Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH ***** Số: 55/2006/TT-BTC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ********* Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2006 |
Căn cứ Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/ NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp tại công văn số 864/BTP-BTTP ngày 04/4/2006, Bộ Công an tại công văn số 571/BCA-V19 ngày10/4/2006, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại công văn số 1468/VKSTC-V8 ngày 15/5/2006 và của Tòa án Nhân dân tối cao tại công văn số 84/KHXX ngày 05/6/2006, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/2005/NĐ-CP) như sau:
Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá tài sản; quyền, nghĩa vụ của Hội đồng định giá tài sản; quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản; chi phí cho định giá tài sản trong tố tụng hình sự, các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP.
1- Nguyên tắc định giá tài sản:
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm; phải đảm bảo sự trung thực, khách quan, công khai và kịp thời, cụ thể như sau:
a/ Giá thị trường của tài sản là giá mua, bán, giao dịch theo thỏa thuận của tài sản cùng loại hoặc tương đương trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm.
Đối với tài sản bị xâm phạm là loại tài sản Nhà nước định giá, thì giá của tài sản cần xác định là giá do Nhà nước quy định tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm.
Đối với tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường (tài sản chuyên dùng, đơn chiếc), giá tài sản cần xác định phải bảo đảm được chi phí tái tạo lại tài sản hoặc chi phí nhập khẩu tài sản đó tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm.
b/ Mức giá tài sản được xác định để làm cơ sở cho việc định giá là mức giá bình quân của tháng. Thời gian để thu thập mức giá tài sản bị xâm phạm là một tháng (30 ngày) trước và một tháng (30 ngày) sau ngày tài sản bị xâm phạm; nếu trong thời gian trên mà không thu thập được đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc định giá thì mở rộng thời gian thu thập thông tin về giá thêm một tháng về trước và một tháng về sau.
Khi tiến hành điều tra thu thập thông tin về giá của tài sản bị xâm phạm phải được gắn với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu và sức mua trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường.
Điều kiện thương mại bình thường là việc mua bán được tiến hành khi các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không xẩy ra những đột biến do chịu tác động của thiên tai, địch họa…các thông tin cung, cầu, giá cả tài sản bị xâm phạm được thể hiện công khai trên thị trường.
c/ Giá tài sản được xác định làm căn cứ khi định giá tài sản bị xâm phạm phải được thu thập tại nơi tài sản bị xâm phạm.
Nơi tài sản bị xâm phạm được tiến hành khảo sát là các trung tâm thương mại, các tổ chức và cá nhân có sản xuất các tài sản cùng loại hay tài sản tương đương với tài sản bị xâm phạm thuộc phạm vi đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
d/ Tài sản cùng loại với tài sản bị xâm phạm là tài sản có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Tài sản cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
e/ Tài sản tương đương với tài sản bị xâm phạm là tài sản có đủ các đặc trưng cơ bản giống với tài sản bị xâm phạm, gồm:
- Có đặc trưng vật chất của tài sản giống nhau;
- Có thông số kỹ thuật tương đồng;
- Có cùng chức năng mục đích sử dụng;
- Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng;
- Chất lượng tương đương nhau.
2. Căn cứ định giá tài sản: định giá tài sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a/ Giá phổ biến trên thị trường của tài sản tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm. Giá phổ biến trên thị trường là giá mua, bán theo thỏa thuận đối với tài sản cùng loại hoặc tương đương và là mức giá có số lần xuất hiện nhiều nhất trên thị trường trong thời gian, địa điểm tài sản bị xâm phạm.
b/ Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đã được áp dụng tại địa phương nơi tài sản bị xâm phạm và tại thời điểm tài sản bị xâm phạm.
c/ Giá của tài sản cần định giá được xác định trong tài liệu hồ sơ hợp pháp về loại tài sản đó của chủ sở hữu tài sản (nếu có).
d/ Giá trị thực tế của tài sản cần định giá:
- Đối với tài sản mới: Hội đồng định giá tài sản xác định giá tài sản theo tài sản cùng loại hoặc tài sản tương đương và còn mới 100%.
- Đối với tài sản đã qua sử dụng: Hội đồng định giá tài sản phải kiểm định, đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hàng hóa sau khi đã tính phần hao mòn đã qua sử dụng để xác định giá trị còn lại của tài sản đó.
e- Các căn cứ khác về giá trị của tài sản cần định giá là những căn cứ xác định giá trị thị trường của tài sản cần định giá như những thông tin, dữ liệu về mặt kỹ thuật và về mặt pháp lý của tài sản; giá chuyển nhượng tài sản thực tế có thể so sánh được trên thị trường; mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản; quan hệ cung cầu về tài sản…
a/ Tùy theo tính chất, đặc thù và điều kiện lưu thông trên thị trường của từng loại tài sản bị xâm phạm mà Hội đồng định giá tài sản tiến hành khảo sát giá tài sản bị xâm phạm theo một trong 2 loại sau: giá bán buôn hoặc giá bán lẻ đối với tài sản cùng loại hoặc tài sản tương đương.
Để Hội đồng định giá tài sản có được đánh giá tổng quát thì việc khảo sát giá mỗi loại giá nêu trên đều phải thực hiện trên cả 3 khu vực: trên thị trường, trên hồ sơ tài liệu, tại cơ quan có thẩm quyền đã định giá loại tài sản đó.
Các thành viên của Hội đồng định giá tài sản tiến hành khảo sát giá thực hiện theo phương pháp điều tra trực tiếp (mẫu 01-KSG, mẫu 02-KKTS kèm theo Thông tư này).
b/ Các bước khảo sát giá:
Bước 1: Lập kế hoạch khảo sát.
Bước 2: Xác định địa điểm nơi tài sản bị xâm phạm: xã (phường) và đơn vị hành chính cấp Huyện.
Bước 3: Xác định tình trạng tài sản bị xâm phạm cần khảo sát giá:
- Đối với tài sản bị xâm phạm không còn nữa thì Hội đồng định giá phải lấy lời khai và hồ sơ tài liệu (nếu có) của người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người có hành vi xâm phạm tài sản để xác định tài sản bị xâm phạm là tài sản gì (chủng loại, mẫu mã, nhãn mác, chất lượng…).
- Trong trường hợp cần thiết thì Hội đồng định giá tài sản có thể yêu cầu người làm chứng nhận dạng tài sản bị xâm phạm trước khi tiến hành xác định giá.
- Đối với tài sản bị xâm phạm đã qua sử dụng (hoặc đã có thay đổi về kết cấu cơ bản của tài sản) thì Hội đồng định giá tài sản phải tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng tài sản, hàng hóa cần định giá sau khi đã tính đến khấu hao phần đã sử dụng để xác định giá trị còn lại của tài sản đó.
- Đối với tài sản bị xâm phạm cần định giá là kim khí quý, đá quý hoặc những đồ vật mang yếu tố nghệ thuật, lịch sử… Hội đồng định giá tài sản phải dựa trên kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực đó.
Bước 4: Xác định thời điểm tài sản bị xâm phạm và quyết định ngày, tháng, năm cụ thể để tiến hành khảo sát giá.
Bước 5: Phối hợp với chính quyền các cấp có liên quan tại địa phương nơi tài sản bị xâm phạm để khảo sát giá.
Bước 6: Lựa chọn đối tác khảo sát: Chọn những đối tác cụ thể để thu thập số liệu như: cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, cá nhân tổ chức có am hiểu từng loại tài sản bị xâm phạm hay tài sản tương đương, các đại lý, cửa hàng, trung tâm thương mại, nguyên đơn và bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Bước 7: Thu thập các mức giá của tài sản bị xâm phạm:
- Việc thu thập các mức giá trên thị trường của tài sản phải tuân thủ theo Khoản a, Điểm 2, Mục II, Thông tư này.
- Thu thập các mức giá (trên thị trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, tại hồ sơ kèm theo tài sản) phải đúng mẫu biểu kèm theo Thông tư này.
- Thu thập các mức giá phải được thực hiện ít nhất là 03 phiếu điều tra cho một vụ việc yêu cầu định giá.
Bước 8: Tổng hợp số liệu thu thập được, làm văn bản báo cáo cụ thể để trình Hội đồng định giá tài sản.
4. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng định giá tài sản:
a- Quyền của Hội đồng định giá tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP; Hội đồng có quyền yêu cầu cơ quan tố tụng, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin bằng văn bản về tài sản cần định giá trong thời gian cần thiết để đảm bảo định giá đúng thời gian theo yêu cầu.
b- Nghĩa vụ của Hội đồng định giá tài sản thực hiện theo Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP và các quy định sau:
- Tổ chức triển khai khảo sát giá tài sản bị xâm phạm theo đúng các bước quy định tại Thông tư này.
- Thực hiện định giá tài sản theo đúng thời hạn được yêu cầu; trong trường hợp cần có thêm thời gian để thực hiện định giá phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu định giá biết chậm nhất là ba ngày (03 ngày) kể từ ngày nhận được yêu cầu định giá và trong trường hợp này thì thời hạn định giá là ngày theo đề nghị của Hội đồng định giá tài sản.
- Hội đồng định giá tài sản phải thông báo trước, kịp thời bằng văn bản tới các thành viên Hội đồng về nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm các phiên họp và nội dung các vụ việc liên quan.
5. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản:
a- Quyền của thành viên Hội đồng định giá tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP và các quy định sau:
- Có quyền từ chối tham gia định giá tài sản trong trường hợp các tài liệu, thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc có lý do chính đáng khác.
- Được hưởng bồi dưỡng vật chất theo quy định tại Thông tư này.
b- Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP; thành viên Hội đồng phải trực tiếp thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc định giá như xem tài sản, tiến hành khảo sát giá.
Việc định giá lại tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Định giá lại tài sản trong trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có nghi ngờ về kết quả định giá được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ, cơ sở nghi ngờ một cách khách quan và thuyết phục.
- Định giá lại trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại (định giá lại lần 2), thực hiện khi kết luận định giá lại khác với kết luận định giá lần đầu.
- Việc định giá lại do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện: Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản ở cấp huyện định giá lần đầu; Hội đồng định giá tài sản ở trung ương định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh định giá lần đầu.
- Chí phí định giá tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí định giá tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn và quy định tại Thông tư này.
- Chi công tác phí, chi tổ chức các buổi họp của Hội đồng định giá tài sản: theo mức chi quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hoá quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
- Chi làm việc ngoài giờ có liên quan đến công việc của Hội đồng định giá tài sản: thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức viên chức.
- Chi thực hiện công tác khảo sát giá: theo mức chi quy định tại Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước.
- Chi văn phòng phẩm, in tài liệu, chi phí lưu trữ và tổ chức thông tin về giá phục vụ công tác định giá tài sản...thanh toán trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp pháp hợp lệ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Tài chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận : | KT. BỘ TRƯỞNG |
Tên tài sản bị xâm phạm:
Các thông số kỹ thuật cơ bản của tài sản bị xâm phạm:………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
Địa bàn khảo sát: Thị trấn (xã)……..Quận (huyện)………….Thành phố (Tỉnh) ………………….
Tên cơ sở bán hàng:…………..............Địa chỉ:…………………………………………………….
Đơn vị tính: 1000đ/…..
STT | Tên tài sản khảo sát | Tài sản cùng loại hay tương đương | Các thông số kỹ thuật của tài sản | Giá bán của tài sản tại thời điểm tài sản bị xâm phạm | Ngày tháng năm bán hàng | Ghi chú | ||
Giá bán buôn | Giá bán lẻ | |||||||
Xác nhận của cơ sở bán hàng Chữ ký của cán bộ khảo sát giá
PHIẾU KÊ KHAI TÀI SẢN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI VÀ XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
Họ và tên người bị hại:
Địa chỉ: Xã (Thị trấn )….. huyện (Quận)…………. Tỉnh (Thành phố) ……………………
STT | Tên tài sản bị xâm phạm | Các thông số kỹ thuật của tài sản | Giá mua của tài sản (1000đ/…..) | Ngày tháng năm mua | Ghi chú |
Xác nhận của người làm chứng Chữ ký của chủ sở hữu
- 1Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2000
- 2Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 3Thông tư 43/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 5Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 43/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2000
- 2Thông tư 114/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ Ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
- 3Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 5Thông tư 118/2004/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 26/2005/NĐ-CP về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Thông tư 55/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 26/2005/NĐ-CP về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 55/2006/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/06/2006
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 4 đến số 5
- Ngày hiệu lực: 20/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra