- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53-TBXH | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1981 |
Sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Quốc Phòng và Bộ Nội vụ, Bộ Thương binh và xã hội phát hành ba loại giấy chứng nhận mới thay cho các loại sổ hoặc giấy chứng nhân cũ, để đổi và cấp cho anh chị em thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và gia đình liệt sĩ.
Việc phát hanh loại giấy chứng nhận mới và đổi giấy chứng nhận lần này là nhằm thống nhất trong cả nước một loại giấy chứng nhận cấp cho từng đối tượng, loại bỏ các sổ hoặc giấy chứng nhận cũ có tính chất địa phương để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo đảm thực hiện tốt các chế đội, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và góp phần đấu tranh chông những hiện tượng tiêu cực gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Đồng thời thông qua việc đổi giấy chứng nhận lần này mà kết hợp kiểm tra chấn chỉnh lại sổ sách đăng ký quản lý từ đơn vị cơ sở (xã, phường) trở lên để thường xuyên nắm được tình hình các đối tượng về số lượng và những nội dung chủ yếu trực tiếp quan hệ đến việc tổ chức thực hiện chính sách, tạo điều kiện chấn chỉnh công tác quản lý đối tượng lên một bước mới.
Để việc đổi giấy chứng nhận cho thương binh và gia đình liệt sĩ lần này được chính xác, nhanh gọn, Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối tượng được đổi giấy chứng nhận lần này gồm:
a. Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh đã được xếp hạng thương tật theo 6 hạng và 8 hạng, đã được cấp sổ thương binh hoặc sổ thương tật dân quân du kích và thanh niên xung phong hạng tạm thời nhưng chưa đến thời hạn khám lại theo quy định.
b. Gia đình liệt sĩ còn thân nhân chủ nhân chủ yếu và đã được cấp sổ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ (kể cả những trường hợp hưởng tuất một lần).
2. Chưa đổi đối với những trường hợp sau đây:
- Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật tạm thời (đã được cấp sổ), nhưng kể từ ngày cấp sổ lần trước đến ngày làm thủ tục đổi giấy chứng nhận lần này đã quá hai năm mà chưa khám lại thương tật theo quy định, thương binh phải tới đăng ký với các Ty, Sở thương binh và xã hội nơi cư trú để được giới thiệu đi khám, giám định lại thương tật và sẽ được xét cấp sau nếu còn đủ điều kiện;
- Những thương binh bị thương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được khám cấp hai sổ thương binh, nhưng đến nay chưa khám gộp để xếp lại tỷ lệ thương tật của hai thời kỳ. Thương binh phải đăng ký với các Ty, Sở thương binh và xã hội nơi đang cư trú để được giám định xếp lại thương tật (theo tiêu chuẩn 8 hạng) và sẽ được xét đổi giấy chứng nhận mới sau;
- Thương binh hoặc người bị thương hưởng chính sách như thương binh phạm pháp đang trong thời gian chờ xét xử hoặc đã thành án nhưng chưa chả lại quyền công dân thì chưa đổi;
- Gia đình liệt sĩ chỉ có một thân nhân chủ yếu nhưng người đó bị phạm pháp đang chờ xét xử hoặc đang giam giữ thì chưa đổi.
Những trường hợp đang có tố giác không phải là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, không phải là liệt sĩ hoặc không đúng là thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (không kể trường hợp tố giác bằng thư nặc danh) mà chính quyền địa phương (xã, phường) và thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị chưa đổi thì cũng chưa đổi. Các Ty, Sở thương binh và xã hội cùng các cấp chính quyền địa phương và các ngành có liên quan xúc tiến việc thẩm tra xãc minh chậm nhất là sau ba tháng (kể từ ngày địa phương làm thủ tục đổi giấy chứng nhận) phải có kết luận và giải quyết cho đối tượng nếu xét thấy vẫn đủ điều kiện.
Với những trường hợp sau khi đã thẩm tra xác minh kết luận là không đủ tiêu chuẩn thì không đổi và phải thu hồi sổ cũ hoặc giấy chứng nhận cũ.
3. Không đổi đối với những trường hợp sau:
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh phạm tội nặng đã có quyết định tước danh hiệu thương binh thì không được đổi sổ thương binh hoặc sổ trợ cấp thương tật cũ phải được thu hồi;
- Gia đình liệt sĩ đã được cấp sổ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ nhưng nay không còn ai là thân nhân chủ yếu của liệt sĩ thì không đổi và thu hồi sổ cũ, giấy chứng nhận cũ.
II. THỦ TỤC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ tục:
a. Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh phải:
- Ghi tên đăng ký đề nghị đổi giấy chứng nhận với Uỷ ban Nhân dân (xã, phường), hộ khẩu thường trú ở đâu thì đăng ký ở đó. Nếu là cán bộ, công nhân, viên chức, quân nhân tại ngũ thì đăng ký tại cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác;
- Nộp lại sổ cũ để lưu vào hồ sơ. Sổ cũ được xem là hợp lệ để đổi là phải có đủ các yếu tố cần thiết để chuyển sang giấy chứng nhận mới;
- Mỗi người hợp đổi sổ phải có hai ảnh cỡ 3 x 2cm (chụp theo kiểu ảnh chứng minh thư);
- Trường hợp bị mất sổ thì thương binh làm bản kha trình bày rõ lí do, thời gian bị mất, khai thác rõ số sổ, họ, tên, sinh quán, trú quán, có sự xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã (phường) hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị và công an (việc xét cấp do Ty, Sở quyết định).
b. Gia đình liệt sĩ có hộ khẩu thường trú ở đầu thì ghi tên đăng ký đề nghị đổi giấy với Uỷ ban Nhân dân xã (phường) nơi đó.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Thương binh là quan nhân tại ngũ, là công nhân viên quốc phòng đang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì do Bộ Quốc phòng tổ chức đổi. Danh sách đề nghị đổi phải được đăng ký với Bộ Thương binh và xã hội để nhận mẫu giấy chứng nhận mới về cấp cho thương binh.
b. Thương binh đang công tác trong lực lượng công an nhân dân thì do Bộ Nội vụ lập danh sách đăng ký với Bộ Thương binh và xã hội để nhận mẫu giấy chứng nhận mới và tổ chức đổi cho anh chị em.
c. Ngành thương binh và xã hội tổ chức đổi cho gia đình liệt sĩ và thương binh người hưởng chính sách như thương binh đã về gia đình, đang công tác trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đang điều trị, điều dưỡng tại các trạm, trại thuộc ngành quản lý. Biện pháp thực hiện cụ thể như sau:
- Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thủ trưởng các cơ quan từ cấp huyên, quận và tương đương trở lên ghi tên đăng ký, thu lại sổ cũ, đối chiếu với sổ sách hiện quản lý, xác minh kết luận cụ thể những trường hợp có vướng mắc, lập danh sách đề nghị đổi, chưa đổi hoặc không đổi cho các đối tượng nói ở điểm a, b, c, mục 1, phần I thuộc phạm vị quản lý của mình;
- Uỷ ban Nhân dân huyện, quận và tương đương căn cứ vào đề nghị của xã phường và thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp (kể cả các cơ quan tỉnh và Trung ương đóng tại địa phương), xét đề nghị được đổi, chưa đổi, hoặc không được đổi đối với từng trường hợp lập danh sách đề nghị lên tỉnh, thành phố xét cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp đủ điều kiện.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (hoặc Ty, Sở thương binh và xã hội được Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành uỷ quyền) căn cứ vào đê nghị của các huyện, quận đối chiếu với hồ sơ, sổ sách, xem xét lại một lần nữa, sau đó làm mọi thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận mới cho các đối tượng. Đồng thời tiên hành kiểm tra xác minh, kết luận và giải quyết kịp thời những trường hợp còn vướng mắc mà địa phương đề nghị chưa đổi hoặc không đổi nói ở các điểm b, c, mục 1, phần I.
III. THỜI GIAN TIẾN HÀNH, GIÁ TRỊ HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CŨ VÀ MỚI
1. Thời gian tiến hành việc đổi giấy chứng nhận thương binh và gia đình liệt sĩ trong cả nước bắt đầu từ ngày ban hành thông tư này và kết thúc vào ngày 31/12/1982.
2. Các loại giấy chứng nhận mới đổi và cấp cho thương binh và gia đình liệt sĩ hoàn toàn có giá trị như các loại sổ hoặc giấy chứng nhận cũ và có hiệu lực kể từ ngày ban hành thông tư này.
Đồng thời trong năm 1982, các loại sổ hoặc giấy chứng nhận cũ vẫn còn có giá trị đối với những trường hợp chưa được đổi, nhưng đến hết ngày 31/12/1982 thì tất cả các loại sổ hoặc giấy chứng nhận cũ đều không còn giá trị nữa (trừ một trường hợp đặc biệt như do yêu cầu chiến đấu, hoặc vì công tác ở nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận của đơn vị, cơ quan mà thương binh đang công tác xác nhận kèm theo sổ cũ và giấy chứng nhận cũ.
Kinh phí làm thủ tục đổi giấy chưng nhận cho những đối tượng thương binh gia đình liệt sĩ thuộc ngành thương binh và xã hội quản lý và trả trợ cấp thì được Bộ Thương binh và xã hội đài thọ. Mỗi một trường hợp đổi giấy chứng nhận được chi bảy mươi xu (0,70đ). Các Ty, Sở thương binh và xã hội làm dự trù kinh phí chi và quyết toán với Bộ.
Nhận được thông tư này các Ty, Sở thương binh và xã hội cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách khẩn trương bảo đảm hoàn thành và đổi giấy chứng nhận đúng thời gian quy định, không để ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy chế, chính sách, gây phiền hà cho đối tượng.
Nguyễn Kiện (Đã Ký) |
- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Thông tư 53-TBXH-1981 hướng dẫn đổi giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và gia đình liệt sĩ do Bộ Thương binh và xã hội ban hành
- Số hiệu: 53-TBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/1981
- Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Kiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 24/12/1981
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực