Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2013/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO 03 NGHỀ: BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ, VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP, CỐT THÉP - HÀN

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho 03 nghề: Bán hàng trong siêu thị, Vận hành máy nông nghiệp, cốt thép - Hàn như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề các nghề: Bán hàng trong siêu thị, Vận hành máy nông nghiệp, Cốt thép - Hàn; để áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Bán hàng trong siêu thị” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Vận hành máy nông nghiệp” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Cốt thép - Hàn'’ (Phụ lục 3).

Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này; hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề cho 03 nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Bán hàng trong siêu thị

Mã nghề: 40340118

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình và phương thức thực hiện bán hàng trong siêu thị;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về khoa học hàng hóa;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về quảng cáo, tiếp thị hàng hóa trong siêu thị;

+ Xác định được quy trình cơ bản về trưng bày, bảo quản hàng hóa trong siêu thị;

+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ trong siêu thị;

+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình kiểm kê hàng hóa trong siêu thị;

+ Nhận biết được các quy trình sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị.

- Kỹ năng:

+ Giao tiếp, tư vấn, chăm sóc được khách hàng;

+ Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong nghiệp vụ bán hàng;

+ Thiết kế và tổ chức được chương trình quảng cáo hàng hóa;

+ Làm được công việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị;

+ Lựa chọn phương pháp hợp lý để bố trí các gian hàng, các loại hàng hóa theo không gian được thiết kế trong siêu thị;

+ Sử dụng được các biện pháp và quy trình bảo quản hàng hóa trong siêu thị;

+ Xuất và nhập được hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;

+ Xây dựng được trình tự kiểm kê bàn giao ca bán hàng;

+ Lập và quản lý được chứng từ, báo cáo bán hàng;

+ Tổ chức thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng, quy trình của nghiệp vụ thu ngân;

+ Làm được nội dung công việc của một ca bán hàng;

+ Làm được công việc vận chuyển hàng hóa trong siêu thị và cho khách hàng;

+ Làm được công việc vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ tại nơi làm việc;

+ Sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị;

+ Sử dụng được các công cụ, phần mềm trong bán hàng trực tuyến;

+ Hướng dẫn được những người có trình độ sơ cấp nghề;

+ Biết tổ chức làm việc nhóm trong hoạt động bán hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh,...

+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Bán hàng trong siêu thị”, học sinh sẽ làm việc tại:

- Tổ thị trường; tổ bán hàng; tổ thu ngân; tổ trưng bày hàng hóa, tổ quảng cáo; tổ giám sát; tổ thu mua; tổ lễ tân - quan hệ chăm sóc khách hàng; tố nhập liệu, tổ giao nhận; tổ kho... trong các siêu thị, trung tâm thương mại.

- Mở các cửa hàng tiện lợi; mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn do bản thân đăng ký hoạt động kinh doanh;

- Làm việc tại các doanh nghiệp thương mại.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 70 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ; (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 514 giờ; Thời gian học thực hành: 1286 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MĐ/MH

Tên mô đun, môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các mô đun, môn học đào tạo nghề bắt buộc

1400

402

929

69

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

435

227

182

26

MH 07

Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại

30

20

8

2

MH 08

Kinh tế thương mại cơ bản

45

25

17

3

MH 09

Tâm lý học kinh doanh

45

22

21

2

MH 10

Marketing thương mại

60

40

16

4

MH 11

Tổng quan về siêu thị

45

25

17

3

MH 12

Thương phẩm học

75

40

32

3

MĐ 13

Tin học văn phòng

75

15

55

5

MH 14

Thương mại điện tử căn bản

30

20

8

2

MH 15

An toàn vệ sinh lao động

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

965

175

747

43

MĐ 16

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

75

15

55

5

MĐ 17

Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị

60

15

42

3

MĐ 18

Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị

60

15

42

3

MĐ 19

Kỹ thuật trưng bày hàng hóa

75

20

50

5

MĐ 20

Kỹ thuật bảo quản hàng hóa

60

15

42

3

MĐ 21

Nghiệp vụ xuất và nhập hàng hóa trong siêu thị

75

20

50

5

MĐ 22

Nghiệp vụ bán hàng trong siêu thị

135

35

91

9

MĐ 23

Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng

75

20

50

5

MĐ 24

Sử dụng phần mềm và thiết bị bán hàng

90

20

65

5

MĐ 25

Thực tập tốt nghiệp

260

0

260

0

Tổng cộng

1610

508

1016

86

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý, thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 26

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

30

15

13

2

MĐ 27

Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán hàng

135

40

90

5

MĐ 28

Hành vi người tiêu dùng

45

10

33

2

MĐ 29

Khởi sự doanh nghiệp

45

15

27

3

MĐ 30

Nghiệp vụ bán hàng điện máy

70

17

50

3

MĐ 31

Siêu thị trực tuyến

75

15

55

5

MH 32

Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại

60

30

27

3

MH 33

Quản trị mua hàng và lưu kho

60

30

27

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định;

- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như danh mục sau:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 26

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

30

15

13

2

MĐ 27

Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán hàng

135

40

90

5

MĐ 28

Hành vi người tiêu dùng

45

10

33

2

MĐ 29

Khởi sự doanh nghiệp

45

15

27

3

MĐ 30

Nghiệp vụ bán hàng điện máy

70

17

50

3

MĐ 31

Siêu thị trực tuyến

75

15

55

5

Cộng

400

112

268

20

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

hoặc Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 120 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 4 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 6 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

2

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

3

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu

4

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

5

Giáo dục định hướng nghề “Bán hàng trong siêu thị”

Trước, trong và sau đào tạo nghề

4. Các chú ý khác:

Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trung cấp nghề;

- Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý./.

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Nghề: Vận hành máy nông nghiệp

Mã nghề: 40510252

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 26

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Nguội cơ bản,... cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Vận hành máy nông nghiệp;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;

+ Trình bày được các kỹ thuật vận hành đối với tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch;

+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy nông nghiệp;

+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thực hiện vận hành tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;

+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp;

+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;

+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi tổ chức sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành máy nông nghiệp và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;

+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan trước khi tổ chức sản xuất;

+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Vận hành được tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Làm được một số kỹ năng cơ bản về nguội phục vụ cho việc sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp;

+ Lựa chọn được phương án sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp;

+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thực hiện sản xuất nông nghiệp và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;

+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc vận hành máy nông nghiệp;

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng.

+ Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;

+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy nông nghiệp, học sinh sẽ hành nghề tại:

+ Liên hợp máy làm đất, máy gieo trồng, máy thu hoạch chăm sóc, máy nông nghiệp, máy xúc, máy chế biến bảo quản trên đồng ruộng, nông trường và tại các xưởng chế biến, bảo quản.

+ Phụ trách các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng thông thường các loại máy nông nghiệp; phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp.

+ Làm việc tại các nhà máy chế tạo máy nông nghiệp.

+ Tự tạo việc làm cho mình và người khác.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2022 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 174 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các mô đun, môn học đào tạo nghề: 1812 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1412 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 453 giờ; Thời gian học thực hành: 1359 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔ ĐUN, MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

Mã MĐ/MH

Tên mô đun, môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các mô đun, môn học đào tạo nghề bắt buộc

1412

389

969

54

II.1

Các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở

300

154

130

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

30

20

8

2

MH 08

Cơ ứng dụng

30

23

5

2

MH 09

Điện kỹ thuật

30

23

5

2

MH 10

Vật liệu học

30

20

8

2

MH 11

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MH 12

Kỹ năng giao tiếp

30

18

10

2

MĐ 13

Hàn cơ bản

80

20

58

2

MĐ 14

Nguội cơ bản

40

10

28

2

II.2

Các mô đun, môn học chuyên môn nghề

1112

235

839

38

MĐ 15

Bảo dưỡng động cơ đốt trong

80

24

53

3

MĐ 16

Bảo dưỡng hệ thống điện

60

15

43

2

MĐ 17

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực

60

15

43

2

MĐ 18

Bảo dưỡng gầm máy kéo nông nghiệp

80

24

53

3

MĐ 19

Vận hành máy làm đất

200

50

143

7

MĐ 20

Vận hành máy gieo trồng

80

20

57

3

MĐ 21

Vận hành máy thu hoạch

180

45

129

6

MĐ 22

Thực tập sản xuất

240

30

202

8

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

132

12

116

4

Tổng cộng:

1622

495

1056

71

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1, để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Vận hành máy chăm sóc

80

14

63

3

MĐ 25

Vận hành máy chế biến nông sản

120

16

100

4

MĐ 26

Vận hành máy sấy

96

16

77

3

MĐ 27

Vận hành máy xúc

160

20

135

5

MĐ 28

Vận hành máy ủi

120

16

100

4

MĐ 29

Sửa chữa những hư hỏng thông thường máy nông nghiệp

120

16

100

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Tổng thời gian cho các môn học, mô đun tự chọn tối thiểu 400 giờ. Căn cứ vào sự phân bổ thời gian, hiệu trưởng/giám đốc các cơ sở đào tạo nghề cần tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình cơ giới hóa nông nghiệp của vùng miền nơi trường trú đóng và vùng tuyển sinh của cơ sở để chọn các môn học, mô đun tự chọn sao cho đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của nền nông nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 03 trong số 07 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình dạy nghề, cụ thể như sau:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Vận hành máy xúc

160

20

135

5

MĐ 28

Vận hành máy ủi

120

16

100

4

MĐ 29

Sửa chữa những hư hỏng thông thường máy nông nghiệp

120

16

100

4

Tổng cộng

400

52

335

13

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

hoặc trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 120 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 4 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 6 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số nông trường, vùng sản xuất nông nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp,...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5 giờ ÷ 6 giờ và từ 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

Từ 19 giờ ÷ 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ trình độ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trung cấp nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “CỐT THÉP - HÀN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: cốt thép - Hàn

Mã nghề: 40510103

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc trong nghề cốt thép - Hàn (chuẩn bị thi công; gia công các chi tiết cốt thép bằng thủ công, bằng máy; lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đổ tại chỗ, cấu kiện bê tông đúc sẵn; hàn, cắt cốt thép; công việc liên quan) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Biết được cách tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;

+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự toán các công việc của nghề.

- Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật của nghề, chọn được các loại vật liệu;

+ Gia công và lắp dựng được các loại cốt thép bằng phương pháp thủ công;

+ Gia công được các loại cốt thép bằng máy;

+ Lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu thép, bê tông cốt thép;

+ Hàn, cắt được các loại cấu kiện đơn giản đúng yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm và an toàn;

+ Tính toán được khối lượng công việc, dự trù được các loại vật tư, vật liệu;

+ Xử lý được các sai phạm dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu được chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước;

+ Hiểu được kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước và Luật Lao động;

+ Hiểu được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển xây dựng của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có ý thức, trách nhiệm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của công trong học tập lao động sản xuất.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ hợp tác với đồng nghiệp tích cực, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Hiểu được các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong trình độ trung cấp nghề “Cốt thép - Hàn”, học sinh sẽ:

+ Làm thợ thực hiện các công việc trong lĩnh vực cốt thép - Hàn ở các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp kinh doanh cốt thép, Hàn;

+ Tự tổ chức được tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề ”Cốt thép - Hàn”.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 86 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 24 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 520 giờ; Thời gian học thực hành: 1490 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔ ĐUN, MÔN HỌC ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1400

329

994

77

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

147

76

17

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

41

28

6

MH 08

Vật liệu

45

27

15

3

MH 09

Điện kỹ thuật

30

27

0

3

MH 10

Tổ chức sản xuất

15

14

0

1

MH 11

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

17

11

2

MH 12

Tiên lượng dự toán

45

21

22

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1160

182

918

60

MĐ 13

Chuẩn bị thi công

60

12

44

4

MĐ 14

Gia công các chi tiết cốt thép bằng phương pháp thủ công

150

25

115

10

MĐ 15

Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy

150

26

114

10

MĐ 16

Lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đổ tại chỗ

150

37

103

10

MĐ 17

Lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đúc sẵn

110

19

83

8

MĐ 18

Hàn cốt thép

230

34

186

10

MĐ 19

Cắt cốt thép

70

13

53

4

MĐ 20

Các công việc liên quan

80

16

60

4

MĐ 21

Thực tập tốt nghiệp

160

0

160

0

Tổng cộng

1610

435

1081

94

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình;

Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Kỹ thuật xây trát

80

12

64

4

MĐ 23

Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo

85

24

57

4

MĐ 24

Trộn, đổ, đầm bê tông

85

11

70

4

MĐ 25

Lắp đặt mạng điện sinh hoạt

150

30

112

8

MĐ 26

Hàn ống

80

20

52

8

MĐ 27

Gá lắp kết cấu hàn

60

15

41

4

MĐ 28

Nguội cơ bản

60

14

61

MH 29

Lắp mạch điện cơ bản

60

11

44

5

MĐ 30

Hàn điện cơ bản

60

10

46

4

MĐ 31

Hàn, cắt khí cơ bản

60

10

45

5

MĐ 32

Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà

145

15

122

8

MĐ 33

Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh

105

15

88

2

MH 34

Cơ học xây dựng

60

45

11

4

MH 35

Dung sai lắp ghép

45

34

8

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

- Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung;

- Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học, mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 400 giờ.

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định;

- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

Ví dụ có thể chọn 04 mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Kỹ thuật xây trát

80

12

64

4

MĐ 23

Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo

85

24

57

4

MĐ 24

Trộn, đổ, đầm bê tông

85

11

70

4

MĐ 25

Lắp đặt mạng điện sinh hoạt

150

30

112

8

Tổng cộng

400

77

303

20

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 120 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời/ học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 8 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Vào ngoài giờ học hàng ngày.

19 giờ ÷ 21 giờ vào 1 buổi trong tuần.

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý;

Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên trung cấp nghề./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 44/2013/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho 03 nghề: Bán hàng trong siêu thị, Vận hành máy nông nghiệp, Cốt thép - Hàn do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 44/2013/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 211 đến số 212
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản