Chương 3 Thông tư 57/2013/TT-BGTVT quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 12. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cảng vụ Đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa (do lãnh đạo doanh nghiệp ký tên, đóng dấu);
c) Biên bản họp đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia đánh giá.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cảng vụ Đường thủy nội địa phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa. Nếu hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cảng, Cảng vụ Đường thủy nội địa trình hồ sơ lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện theo quy định Cảng vụ Đường thủy nội địa hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt Đánh giá an ninh. Trường hợp không cấp được phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cảng vụ Đường thủy nội địa. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa (do lãnh đạo doanh nghiệp ký tên, đóng dấu).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cảng vụ Đường thủy nội địa phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cảng, trên cơ sở Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa. Nếu hồ sơ đề nghị đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cảng, Cảng vụ Đường thủy nội địa trình hồ sơ lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện theo quy định phải hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Cảng vụ Đường thủy nội địa trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh đồng thời cấp Giấy chứng nhận phù hợp đối với cảng thủy nội địa. Trường hợp không cấp được phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt đánh giá an ninh, Kế hoạch an ninh và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc. Giấy chứng nhận phê duyệt đánh giá an ninh theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII, Giấy chứng nhận phù hợp an ninh theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
Điều 15. Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
1. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư này;
b) Bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng: hải quan, biên phòng, cảng vụ, y tế, cảnh sát đường thủy, công an, kiểm dịch;
c) Biên bản các buổi tập huấn hoặc diễn tập hoặc huấn luyện theo chương trình Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa dược phê duyệt;
d) Bản chính Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét, nếu hồ sơ bảo đảm các điều kiện theo quy định thì xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp cảng thủy nội địa. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm các điều kiện theo quy định phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa
1. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
b) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;
c) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
2. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến an ninh tàu và an ninh cảng thủy nội địa.
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khai thác cảng thuộc phạm vi quản lý của địa phương và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
4. Trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa
a) Chủ động phối hợp với cơ quan thiết lập cấp độ an ninh và các cơ quan hữu quan tại khu vực trách nhiệm để nắm bắt kịp thời thông tin an ninh liên quan đến tàu và cảng để có biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp;
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa.
5. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa
a) Tổ chức thực hiện đánh giá an ninh cảng thủy nội địa và xây dựng bản đánh giá an ninh cảng thủy nội địa có sự tham gia của đại diện các cơ quan đơn vị gồm Cảng vụ Đường thủy nội địa, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát đường thủy;
b) Xây dựng Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa theo quy định;
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa.
6. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải tuân thủ thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Điều 17. Tổ chức lực lượng thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
2. Cảng vụ Đường thủy nội địa trong phạm vi trách nhiệm có cảng thủy nội địa thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa.
3. Các doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa bố trí cán bộ, nhân viên chuyên trách và lực lượng trực tiếp thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa.
Thông tư 57/2013/TT-BGTVT quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 57/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 153 đến số 154
- Ngày hiệu lực: 15/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cấp độ an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 5. Các biện pháp bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 6. Đánh giá an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 7. Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 8. Cam kết an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 9. Đào tạo, huấn luyện an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 10. Kiểm tra, giám sát an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 11. Xử lý vi phạm về bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 12. Thủ tục phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 13. Thủ tục phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 15. Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện an ninh cảng thủy nội địa
- Điều 17. Tổ chức lực lượng thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng thủy nội địa