Điều 11 Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 11. Các biện pháp chống dịch
1. Khoanh vùng dịch: Xã có dịch được xác định là vùng dịch; các xã tiếp giáp với xã có dịch được xác định là vùng bị dịch uy hiếp.
2. Chủ tịch UBND huyện huy động các lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan lập các trạm kiểm dịch, chốt kiểm dịch ở các trục giao thông chính xung quanh vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh;
3. Chủ tịch UBND cấp xã huy động các lực lượng thú y, công an và các tổ chức đoàn thể của địa phương tham gia chống dịch. Các biện pháp chống dịch cần tập trung vào những nội dung sau:
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm khoanh vùng, dập dịch, nghiêm cấm xả nước, chất thải từ ổ dịch ra ngoài môi trường;
b) Đối với tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm mà bị bệnh, cần tiến hành thu hoạch ngay. Khi thu hoạch, tuyệt đối không tháo nước để thu tôm. Tôm phải được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, đảm bảo không làm rơi vãi nước trên đường đi; phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi rời khỏi cơ sở nuôi và từ cơ sở chế biến trở về. Hoạt động thu hoạch, chế biến phải tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của Cơ quan quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
c) Đối với tôm nhỏ không thể sử dụng để làm thực phẩm thì phải dùng hóa chất tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y;
d) Các bể, ao/đầm nuôi tôm sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước trong bể, ao/đầm; tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh trong bể, ao/đầm nuôi. Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu huỷ tôm phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, tránh làm phát tán mầm bệnh ra các địa điểm khác;
đ) Tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm, nuôi tôm trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp nhằm phát hiện các trường hợp tôm bị bệnh; trong vòng 1-3 ngày tại phạm vi xã có dịch và các xã liền kề xung quanh cần lập danh sách thống kê các cơ sở nuôi tôm và các cơ sở có tôm bị bệnh để giám sát và thông báo cơ quan quản lý thú y và nuôi trồng thủy sản địa phương.
4. Biện pháp xử lý đối với các bể, ao/đầm nuôi chưa có bệnh trong vùng dịch:
a) Áp dụng các biện pháp nuôi an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi tôm;
b) Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi;
c) Không thay nước, không thả tôm giống bổ sung vào bể, ao/đầm nuôi trong thời gian có dịch bệnh.
5. Chế độ hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh thủy sản gây ra thực hiện theo Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ cấp hỗ trợ hóa chất từ Quỹ dự trữ Quốc gia cho địa phương để dập dịch theo quy định hiện hành.
6. Cục Thú y hướng dẫn loại hoá chất, liều lượng, phương pháp sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi.
Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 52/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/07/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 455 đến số 456
- Ngày hiệu lực: 11/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Một số bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và lây lan trên diện rộng ở tôm nuôi
- Điều 4. Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên tôm
- Điều 5. Áp dụng nuôi tôm, sản xuất tôm giống theo phương pháp an toàn sinh học
- Điều 6. Giám sát, phát hiện bệnh
- Điều 7. Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển