Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 547-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1958 |
VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG CÔNG NHÂN, CÁN BỘ CẢI TIẾN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Kính gửi: | - Các Bộ, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Ngân hàng quốc gia Việt Nam |
Miền Bắc nước ta hiện nay đang ở trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân rất to lớn và khẩn trương. Công nghiệp quốc doanh là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, là cơ sở vật chất quan trọng nhất của sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp đang tiến nhanh, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đang trên đà phát triển, đòi hỏi công nghiệp phải nâng cao hơn nữa sức sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh, đẩy mạnh hơn nữa tốc độ xây dựng mới, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch Nhà nước để phục vụ kịp thời và thúc đẩy nông nghiệp tiến tới.
Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, các xí nghiệp quốc doanh đã thu được những thành tích quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Việc quản lý sản xuất ở các xí nghiệp đã dần dần đi vào nề nếp và bước đầu thực hiện hạch toán kinh tế. Nhưng việc quản lý xí nghiệp nói chung còn nhiều thiếu sót, vấp váp, luôn luôn gặp khó khăn; nhiều xí nghiệp không đảm bảo hoàn thành kế hoạch, công tác xây dựng cơ bản phát triển chậm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do trình độ chính trị, tư tưởng, năng lực quản lý của cán bộ, công nhân ở các xí nghiệp, công trường, nông trường, và các cơ quan quản lý cấp trên chưa được nâng cao. Lãnh đạo còn chưa thật sự nắm công tác chính trị và tư tưởng làm động cơ thúc đẩy toàn bộ hoạt động của xí nghiệp, thúc đẩy công tác chuyên môn và kỹ thuật, chưa thật sự dựa vào giai cấp công nhân, phát huy mạnh mẽ tinh thần tích cực cách mạng và lao động sáng tạo của công nhân, cán bộ viên chức. Trong công nhân, tuy có sẵn truyền thống đấu tranh anh dũng đánh đổ đế quốc, phong kiến và lao động sáng tạo, nhưng vì còn bị ảnh hưởng tư tưởng xấu của chế độ cũ, một số công nhân tỏ ra thiếu ý thức trách nhiệm, ý thức làm chủ xí nghiệp, làm chủ Nhà nước. Việc quản lý đương bị ràng buộc trong nhiều chế độ, thể lệ, quy tắc, vừa không hợp lý, vừa phiền phức, làm cho bộ máy cồng kềnh và gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho sản xuất.
Những khuyết điểm trên đây một phần do công tác quản lý non kém của các xí nghiệp, công trường, nông trường v .v… phần khác do lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế của các cơ quan quản lý cấp trên. Do đó mâu thuẫn cần giải quyết trong tình hình quản lý xí nghiệp hiện nay là mẫu thuẫn giữa yêu cầu của sức sản xuất không ngừng nâng cao của xí nghiệp xã hội chủ nghĩa không ngừng nâng cao của xí nghiệp xã hội chủ nghĩa với trình độ chính trị và tư tưởng, trình độ quản lý xí nghiệp còn thấp kém của chúng ta.
Để giải quyết mâu thuẫn đó, cần quát triệt nội dung chính trị của luật công đoàn và nghị quyết cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp của Trung ương Đảng để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho công nhân và cán bộ, cần phát động công nhân, cán bộ cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh để đẩy mạnh sản xuất trong khắp các nhà máy, hầm mỏ, công trường, nông trường, lâm trường của Nhà nước.
Đây là cuộc phát động tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên và to lớn trong xí nghiệp quốc doanh, là cuộc vận động về chính trị, tư tưởng và tổ chức rộng khắp, sâu sắc trong công nhân và cán bộ để cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp. Cuộc phát động này nhằm bồi dưỡng tư tưởng của giai cấp công nhân, gột rửa tư tưởng của giai cấp tư sản, và tiểu tư sản, quét sạch những tàn tích của tư tưởng đế quốc và phong kiến còn sót lại, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng quan điểm lao động, chống quan điểm xem khinh lao động chân tay, nâng cao tinh thần làm chủ xí nghiệp và làm chủ Nhà nước, ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật cho công nhân và cán bộ viên chức. Đối với cán bộ, các ngành quản lý cấp trên và các địa phương, phải qua cuộc phát động này mà rèn luyện tư tưởng, nâng cao thêm lập trường giai cấp công nhân, sửa chữa tác phong lãnh đạo và lề lối làm việc.
Nội dung toàn bộ cuộc phát động này là: cải tiến chế độ quản lý hiện nay, xây dựng chế độ quản lý xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, tức là thực hiện đúng tinh thần và nội dung nghị quyết về cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh của Trung ương Đảng và luật công đoàn; cải tiến các chế độ, thể lệ và quy tắc quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật trong xí nghiệp, nâng cao thêm một bước trình độ quản lý sản xuất của tổ chức Đảng. Chính quyền, Công đoàn và Thanh niên, đảm bảo sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ.
Qua tình hình làm thí điểm ở một số xí nghiệp ở Hà nội, Hải phòng, Hòn gay, Nam định và Nghệ an, cán bộ, đảng viên, và quần chúng rất phấn khởi, tin tưởng và tán thành chủ trương, kế hoạch phát động cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Công nhân, cán bộ, đảng viên đã tích cực hăng hái tham gia cuộc phát động và đẩy mạnh sản xuất, đã thành khẩn kiểm điểm công tác, phê bình những khuyết điểm sai lầm của bản thân xí nghiệp và đồng thời cũng đã phát hiện nhiều khuyết điểm của các chế độ, thể lệ và quy tắc hiện hành trong xí nghiệp làm trở ngại lớn đến việc đảm bảo sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Những khuyết điểm đó không những là khuyết điểm của các Bộ phụ trách quản lý xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường mà còn ít nhiều là khuyết điểm của các Bộ khác và các cơ quan hành chính địa phương.
Để đảm bảo cuộc phát động được tốt, nếu chỉ để xí nghiệp làm một mình thì không đúng và cũng không hoàn toàn giải quyết được vấn đề, mà phải trên dưới phối hợp cùng làm, cùng nhau giải quyết các vấn đề một cách thông suốt, triệt để. Do đó các ngành ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương có quan hệ đến công tác quản lý xí nghiệp quốc doanh cần nghiên cứu và thi hành những điều sau đây:
Việc học tập này kết hợp chặt chẽ với công tác kiện toàn tổ chức và phải tiến hành song song với cuộc phát động tại các xí nghiệp.
Phải bố trí cán bộ theo dõi tình hình phát động ở các xí nghiệp thuộc Bộ mình.
Phải thành khẩn tiếp thu phê bình và nghiên cứu kỹ các đề nghị của xí nghiệp, công trường, nông trường và lâm trường, mạnh dạn và kịp thời nghiên cứu để sửa đổi các chế độ, thể lệ, quy tắc đã ban hành mà xét là trở ngại cho việc quản lý xí nghiệp, trở ngại cho việc quản lý sản xuất, tích cực xây dựng các chế độ, thể lệ, quy tắc quản lý xí nghiệp, sửa đổi tác phong lãnh đạo và lề lối làm việc của Bộ cho thích hợp với chế độ quản lý xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, để tránh tình trạng dưới thông trên mắc. Việc sửa đổi này phải trải qua sự nghiên cứu chu đáo và có sự lãnh đạo chặt chẽ.
Tiếp chỉ thị này, các ông Bộ trưởng các Bộ, ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, ông Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt nam, các Ủy ban Hành chính thành phố, khu và tỉnh cần nghiên cứu kỹ và tổ chức thực hiện ngay ở ngành mình, địa phương mình theo đúng nội dung và yêu cầu trên đây.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Thông tư 547-TTg năm 1958 về việc phát động công nhân, cán bộ cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh do Phủ Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 547-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/12/1958
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra