính Đối ngoại làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước về số tiền đã giải ngân, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi cho Tổng cục Đầu tư Phát triển để cho vay lại, Tổng cục Đầu tư Phát triển thông báo vốn cho cục Đầu tư Phát triển để cho các dự án thành phần vay lại. Cục Đầu tư Phát triển ghi nợ tài khoản vay của các Dự án thành phần đã mở tại Cục Đầu tư Phát triển theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa cục Đầu tư Phát triển với các dự án thành phần.
2.6. Vốn đối ứng của các dự án do Uỷ ban nhân dân các tỉnh bố trí từ các nguồn vốn do tỉnh quản lý (ngân sách, huy động, khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác...) phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã cam kết.
2.7. Vốn cấp phát cho hoạt động điều phối, quản lý của Ban Quản lý Dự án Trung ương được tính trong tổng mức đầu tư của Dự án và được phân bổ trong phần vốn cấp phát cho các Dự án thành phần theo tỷ lệ như đã xác định trong Hiệp định và tài liệu dự án. Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư Phát triển) quản lý, xét duyệt và cấp phát các khoản chi tiêu do Ban Quản lý Dự án Trung ương đề nghị.
2.8. Các chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và nội dung dự án đã được duyệt phù hợp với các quy định trong nước và quy định trong các Hiệp định vay, Hiệp định vay phụ.
2.9. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là ngân hàng phục vụ cho các dự án, thực hiện các thủ tục rút vốn từ khoản vay (gồm các phương thức thanh toán trực tiếp, hoàn vốn, và thư cam kết) cho dự án khi có ý kiến của Bộ Tài chính đối với từng lần rút vốn.
Trong quá trình thực hiện rút vốn, Ngân hàng đầu tư và phát triển được hưởng phí dịch vụ theo từng nghiệp vụ phát sinh (gồm các loại phí điện tín. fax, gửi chứng từ, phí mở L/C...) theo biểu phí của Ngân hàng Đầu tư và phát triển và phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ.
Phí dịch vụ ngân hàng nói trên được tính trong tổng mức đầu tư của dự án. Các Ban quản lý dự án có thể dùng lãi phát sinh trên số dư Tài khoản tạm ứng tại Ngân hàng đầu tư phát triển để thanh toán phí ngân hàng. Ngân hàng đầu tư phát triển có trách nhiệm gửi giấy báo nợ và sao kê chi tiết số tiền phí ngân hàng theo từng nghiệp vụ phát sinh cho các Ban quản lý dự án.
2.10. Tổng cục Đầu tư Phát triển thuộc Bộ Tài chính quản lý vốn cấp phát và vốn cho vay lại các dự án và được hưởng phí cho vay lại đối với phần vốn cho vay lại theo quy định hiện hành, và nguồn phí cho vay lại được trích trong phạm vi lãi xuất do các Công ty cấp thoát nước nộp.
3. Tổng kinh phí và cơ cấu sử dụng vốn:
Được quy định cụ thể tại các quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, các Hiệp định vay và các tài liệu kèm theo Hiệp định vay.
1. Xây dựng kế hoạch tài chính cho dự án:
1.1 Hàng năm theo đúng trình tự lập, trình và xét duyệt kế hoạch ngân sách nhà nước, Chủ đầu tư lập kế hoạch tài chính của dự án thành phần trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổng hợp trong kế hoạch ngân sách tỉnh, gửi và bảo vệ kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Kế hoạch của chủ đầu tư đồng gửi cho Ban Quản lý Dự án Trung ương.
1.2 Ban Quản lý Dự án Trung ương lập kế hoạch phần chi trực tiếp tại Ban Quản lý Dự án Trung ương gồm các khoản chi thường xuyên của Ban và các khoản chi chung cho cả dự án (chi chuyên gia tư vấn, chi mua sắm máy móc, thiết bị). Kế hoạch này phải được phân bổ chi tiết cho từng dự án thành phần và gửi cho các Ban Quản lý Dự án Điạ phương để tổng hợp trong kế hoạch tài chính của các Dự án thành phần.
Dự toán chi phí quản lý điều hành dự án hàng năm của ban quản lý dự án trung ương và các Ban quản lý dự án địa phương do Bộ Xây dựng phê duyệt.
Đối với các khoản chi thường xuyên khác như đào tạo, tập huấn, thiết bị cho văn phòng tư vấn... do Ban quản lý dự án trung ương thực hiện, Bộ Xây dựng duyệt dự toán chi tiêu và phê duyệt quyết toán.
1.3 Nội dung kế hoạch tài chính của các dự án thành phần phải thể hiện khối lượng công việc sẽ được thực hiện, nguồn vốn, bao gồm vốn vay ngoài nước (ADB), vốn đối ứng trong nước (do tỉnh bố trí), tiến độ rút vốn vay và sử dụng vốn trong nước, phân chia chi tiết theo quý, năm và theo từng hạng mục công việc, trong đó có mục kinh phí cho hoạt động của Ban Quản lý Dự án Trung ương.
2. Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhệm tổng hợp kế hoạch tài chính chung của cả Dự án, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ sở xét duyệt kế hoạch ngân sách, kế hoạch rút vốn chung cho cả Dự án.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt cho Chủ đầu tư sau khi có quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
Các chủ đầu tư thông báo kế hoạch đã được duyệt cho Ban Quản lý Dự án Trung ương để Ban Quản lý Dự án Trung ương tổng họp báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại, Tổng cục Đầu tư Phát triển) và Ngân hàng Đầu tư Phát triển để theo dõi tình hình rút vốn của cả dự án.
1. Để tiếp nhận vốn tạm ứng của ADB cho dự án, Ban quản lý dự án trung ương mở tài khoản tạm ứng tại Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Tài khoản này có các tiếu khoản để theo dõi việc rút và sử dụng vốn của từng dự án thành phần.
2. Chủ đầu tư mở: - Một tài khoản dự án thành phần tại Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh để tiếp nhận vốn tạm ứng của ADB,
- Một Tài khoản cấp phát vốn tại Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để theo dõi cấp phát vốn cho dự án.
- Một Tài khoản tiền vay tại Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để theo dõi phần vốn vay lại.
IV. RÚT VỐN,CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ VỐN VAY NGOÀI NƯỚC:
1. Rút vốn và thanh toán qua Tài khoản Tạm ứng:
1.1. Rút vốn về Tài khoản Tạm ứng
1.1.1 Rút vốn ban đầu về Tài khoản Tạm ứng: Ban Quản lý Dự án Trung ương chuẩn bị kế hoạch chi tiêu cho giai đoạn 6 tháng đầu và căn cứ hạn mức Tài khoản tạm ứng quy định trong Hiệp định tín dụng, làm đề nghị rút vốn ban đầu vào Tài khoản Tạm ứng gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. Hồ sơ gồm:
+ Công văn đề nghị rút vốn
+ Đơn xin rút vốn
+ Dự toán các khoản chi
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin rút vốn đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ có công văn chấp thuận gửi Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ban Quản lý Dự án Trung ương.
Sau khi có công văn chấp thuận của Bộ Tài chính, và kiểm tra tính hợp lệ của các điều kiện rút vốn Ngân hàng đầu tư phát triển sẽ cùng Ban Quản lý Dự án Trung ương ký vào đơn rút vốn và gửi ADB.
Khi ADB giải ngân, tiền được chuyển vào Tài khoản tạm ứng của dự án tại Ngân hàng Đầu tư phát triển.
1.1.2 Rút vốn bổ sung Tài khoản Tạm ứng: nguyên tắc rút vốn bổ sung Tài khoản Tạm ứng là nguyên tắc thực chi, nghĩa là dự án chỉ được rút vốn bổ sung cho những khoản đã được thực thanh toán.
Hàng tháng (nhưng không quá 6 tháng) Ban Quản lý Dự án Trung ương có thể làm đơn xin rút vốn bổ sung Tài khoản Tạm ứng. Hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) và Ngân hàng đầu tư phát triển gồm:
+ Công văn đề nghị rút vốn
+ Đơn xin rút vốn
+ Bản sao kê chi tiêu, kèm theo các xác nhận phê duyệt của Cục đầu tư phát triển/Hoặc Tổng cục Đầu tư Phát triển đối với các khoản chi hoặc phiếu giá thanh toán.
+ Sao kê Tài khoản tạm ứng ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Các chứng từ cần thiết khác.
Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin rút vốn đầp đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ có công văn chấp thuận đề nghị rút vốn gửi Ban Quản lý Dự án Trung ương và Ngân hàng đầu tư phát triển.
Trong vòng 2 ngày làm việc sau khi công văn chấp thuận của Bộ Tài chính và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rút vốn, Ngân hàng đầu tư phát triển cùng Ban quản lý dự án trung ương ký đơn rút vốn gửi ADB
Tiển do ADB giải ngân sẽ được chuyển vào Tài khoản Tạm ứng tại Ngân hàng đầu tư phát triển.
1.2 Thanh toán từ Tài khoản Tạm ứng:
1.2.1 Lập kế hoạch quý chi tiêu từ Tài khoản Tạm ứng: Hàng quý Ban Quản lý Dự án Trung ương tổng hợp, lập kế hoạch chi tiêu từ Tài khoản Tạm ứng của toàn dự án, kề hoạch này bao gồm cả dự kiến số tiền chuyển vào Tài khoản dự án thành phần cho hoạt động chi thường xuyên của Văn phòng Ban Quản lý Dự án Địa phương, gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư Phát triển) phê duyệt và đăng ký với Ngân hàng đầu tư phát triển. Kế hoạch chi từ Tài khoản tạm ứng đã có phê duyệt của Tổng cục đầu tư phát triển là một căn cứ để thực hiện rút vốn thanh toán từng lần.
Các Ban Quản lý Dự án Địa phương có trách nhiệm lập kế hoạch quý chi tiêu từ Tài khoản tạm ứng cho các hoạt động của dự án thành phần ở địa phương mình, gửi Ban Quản lý Dự án Trung ương để tổng hợp kế hoạch của toàn dự án.
Kế hoạch chi tiêu từ Tài khoản tạm ứng theo quý có thể được điều chỉnh theo tiến độ thực hiện dự án. Đề nghị điều chỉnh kế hoạch chi tiêu từ Tài khoản tạm ứng phải được gửi đến Tổng cục Đầu tư Phát triển ít nhất là 15 ngày trước khi kết thúc quý kế hoạch.
1.2.2 Thanh toán theo yêu cầu của Ban Quản lý Dự án Trung ương:
Căn cứ kế hoạch chi tiêu từ Tài khoản tạm ứng theo quý đã được Tổng cục Đầu tư Phát triển duyệt, khi có nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của văn phòng Ban Quản lý Dự án Trung ương hoặc những công việc do Ban Quản lý Dự án Trung ương đại diện cho các dự án thành phần trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu, người cung cấp, Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhiệm kiểm tra chứng từ thanh toán theo đúng quy định quản lý chi tiêu ngân sách hiện hành, tính toán xác định số tiền được thanh toán bằng vốn ADB và vốn đối ứng theo đúng tỷ lệ quy định của dự án, đề nghị Ngân hàng đầu tư phát triển trích tiền từ Tài khoản tạm ứng để thanh toán.
Ngay sau khi rút vốn từ Tài khoản tạm ứng để thanh toán, Ban quản lý dự án gửi hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành tới Tổng cục Đầu tư Phát triển để thực hiện thủ tục kiểm tra sau.
Trường hợp thanh toán cho các hợp đồng thanh toán một lần, hoặc thanh toán lần cuối cho các hợp đồng, hồ sơ đề nghị thanh toán phải gửi tới Tổng cục Đầu tư Phát triển để kiểm tra trước khi đề nghị Ngân hàng Đầu tư Phát triển thanh toán.
1.2.3 Thanh toán theo yêu cầu của các Ban Quản lý dự án Địa phương:
- Trường hợp thanh toán cho chi phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng Ban quản lý Dự án Địa phương:
+ Căn cứ kế hoạch chi thường xuyên hàng tháng, Ban quản lý dự án Địa phương làm công văn đề nghị Ban quản lý dự án trung ương chuyển tiền tạm ứng vào Tài khoản dự án thành phần, số tiền do Ban quản lý dự án Trung ương chuyển về tài khoản dự án thành phần tối đa không quá 50.000 đô la Mỹ.
Khi có nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của văn phòng, Ban quản lý dự án Địa phương gửi các hồ sơ, tài liệu sau tới Cục Đầu tư Phát triển tỉnh và Ngân hàng Đầu tư Phát triển tỉnh:
+ Công văn đề nghị thanh toán trong đó xác định rõ số tiền thanh toán từ nguồn vốn đối ứng, số tiền thanh toán từ nguồn vốn ADB - Tài khoản dự án thành phần
+ Kế hoạch chi hàng năm đã được Bộ Xây dựng phê duyệt (gửi 1 lần).
+ Dự toán chi hoặc biên lai chứng từ cần thiết.
Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ, Cục Đầu tư Phát triển tỉnh có trách nhiệm kiểm tra chứng từ đủ điều kiện thanh toán, có văn bản xác nhận số tiền được thanh toán, trong đó xác định rõ số tiền được thanh toán bằng vốn đối ứng và số tiền được thanh toán bằng vốn ADB.
Khi có văn bản chấp nhận của Cục Đầu tư Phát triển tỉnh, Ngân hàng Đầu tư Phát triển tỉnh thực hiện việc thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án địa phương.
Số tiền tạm ứng cho chi thường xuyên của Ban Quản lý Dự án địa phương sẽ được bổ sung khi Ban Quản lý Dự án địa phương làm thủ tục quyết toán các khoản đã chi với Ban Quản lý Dự án Trung ương.
- Trường hợp thanh toán cho khối lượng xây dựng cơ bản, hoặc mua sắm thiết bị:
Ban Quản lý Dự án địa phương gửi các hồ sơ, tài liệu sau tới Cục Đầu tư Phát triển tỉnh:
+ Công văn đề nghị duyệt các khoản thanh toán trong đó xác định rõ số tiền thanh toán từ nguồn vốn đối ứng, số tiền thanh toán từ nguồn vốn ADB (Tài khoản tạm ứng).
+ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (gửi một lần)
+ Hợp đồng, và các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, phê duyệt hợp đồng và thư không phải đối của ADB (nếu có) (gửi một lần).
+ Biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán.
+ Đề nghị thanh toán của nhà thầu/người cung cấp.
+ Các chứng từ khác (nếu cần thiết).
Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chứng từ hợp lệ, Cục Đầu tư Phát triển tỉnh có trách nhiệm thẩm định, xác nhận khối lượng công việc hoặc khối lượng sử dụng cơ bản đã được thực hiện đủ điều kiện thanh toán và có văn bản xác nhận số tiền được thanh toán, trong đó xác định rõ số tiền được thanh toán bằng vốn đối ứng và số tiền được thanh toán bằng vốn ADB.
Sau khi có văn bản xác nhận của Cục Đầu tư Phát triển tỉnh, Ban Quản lý Dự án địa phương gửi Ban Quản ký Dự án Trung ương đề nghị thanh toán từ Tài khoản tạm ứng, kèm xác nhận của Cục Đầu tư Phát triển tỉnh, các chứng từ cần thiết khác. Ban Quản lý Dự án Trung ương làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Đầu tư Phát triển Trung ương thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án địa phương.
2. Thanh toán trực tiếp:
2.1 Thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án Trung ương:
Căn cứ yêu cầu thanh toán của nhà thầu hay người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, để thực hiện phương thức thanh toán trực tiếp, Ban quản lý dự án trung ương gửi các hồ sơ sau tới Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại):
- Công văn đề nghị rút vốn
- Hợp đồng và quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền, thư chấp thuận của ADB (nếu hợp đồng thuộc loại phải có ý kiến chấp thuận của ADB) (gửi một lần)
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (gửi một lần)
- Bảo lãnh tạm ứng (gửi một lần)
- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB
- Trường hợp thanh toán hạng mục xây lắp cần có biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cục Đầu tư Phát triển/Tổng cục Đầu tư Phát triển;
- Trường hợp thanh toán hợp đồng mua sắm phải có hoá đơn giao hàng, văn bản chấp thuận hàng hoá (nếu có);
- Trường hợp thanh toán cho tư vấn phải có tài liệu chứng minh tư vấn đã thực hiện công việc theo hợp đồng nếu thanh toán theo công việc hoàn thành, hoặc bảng chấm công và các chứng từ chi tiêu hợp lệ đã được Ban quản lý dự án chấp nhận.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin rút vốn đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ có công văn chấp thuận đề nghị rút vốn gửi Ngân hàng đầu tư Phát triển và Ban Quản lý Dự án Trung ương.
Trong vòng 2 ngày làm việc, sau khi có công văn chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Đầu tư Phát triển và Ban Quản lý Dự án Trung ương ký đơn rút vốn thanh toán trực tiếp gửi ADB để thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp.
Khi nhận được thông báo của ADB, về việc đã giải ngân thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp, Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại và Tổng cục Đầu tư Phát triển) để làm thủ tục hạch toán ngân sách.
2.2 Thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý dự án địa phương:
Khi có yêu cầu thanh toán theo phương thức trực tiếp, Ban quản lý dự án địa phương phải gửi hồ sơ đề nghị lên Ban quản lý dự án trung ương gồm:
- Công văn đề nghị rút vốn
- Hợp đồng và quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền, thư chấp thuận hợp đồng của ADB (Nếu hợp đồng thuộc loại phải có ý kiến chấp thuận của ADB (gửi một lần).
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (gửi một lần)
- Bảo lãnh tạm ứng, nếu có (gửi một lần)
- Trường hợp thanh toán hạng mục xây lắp cần có Biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cục đầu tư phát triển;
- Trường hợp thanh toán hợp đồng mua sắm phải có hoá đơn giao hàng, và bản chấp thuận hàng hoá (nếu có);
Ban quản lý dự án Trung ương sẽ gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để thực hiện thủ tục như quy định tại mục 2.1 nêu trên.
3. Thanh toán theo thủ tục cam kết: Áp dụng trong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C.
Khi có yêu cầu thanh toán Thủ tục cam kết, Ban quản lý dự án Trung ương gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại):
- Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho mở L/C và ký đơn yêu cầu ADB phát hành Thư cam kết.
- Hợp đồng nhập khẩu, và quyết định phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền, thư không phản đối (No Objection) của ADB nếu hợp đồng thuộc loại phải có ý kiến của ADB, công văn chấp thuận đăng ký hợp đồng của Bộ Thương mại (gửi 1 lần).
- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ có công văn chấp thuận đề nghi phát hành Thư cam kết và mở L/C gửi Ngân hàng Đầu tư Phát triển và Ban Quản lý Dự án Trung ương.
Trong vòng 2 ngày làm việc, căn cứ ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam làm thủ tục mở L/C và cùng Ban quản lý dự án Trung ương ký đơn đề nghị ADB phát hành thư cam kết.
4. Thanh toán theo thủ tục hoàn vốn:
Áp dụng trong trường hợp các khoản thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp thuộc phạm vi, tỷ lệ tài trợ của ADB nhưng đã được ứng vốn thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, hay nguồn vốn khác (như vốn tự có hay vốn vay...).
Để rút vốn vay ADB hoàn trả lại các nguồn vốn đã ứng thanh toán, các Ban quản lý dự án địa phương phải tập hợp hồ sơ chứng từ chứng minh các khoản chi tiêu hợp lệ (các khoản chi thuộc phạm vi dự án theo đúng quy định của ADB, xác nhận của Cục đầu tư phát triển) đã thực hiện gửi Ban quản lý dự án Trung ương.
Ban quản lý dự án trung ương gửi các tài liệu sau đến Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại):
- Công văn đề nghị rút vốn.
- Hợp đồng đã ký kết, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (gửi 1 lần)
- Sao kê và các chứng từ chứng minh số tiền đã thanh toán, ngày thanh toán, nguồn vốn dùng để thanh toán.
- Đơn rút vốn và các sao kê theo mẫu của ADB
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Bộ Tài chính sẽ có công văn chấp thuận đề nghị rút vốn gửi Ngân hàng Đầu tư Phát triển và Ban Quản lý Dự án Trung ương.
Trong vòng 2 ngày làm việc, sau khi có công văn chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Đầu tư Phát triển và Ban Quản lý Dự án Trung ương ký đơn rút vốn gửi ADB.
Tiền do ADB giải ngân được trả lại nguồn đã ứng vốn thanh toán (nếu ngân sách ứng vốn thì trả lại ngân sách, nếu dùng vốn tự có hoặc vốn vay để ứng vốn thanh toán thì trả lại nơi đã ứng vốn thanh toán).
V. THANH TOÁN BẰNG VỐN ĐỐI ỨNG TRONG NƯỚC:
Vốn đối ứng trong nước cho dự án thành phần do Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí từ nguồn vốn do tỉnh quản lý (ngân sách, huy động, khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác...).
Vốn đối ứng được phân bổ theo quý, quản lý chi tiêu phù hợp với tiến độ rút vốn vay, tiến độ thực hiện dự án và tuân theo các quy định hiện hành trong nước về quản lý chi tiêu vốn xây dựng cơ bản.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN, QUYẾT TOÁN:
1. Hàng quý, hàng năm và khi kết thúc thời kỳ xây dựng dự án Ban Quản lý Dự án địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án, làm quyết toán năm, quyết toán dự án thành phần đã hoàn thành gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Cục Đầu tư Phát triển tỉnh và Ban Quản lý Dự án Trung ương.
Việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định hiện hành.
Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư Phát triển, Vụ Tài chính Đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và ADB tình hình thực hiện Dự án, đặc biệt là tình hình rút, sử dụng vốn vay ADB và vốn đối ứng và tổng hợp báo cáo quyết toán của Dự án. Để thực hiện trách nhiệm tổng hợp báo cáo và quyết toán Ban Quản lý Dự án Trung ương có trách nhiệm thiết kế và hướng dẫn các dự án thành phần áp dụng một mô hình kế toán và các mẫu biểu báo cáo thống nhất.
Hàng tháng Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại, Tổng cục Đầu tư Phát triển), Ban quản lý dự án Trung ương sao kê chi tiết Tài khoản tạm ứng, các Ngân hàng Đầu tư phát triển tỉnh gửi sao kê chi tiết tài khoản của các dự án thành phần cho Sở Tài chính và Cục Đầu tư Phát triển tỉnh, Ban quản lý dự án địa phương. Trong sao kê nêu rõ số lãi phát sinh hàng tháng trên số dư Tài khoản và ngày chuyển lãi cho Bộ Tài chính.
2. Định kỳ và đột xuất, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có dự án sẽ kiểm tra tình hình thực hiện dự án và việc sử dụng vốn. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn không đúng quy định, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ việc rút chuyển vốn để xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
3. Hàng năm Tài khoản Tạm ứng và các Tài khoản của các dự án thành phần, sổ sách, chứng từ, hồ sơ kế toán của dự án phải được các công ty kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán phù hợp với quy định quy định tại Thông tư Liên tịch 81/1998/TTLT/BTC-NHNN ngày 17/6/1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 16-TC/TCĐN ngày 31/3/1997 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan cần phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
- 1Thông tư 16/1997/TC-TCĐN hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính các dự án đầu tư cho hệ thống cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã vay vốn ADB do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1378/QĐ-BTC năm 2020 về thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Thông tư liên tịch 81/1998/TTLT-BTC-NHNN quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 4Quyết định 1378/QĐ-BTC năm 2020 về thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 59/1999/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính các dự án đầu tư cho hệ thống cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã vay vốn ADB do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 59/1999/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/05/1999
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/06/1999
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực