BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2015/TT-BYT | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA BỆNH VIỆN
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh.
Bộ trưởng Bộ y tế ban hành Thông tư quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.
Thông tư này quy định về nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.
Điều 2. Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:
a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;
b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;
d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);
e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:
d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;
đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.
3. Vận động tiếp nhận tài trợ:
Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.
4. Hỗ trợ nhân viên y tế:
a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.
5. Đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.
6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.
7. Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).
Điều 3. Hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
Căn cứ quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn. giám đốc bệnh viện quyết định thành lập hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập một trong các hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện sau đây:
1. Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện;
2. Tổ Công tác xã hội thuộc Khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Phòng Công tác xã hội
1. Phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc bệnh viện, có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các nhân viên.
2. Phòng Công tác xã hội có Tổ hỗ trợ người bệnh (do Truởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách) đặt ở khoa Khám bệnh của bệnh viện. Ngoài Tổ Hỗ trợ người bệnh, phòng Công tác xã hội còn có các bộ phận nghiệp vụ cần thiết khác.
3. Nhân lực của phòng Công tác xã hội bao gồm các viên chức, nhân viên chuyên ngành công tác xã hội; chuyên ngành truyền thông, y tế hoặc ngành khoa học xã hội khác được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội.
Điều 5. Mối quan hệ phối hợp trong thực hiện công tác xã hội của bệnh viện
1. Phòng, Tổ Công tác xã hội có trách nhiệm phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Mỗi khoa, phòng của bệnh viện phân công một nhân viên y tế tham gia làm cộng tác viên công tác xã hội trong bệnh viện.
3. Các khoa, phòng, đơn vị khác có trách nhiệm giới thiệu người bệnh đến phòng Công tác xã hội hoặc đề nghị phòng Công tác xã hội cử nhân viên đến để trợ giúp, tư vấn cho người bệnh, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về sức khỏe của người bệnh để Phòng, Tổ công tác xã hội hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh.
Điều 6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
1. Phòng, Tổ Công tác xã hội được bố trí phòng làm việc tại vị trí thuận lợi, dễ tiếp xúc với người bệnh trong bệnh viện và được trang bị đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổ Hỗ trợ người bệnh phải được bố trí ở trung tâm của Khoa khám bệnh, ở vị trí người dân dễ nhận biết và dễ tiếp xúc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:
a) Chỉ đạo. hướng dẫn và kiểm tra hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện trong phạm vi toàn quốc;
b) Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện để kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động công tác xã hội tại các bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bệnh viện:
a) Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này:
b) Ban hành, kế hoạch hoạt động hằng năm của bệnh viện về công tác xã hội và tổ chức thực hiện.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1684/QĐ-BHXH năm 2010 thay thế Mẫu số 03 tại Quy định về việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo Quyết định 139/QĐ-BHXH do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Thông báo 3643/TB-BHXH về Nghị quyết chủ trương, nhiệm vụ thực hiện công tác cán bộ nữ; công tác luân chuyển, điều động cán bộ; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Báo cáo 193/BC-LĐTBXH kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 10 và chương trình công tác tháng 11 năm 2012 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La ban hành
- 4Thông báo 116/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2011-2015 và phương hướng công tác giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 37/QĐ-UBDT Kế hoạch hoạt động của Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Công văn 2546/BTP-PLDSKT năm 2019 vướng mắc khi áp dụng luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
- 1Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1684/QĐ-BHXH năm 2010 thay thế Mẫu số 03 tại Quy định về việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo Quyết định 139/QĐ-BHXH do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Thông báo 3643/TB-BHXH về Nghị quyết chủ trương, nhiệm vụ thực hiện công tác cán bộ nữ; công tác luân chuyển, điều động cán bộ; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Báo cáo 193/BC-LĐTBXH kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 10 và chương trình công tác tháng 11 năm 2012 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La ban hành
- 6Thông báo 116/TB-VPCP năm 2016 về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2011-2015 và phương hướng công tác giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 37/QĐ-UBDT Kế hoạch hoạt động của Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Công văn 2546/BTP-PLDSKT năm 2019 vướng mắc khi áp dụng luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của Bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 43/2015/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết