BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2018/TT-BCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VỀ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí;
Căn cứ Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chương trình, nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí như sau:
Thông tư này quy định chương trình, nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí.
1. Cơ sở kinh doanh khí;
2. Tổ chức cá nhân khác có liên quan.
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở kinh doanh khí hoặc cơ sở tiến hành hoạt động kinh doanh khí, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
b) Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương.
c) Cấp phó người đứng đầu theo quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sở kinh doanh khí.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động trực tiếp liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản, giao nhận, vận chuyển trong lĩnh vực khí của cơ sở.
4. Trường hợp người lao động thuộc đối tượng huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm thì thực hiện huấn luyện theo quy định của pháp luật về huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.
1. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí (trừ Cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng chai (Cửa hàng LPG)) và cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG được quy định tại Phụ lục I.
2. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với Cửa hàng LPG được quy định tại Phụ lục II.
3. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG quy định tại Phụ lục III.
Điều 5. Hình thức và thời gian huấn luyện
1. Hình thức huấn luyện:
a) Huấn luyện lần đầu.
b) Huấn luyện định kỳ hàng năm.
c) Huấn luyện lại: Được thực hiện khi có thay đổi vị trí làm việc, thay đổi công nghệ, khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên, hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.
2. Thời gian huấn luyện lần đầu:
a) Nhóm 1: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
b) Nhóm 2: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
c) Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
3. Thời gian huấn luyện định kỳ: bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
4. Thời gian huấn luyện lại: Bằng thời gian huấn luyện lần đầu.
5. Huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
1. Cơ sở kinh doanh khí hoặc các tổ chức huấn luyện được cơ sở kinh doanh khí thuê huấn luyện chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện.
2. Quy định về kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện.
b) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện, cơ sở kinh doanh khí hoặc tổ chức huấn luyện ban hành quyết định công nhận kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
4. Hồ sơ huấn luyện kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Tài liệu huấn luyện;
b) Danh sách đối tượng huấn luyện với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục IV.
c) Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác;
d) Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn;
đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn theo mẫu tại Phụ lục V (đối với trường hợp tổ chức huấn luyện được cơ sở kinh doanh khí thuê huấn luyện).
5. Cơ sở kinh doanh khí có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khí
1. Tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của cơ sở đảm bảo các quy định về chương trình và nội dung huấn luyện quy định tại Thông tư này.
2. Đảm bảo người huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2019.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực kinh doanh khí.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG VỀ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ (TRỪ CỬA HÀNG LPG VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI LPG)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53 /2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Đối với nhóm 1
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng khí của cơ sở. Nguyên tắc an toàn cơ bản.
3. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
II. Đối với nhóm 2
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng khí của cơ sở. Nguyên tắc an toàn cơ bản.
3. Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí.
4. Giới thiệu sơ bộ hệ thống phân phối khí từ sản xuất, nhập khẩu khí đến nơi tiêu thụ.
5. Các loại thiết bị trong cơ sở:
- Bồn chứa (nếu có);
- Các phụ kiện bồn chứa: Các loại van, đấu nối...;
- Hệ thống thiết bị công nghệ;
- Thiết bị điện phòng nổ trong cơ sở kinh doanh khí: Phân loại vùng nguy hiểm; Sử dụng thiết bị điện phòng nổ.
6. Tóm tắt quy định hiện hành về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh khí.
7. Quy định về an toàn
- Yêu cầu chung
+ Yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn/đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
+ Yêu cầu về kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
+ Quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cán bộ quản lý, công nhân cơ sở kinh doanh khí.
- Quy định về an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí và các hoạt động của cơ sở kinh doanh khí.
- Quy định về khoảng cách an toàn.
- Quy định đối với lắp đặt, vận hành bồn chứa (nếu có).
- Quy định đối với hệ thống đường ống.
- Quy định về nối đất.
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường đối với cơ sở kinh doanh khí (nếu có).
8. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
9. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
III. Đối với nhóm 3
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí liên quan đến người lao động trong cơ sở kinh doanh khí.
2. Khái niệm và phân biệt các loại khí.
3. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng khí. Quy định về an toàn liên quan đến người lao động.
4. Giới thiệu về thiết bị, quy trình sản xuất, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng khí của cơ sở phù hợp với công việc của người lao động.
5. Các quy trình ứng cứu khẩn cấp; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố, tai nạn; sơ cứu người bị tai nạn; sử dụng, bảo quản, kiểm tra thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố trong cơ sở kinh doanh khí; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo trong tình huống khẩn cấp.
6. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
NỘI DUNG VỀ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI CỬA HÀNG LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53 /2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Đối với nhóm 1, nhóm 2 (cán bộ quản lý cửa hàng LPG)
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ liên quan đến cửa hàng LPG, hoạt động cửa hàng LPG và nhân viên cửa hàng LPG.
2. Khái niệm về LPG. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng LPG. Nguyên tắc an toàn cơ bản.
3. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.
4. Quy định về an toàn cửa hàng LPG
- Yêu cầu chung;
- Yêu cầu đối an toàn về thiết kế và xây dựng;
- Yêu cầu về thiết bị điện;
- Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy;
- Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai LPG tại cửa hàng
- Yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển chai LPG ;
- Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, bàn giao chai chứa LPG cho người sử dụng;
- Các phụ kiện chai chứa LPG; bếp gas và phụ kiện bếp gas;
- Kiểm tra chai chứa LPG khi nhập chai cho cửa hàng.
II. Đối với nhóm 3 (nhân viên cửa hàng LPG)
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn liên quan đến nhân viên cửa hàng LPG.
2. Khái niệm về LPG. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng LPG. Nguyên tắc an toàn cơ bản.
3. Quy định về an toàn đối với nhân viên cửa hàng LPG
- Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai LPG tại cửa hàng
- Yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển chai LPG
- Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, bàn giao chai chứa LPG cho người sử dụng.
- Các phụ kiện chai chứa LPG; bếp gas và phụ kiện bếp gas.
- Kiểm tra chai chứa LPG khi nhập chai cho cửa hàng.
4. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
NỘI DUNG VỀ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53 /2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Đối với nhóm 1
1. Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn liên quan đến cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Quy định về an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG. Yêu cầu về kiểm định và chứng nhận hợp quy với chai LPG.
4. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
II. Đối với nhóm 2
1. Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ liên quan đến cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.
2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.
4. Giới thiệu về cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG và các loại thiết bị trong cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
a) Giới thiệu cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
b) Các loại thiết bị trong cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG:
- Các thiết bị chế tạo
- Các thiết bị kiểm tra gồm:
+ Thiết bị đo chiều dày kim loại, siêu âm mối hàn, chụp Xray;
+ Thiết bị thử bền, thử kín;
+ Thiết bị thử nổ, kiểm tra độ giãn nở thể tích;
+ Thiết bị gia nhiệt khử ứng xuất;
+ Thiết bị làm sạch bề mặt;
+ Thiết bị sơn;
+ Cân khối lượng;
+ Thiết bị đóng dấu;
+ Thiết bị hút chân không...
5. Quy định về an toàn cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG
- Yêu cầu chung
- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG
+ Yêu cầu về trang thiết bị;
+ Yêu cầu về nhân sự ;
+ Yêu cầu về quy trình chế tạo và quy trình kiểm tra.
- Yêu cầu về vật liệu chế tạo
- Yêu cầu về dung sai
- Yêu cầu về xử lý nhiệt
- Yêu cầu về thử nghiệm
- Kiểm tra loạt sản phẩm
- Yêu cầu ghi nhãn chai LPG
- Yêu cầu về kiểm định, chứng nhận hợp quy
6. Phân loại, kiểm tra đánh giá chai LPG
7. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
8. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
III. Đối với nhóm 3
1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn liên quan đến người lao động cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.
2. Khái niệm về LPG. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng LPG. Nguyên tắc an toàn cơ bản.
3. Các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong sản xuất.
4. Giới thiệu về thiết bị, quy trình sản xuất, sửa chữa chai LPG và các loại thiết bị trong cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG liên quan đến công việc cụ thể của người lao động.
5. Phân loại, kiểm tra đánh giá chai LPG.
6. Các quy trình ứng cứu khẩn cấp; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố, tai nạn; sơ cứu người bị tai nạn; sử dụng, bảo quản, kiểm tra thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố trong cơ sở; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo trong tình huống khẩn cấp.
7. Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
DANH SÁCH HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53 /2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Tên cơ sở: .....................................................................................
Nhóm huấn luyện: ...................................................................
Thời gian tổ chức huấn luyện: từ ngày ........ đến ngày ................................................................................................................
Người huấn luyện: .........................................
Đơn vị: (tên cơ sở hoặc tổ chức được thuê huấn luyện)........................................
TT | Họ và tên | Ngày sinh | Chức vụ | Đơn vị | Thời gian huấn luyện | Hình thức | Kết quả | Chữ ký | Ghi chú | ||
Lần đầu | Định kỳ | Huấn luyện lại | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng đơn vị[1] (Ký tên, đóng dấu) | Người huấn luyện (ký tên) | Người lập danh sách (ký tên) |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53 /2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
……………………………[2] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………. | ……., ngày … tháng ….. năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ
………………………….[3]
……………………………………2
Căn cứ Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí;
Căn cứ Thông tư số 53/2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Chương trình, nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí;
Căn cứ kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của …………………………………………………………2;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí của: ………………………………………………….2
(Có danh sách đính kèm).
Điều 2. Thời gian huấn luyện từ ngày……tháng……năm……đến ngày…… tháng……..năm …….
Điều 3. ………………………[4] và các học viên được công nhận kết quả huấn luyện có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | ………………………2 |
Danh sách huẤn luyỆn kỸ thuẬT an toàn trong lĩnh vỰc kinh doanh khí
(Ban hành kèm theo Quyết định số …… ngày…. tháng…. năm…..
về việc công nhận kết quả huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí)
Nhóm huấn luyện: ..................
TT | Họ và tên | Ngày sinh | Chức vụ | Đơn vị | Thời gian huấn luyện | Hình thức | Kết quả | Ghi chú | ||
Lần đầu | Định kỳ | Huấn luyện lại | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Thủ trưởng đơn vị huấn luyện (Cơ sở kinh doanh khí hoặc Tổ chức huấn luyện)
[2] Tên đơn vị huấn luyện (Cơ sở kinh doanh khí hoặc Tổ chức huấn luyện)
[3] Thủ trưởng đơn vị huấn luyện (Cơ sở kinh doanh khí hoặc Tổ chức huấn luyện)
[4] Thủ trưởng đơn vị có đối tượng được huấn luyện kỹ thuật an toàn
- 1Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2012 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 2Công văn 2825/VPCP-KTTH thời gian trình Đề án cơ chế kinh doanh khí và phương án giá bán khí theo thị trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 4Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Công văn 2954/BYT-KCB năm 2019 về phúc đáp Công văn 5051/UBND-KGVX về khuyến cáo tác hại khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, lưu hành khí N2O do Bộ Y tế ban hành
- 1Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2012 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 2Công văn 2825/VPCP-KTTH thời gian trình Đề án cơ chế kinh doanh khí và phương án giá bán khí theo thị trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 04/2015/QĐ-TTg Quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 5Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí
- 6Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 7Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Công văn 2954/BYT-KCB năm 2019 về phúc đáp Công văn 5051/UBND-KGVX về khuyến cáo tác hại khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, lưu hành khí N2O do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 53/2018/TT-BCT quy định về chương trình, nội dung về huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 53/2018/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/12/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết