BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 49-TTLB/CB | Hà Nội,ngày 14 tháng 11 năm 1957 |
Chế độ thu viện phí đã ban hành từ lâu, nhưng đến nay, trong việc thi hành hãy còn nhiều mắc mứu và thiếu sót.
Đối với cán bộ, công nhân viên, nhiều cơ quan, công trường hãy còn dây dưa chưa thanh toán xong viện phí, gây khó khăn cho bệnh viện trong việc quyết toán thu chi. Hầu hết là thanh toán rất chậm.
Đối với nhân dân, nhiều bệnh nhân có khả năng nhưng vẫn được giới thiệu và được xếp là bệnh nhân nghèo, thậm chí có bệnh nhân có tiền gửi bệnh viện nhưng vẫn được miễn viện phí. Việc đài thọ của công quỹ như vậy thật là không hợp lý.
Tình trạng trên đây đã ảnh hưởng nhiều đến ngân sách và do đó, đến việc phát triển của công tác y tế.
Vì vậy, Liên bộ Y tế - Tài chính quy định lại chế độ thu viện phí như sau:
1) Bệnh viện sẽ thu tiền ăn, tiền bồi dưỡng theo thông tư số 2796-PQC ngày 25-08-1956 của Bộ Nội vụ, còn tiền thuốc, từ nay sẽ thu theo thực chi.
3) Khi cán bộ đã được thu nhận vào nằm bệnh viện rồi, thì cơ quan phải dự trù kinh phí để trả viện phí hàng tháng theo giấy đòi của bệnh viện (chớ không đợi đến khi cán bộ ra viện rồi mới thanh toán như trước nữa). Phần còn lại sẽ thanh toán nốt khi cán bộ ra viện.
Như vậy, đối với bệnh viên, cơ quan phải chịu trách thanh toán tất cả viện phí gồm: tiền ăn, tiền bồi dưỡng và tiền thuốc (còn phần cán bộ phải trả tiền ăn thì cơ quan sẽ trừ vào lương).
4) Đối với các khoản viện phí còn dây dưa đến nay, các cơ quan có trách nhiệm thanh toán ngay với bệnh viện. Nếu có trở ngại gì, cần liên hệ gấp với bệnh viện và Bộ Tài chính để giải quyết.
II. - ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHÂN DÂN
1) Chia làm ba trường hợp như sau:
a) Bệnh nhân có khả năng: sẽ trả tiền ăn (kể cả tiền bồi dưỡng, nếu có) và tiền thuốc theo thực chi.
b) Bệnh nhân có ít khả năng: sẽ trả tiền ăn (và tiền bồi dưỡng nếu có); còn tiền thuốc sẽ do công quỹ đài thọ.
c) Bệnh nhân không có khả năng: công quỹ sẽ đài thọ cả tiền ăn và tiền thuốc. Trường hợp thật cần thiết, do y sĩ điều trị quyết định, có thể bồi dưỡng từ 400đ đến 600đ, khoản chi này cũng do công quỹ đài thọ.
2) Việc đài thọ cho bệnh nhân có ít khả năng và không có khả năng, sẽ do ngân sách tỉnh hay thành phố chịu (Kinh phí cứu tế xã hội).
Đối với bệnh viện trung ương, địa phương giới thiệu bệnh nhân sẽ chịu trách nhiệm thanh toán viện phí theo thực chi và theo giấy đòi của bệnh viện.
3) Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố sẽ tùy tình hình cụ thể của địa phương mình (tình hình sinh hoạt và bệnh tật trong nhân dân, khả năng ngân sách...) mà dự trù hàng năm kinh phí cứu tế bệnh nhân nghèo.
Việc nhận xét về khả năng đài thọ của bệnh phải được thận trọng, có cân nhắc và sát thực tế (không nên chỉ căn cứ vào thành phần...), cốt làm sao bảo đảm việc đài thọ của công quỹ được hợp lý, đúng chính sách, và cũng không làm trở ngại cho việc chữa chạy cho nhân dân.
4) Việc giới thiệu bệnh nhân, phải theo đúng mẫu và thể thức do Bộ Y tế quy định.
Để có đủ thì giờ chuẩn bị, thông tư này sẽ thi hành kể từ 01 tháng 01 năm 1958.
Một công văn của Bộ Y tế sẽ hướng dẫn việc thi hành.
Những quy định trước đây, trái với thông tư này, đều bãi bỏ.
Trong khi thi hành, bệnh viện sẽ có thêm một số công tác về thanh toán thuốc theo mực chi; những bệnh viện nào nhiều bệnh nhân mà không khắc phục được thì sẽ phản ảnh về Liên bộ giải quyết vấn đề biên chế sau.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Thông tư 49-TTLB/CB năm 1957 về chế độ thu viện phí do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 49-TTLB/CB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/11/1957
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
- Người ký: Hoàng Tích Trí, Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 01/01/1958
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định